PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh cần thơ (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Trong phần trên như đã phân tích thì cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân

hàng đã có những diễn biến tốt. Nhìn chung doanh số cho vay, doanh số thu nợ đều có sự tăng trưởng qua 3 năm 2009 - 2011và 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ nợ

xấu thì giảm trong giai đoạn 2009 – 2011, nhưng đầu năm 2012 nợ xấu có tăng

nhưng giữ được độ an toàn. Để đánh giá cụ thể hơn chất lượng tín dụng của Ngân hàng ta tiến hành phân tích sau các chỉ tiêu sau được thể hiện qua bảng 11

BẢNG 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ (2009 – 6T/2012)

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 6T/2012 1.Vốn huy động Triệu đồng 1.189.725 1.767.541 2.220.097 1.746.848 2.DSCV Triệu đồng 3.980.911 6.111.874 8.376.707 4.034.102 3.DSTN Triệu đồng 3.424.984 5.100.527 7.917.143 4.207.629 4.Dư nợ Triệu đồng 1.243.070 2.254.417 2.713.981 1.887.643 5.Nợ xấu Triệu đồng 1.925 654 454 718

6.Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.247.365 1.748.743,5 2.484.199 2.300.812

Dư nợ/ VHĐ (4/1) Lần 1,04 1,28 1,22 1,08

Hệ số thu nợ (3/2) % 86,04 83,45 94,51 104,30 Nợ xấu/ Dư nợ (5/4) % 0,15 0,03 0,02 0,04 Vòng quay vốn (3/6) Vòng 2,75 2,92 3,19 1,83

Dư nợ / Vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân

hàng trong việc cho vay, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

Qua bảng 11, ta thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của Ngân hàng luôn lớn hơn một và biến động không đều qua các năm. Năm 2009 chỉ tiêu này là 1,04 lần, nghĩa là bình quân 1,04 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, điều này cho thấy nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng đã đáp ứng đủ cho nhu

cầu tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng, công tác huy động vốn của Ngân hàng

đã đạt được kết quả tốt trong năm 2009. Nhưng sang năm 2010 chỉ tiêu này tăng

lên và đạt mức 1,28 lần, nghĩa là bình quân 1,28 đồng dư nợ chỉ có 1 đồng vốn

huy động tham gia. Qua đó ta thấy được nhu cầu tín dụng ngày càng tăng cao

nhưng lượng vốn huy động tại chỗ không thể đáp ứng đủ do đó cần đến nguồn vốn

điều chuyển từ Hội sở, điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì

chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn chi phí sử dụng vốn huy động. Đến năm 2011 chỉ số này có giảm nhẹ xuống cịn 1,22 lần, cho thấy cơng tác huy động vốn của Ngân hàng được nâng lên. Sang đến 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này ở mức 1,08 lần. Tuy nguồn vốn huy động đã có sự tăng trưởng trong thời gian gần đây

nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng còn phụ thuộc vào vốn

điều chuyển từ Hội sở. Trong hoạt động của Ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng là

nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, mang lại thu nhập chính của Ngân hàng. Vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải hết sức cố gắng hơn nữa trong công tác huy động vốn tại chỗ để vừa có thể nâng lợi nhuận, vừa chủ động được nguồn cung tín dụng tránh phụ

thuộc vào nguồn vốn điều chuyển góp phần nâng cao tăng trưởng tín dụng và giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.

Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay)

Hệ số này dùng để đánh giá công tác thu hồi nợ của Ngân hàng qua từng thời kỳ nhất định. Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng

tốt. Hệ số này bị tác động bởi 2 nhân tố doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Qua các năm ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn ở mức khá cao (trên 80%) cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng khá hiệu quả, cụ thể là năm 2009 hệ số này đạt 86,04% sang năm 2010 nó có giảm xuống nhưng vẫn đạt 83,45% bởi vì vào năm này doanh số cho vay tăng đột biến và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ

tăng của doanh số thu nợ, đến năm 2011 tăng lên và đạt 94,51%, trong 6 tháng đầu năm 2012 hệ số này đạt 104,30%. Điều này được lý giải là do kinh nghiệm, khả

năng làm việc của cán bộ tín dụng đã được nâng cao, phát huy hiệu quả trong việc thu nợ trong tình hình khó khăn của kinh tế, thiện chí trả nợ của người đi vay, thu

được các món vay quá hạn lúc trước của khách hàng. Đồng thời, do thời gian gần đây Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, nên khả năng thu nợ nhanh và dễ hơn.

Chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng, nếu hệ số này quá thấp cho thấy nợ quá hạn càng nhiều và ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng. Qua đó, ta thấy chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ngày càng được nâng lên.

Vì vậy, để hoạt động tín dụng của Ngân hàng ln được duy trì và phát

triển địi hỏi bản thân Ngân hàng phải ln nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác huy động vốn và cho vay, luôn kết hợp chặt chẽ giữa việc gia tăng doanh số cho vay và công tác thu hồi nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được bảo đảm an toàn, đặc biệt trong nền kinh tế ln biến động khó lường được.

Nợ xấu / Dư nợ

Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng, và có tác động tiêu cực

đến hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng

nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng

khơng đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Nó làm cho nguồn vốn của

ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp

ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân

chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ, nếu chỉ số này càng thấp có nghĩa chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao.

Quả bảng ta thấy chỉ tiêu này của Ngân hàng rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như năm 2009 chỉ tiêu này đạt 0,15%, sang năm 2010 và 2011 giảm xuống có giá trị lần lượt là 0,03% và 0,02%. Bởi vì, trong giai đoạn 2009 – 2011 dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục còn tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng lại giảm liên tục. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được

nâng cao. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng

lên nên hệ số tăng lên ở mức 0,04%, vẫn giữ ở mức thấp khá. Nguyên nhân, do

Ngân hàng tăng cường công tác thu nợ và luôn đạt được kết quả tốt nên tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức an toàn. Tuy nhiên hiện nay kinh tế đang rơi vào khó khăn và tỷ lệ nợ xấu vẫn sẽ tiếp tục tăng lên vì thế để đảm bảo chất lượng tín dụng,

Ngân hàng phải tăng cường công tác quản lý nợ xấu, và giám sát chặt chẽ q trình tín dụng ở mọi khâu từ lúc cấp vốn đến thu hồi nợ.

Vòng vay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định. Vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm có sự gia tăng. Cụ thể là năm 2009 vịng quay vốn tín dụng là 2,75 vòng, sang năm 2010 tăng lên và đạt 2,92 vịng, đến năm

2011 nó lại tiếp tục tăng lên đạt 3,19 vòng. Vòng vay vốn tín dụng tăng ổn định

làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm tăng khả năng luân

chuyển vốn, đáp ứng nhanh nhu cầu vay vốn cho các thành phần kinh tế. Riêng

nửa đầu năm 2012 thì chỉ tiêu này giảm đạt mức 1,83 vòng, nguyên nhân là do tốc

độ doanh số thu nợ chậm vì trong thời điểm này kinh tế đang có chuyển biến tiêu

cực đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nên mới ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần chú ý đến công tác thu nợ để giảm thiểu nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh cần thơ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)