- BHXH Việt Nam chậm xây dựng thiết kế tổng thể về hệ thống CNTT của ngành, do vậy cũng chưa có lộ trình đầu tư hợp lý theo nhiều năm cho ứng dụng CNTT, điều này dẫn đến đầu tư theo từng vụ việc, thiếu định hướng và thiếu đồng bộ, dẫn đến tình trạng chậm phát huy hiệu quả đầu tư;
- Các phần mềm hiện nay mới chỉ hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ, các phần mềm nghiệp vụ này mới hoạt động trong các mạng LAN và thiếu sự liên kết, trao đổi thông tin. Hiện trạng này dẫn đến thông tin trùng lặp cao, dễ bị lợi dụng để trục lợi. Thiếu CSDL tập trung cấp tỉnh, thành phố và Trung ương để phục vụ thống kê, tổng hợp dữ liệu để phục vụ công tác hậu kiểm, tránh trục lợi khi giải quyết chế độ, chính sách;
- Chưa có phần mềm hỗ trợ các hoạt động quản lý văn bản, quản lý công việc và hỗ trợ công tác điều hành nội bộ tại một đơn vị, do vậy ứng dụng CNTT chưa góp phần tăng hiệu quả, năng suất quản lý và điều hành đơn vị, một hành động cần thiết để phục vụ mục tiêu cải cách hành chính của Đảng và Chính phủ.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT (máy chủ, máy PC, mạng LAN, WAN) cịn thiếu trầm trọng và chưa hồn thiện, dẫn tới việc kết nối, trao đổi thông tin chưa thông suốt trong Ngành;
- Ngành chưa có cổng thơng tin điện tử, do vậy chưa đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 như một số ngành khác (ngành Thuế, Hải Quan) đã và đang tiến hành;
việc ứng dụng CNTT. Thực tế là các dự án CNTT thường rất bị động, thời gian thực hiện luôn rất ngắn, do vậy ảnh hưởng nhiều đến tính hệ thống và chuẩn hóa thơng tin điện tử;
- C ơ chế, chính sách, các quy định, hướng dẫn về triển khai ứng dụng CNTT, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT chưa có sức cạnh tranh trong việc thu hút cán bộ CNTT có trình độ khá, giỏi vào làm việc trong Ngành.
- Công tác đào tạo nhân lực CNTT chưa theo kịp yêu cầu cả về số lượng, cơ cấu, loại hình, cấp độ và chất lượng. Năng lực của đội ngũ lao động CNTT còn nhiều bất cập, trình độ tiếng Anh yếu; kiến thức và kỹ năng CNTT thiếu hệ thống, ít được cập nhật; trình độ xây dựng và quản lý các dự án CNTT còn rất hạn chế.
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên:
- Công nghệ thông tin là lĩnh vực mới, có tốc độ phát triển nhanh; việc triển khai ứng dụng CNTT để góp phần đổi mới phương thức, lề lối làm việc là một nhiệm vụ phức tạp, trên quy mô rộng, liên quan đến nhiều khâu công việc, nhiều người, địi hỏi phải có một q trình thực hiện lâu dài.
- Nhận thức về vai trò của CNTT trong cán bộ lãnh đạo các cấp còn chưa đúng tinh thần “CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển”, là “phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu”, mới dừng ở mức chung chung, chưa được thể hiện bằng quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa được cụ thể hoá bằng các chương trình, dự án với các đầu tư tương xứng về nhân lực, thời gian và nguồn lực tài chính.
- Các nỗ lực hiện có chưa ngang tầm nhiệm vụ đặt ra: Chủ trương của Đảng và Nhà nước coi CNTT là “phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước” là một chủ trương đúng đắn và sáng suốt. Để chủ trương này trở thành hiện thực thì các nỗ lực của BHXH Việt Nam đầu tư về tổ chức, nhân sự và kinh phí (xét theo tỷ lệ % đầu tư cho CNTT và Nguồn thu BHXH) cho ứng dụng và phát triển CNTT phải cao hơn hoặc ít ra cũng bằng các Bộ ngành khác như Tổng Cục Thuế, Kho Bạc Nhà Nước.. là những đơn vị có điều kiện tương .
đồng với BHXH.