Nợ xấu theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh cần thơ (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG

4.3.4.2. Nợ xấu theo thời hạn

Nợ xấu ngắn hạn

Qua bảng 10, ta thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm phần lớn bởi vì đa số các

khoản vay của Ngân hàng là khoản cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi nhanh

đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Đối tượng chính của Ngân hàng là các Triệu đồng

doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế và xã hội thực tiễn. Do đó, trong khoảng thời gian sau năm khủng

hoảng thế giới năm 2008 kinh tế Việt Nam đã dần phục hồi bởi vì vào năm 2009 Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu gần 8 tỷ USD, sang năm 2010 Chính phủ lại tiếp tục dùng đến gói kích cầu thứ 2 để giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định trở lại và đã đạt được kết quả khả quan, GDP của Việt Nam 2010 đạt 104,6 tỷ

USD cao hơn năm 2009 là 13 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng GDP là 6,78% cao hơn mục tiêu đề ra là 6,5%. Kinh tế tăng trưởng ổn định cùng với những chính

sách quản lý hiệu quả của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức

kinh tế phát triển và góp phần tăng lợi nhuận đặc biệt là ngành ngân hàng. Vì thế góp phần giảm nợ xấu cho Ngân hàng, năm 2010 nợ xấu ngắn hạn tại Ngân hàng ở mức 534 triệu đồng giảm 629 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ

54,08%. Lấy được đà phát triển đó các tổ chức đã khơng ngưng nâng cao sản xuất và mở rộng kinh doanh trong năm 2011, theo Sở Công Thương Cần Thơ năm 2011 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Thành phố đạt 1,3 tỷ USD vượt 24,5% kế hoạch năm và tăng 16,4% so với năm 2010. Nhờ đó các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động có lãi nên các khoản vay ngắn hạn được thu hồi đúng hạn, lượng nợ xấu tại Ngân hàng lại được cắt giảm, năm 2011 nó tiếp tục giảm 14,98% so với năm

2010 tương đương số tiền giảm là 80 triệu đồng.

Nhưng bước sang năm 2012 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, giá cả nguyên vật liệu tăng cao nhưng giá cả hàng hoá lại bấp bênh, thiên tai dịch bệnh thì xảy ra nhiều hơn, làm cho hoạt động kinh doanh sản xuất

của doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn, họ chỉ hoạt động cầm chừng và mong chờ vào các gói cứu trợ từ Nhà nước, vì thế Ngân hàng khơng thể thu hồi

được nợ đúng hạn làm sao nợ xấu ngắn hạn tại Ngân hàng tăng lên. Tính đến cuối

tháng 6 năm 2012 nợ xấu ngắn hạn tại Ngân hàng ở mức 512 triệu đồng tăng 271 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, và nó có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012 Trung, dài hạn Ngắn hạn

HÌNH 15: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 2009 – 6T/2012

Nợ xấu trung và dài hạn

Mặc dù nợ xấu trung và dài hạn chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nợ xấu của Ngân hàng nhưng nó cũng góp phần tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng và giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng, vì nó thường có rủi ro cao, khó quản lý và có tính thanh khoản thấp nên Ngân hàng thường hạn chế đối với

khoảng vay này. Cũng như nợ xấu ngắn hạn trong giai đoạn năm 2009 – 2011 nợ xấu này có xu hướng giảm nhưng với tốc độ khơng đều. Cụ thể là năm 2010 giảm 84,25% so với năm 2009, đạt 120 triệu đồng, đến năm 2011 tiếp tục giảm 20 triệu

đồng ứng với tỷ lệ 16,67%. Khoản vay trung và dài hạn có thời hạn trên 1 năm trở

lên và được chia thành nhiều kì để trả nợ nên trong giai đoạn 2009 – 2011 các

thành phần kinh tế hoạt động có lợi nhuận để đã thanh tốn nợ cho Ngân hàng góp phần giảm nợ xấu và điều đó chứng tỏ Ngân hàng hoạt động tín dụng ngày càng

hiệu quả. Nhưng trong vòng 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu này đạt 206 triệu đồng, tăng 131,46% tương đương 117 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên

nhân, do ảnh hưởng của nền kinh tế nên các thành phần kinh tế trong thời gian này hoạt động khơng đạt hiệu quả, vì thế đã khơng thể trả nợ kịp thời cho Ngân hàng

đúng như đã cảm kết, vì vậy nợ xấu của Ngân hàng tăng lên.

Nhìn chung, tình trạng nợ xấu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả

năng cho vay của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ. Đối với hoạt động cho vay

của bất kỳ ngân hàng nào thì nợ xấu cũng là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên

Triệu đồng

Ngân hàng luôn hạn chế đến mức thấp nhất. Mặc dù trong giai đoạn 2009 – 2011 Ngân hàng đã giảm thiểu được nợ xấu. Song hiện nay kinh tế đang có dấu hiệu

tiêu cực làm cho các cá nhân cũng như doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì thế họ khó có thể trả nợ đúng hạn như đã cam kết và lo ngại vào cuối năm 2012 tình hình nợ xấu sẽ tiếp tục gia tăng. Để hạn chế tối đa nguy cơ nợ xấu và có biện pháp xử lý đúng đắn, Ngân hàng phải nắm bắt được tình hình hoạt động của khách hàng

vay vốn, kiểm soát chặt chẽ trong việc cho vay. Vấn đề đặt ra lúc này là chất

lượng tín dụng lên hàng đầu, giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng bền vững dù dung

lượng tăng trưởng tín dụng cịn cao để đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh cần thơ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)