Nam đến năm 2015
3.1.1. Định hƣớng hoạt động chung của ngành
Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn 2012 2015, Thực hiện Nghị quyết - số 10/NQ CP ngày 24/04/2012 Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động - triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 và phương - - hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 05 năm 2011 - 2015; ngày 29/05/2012, BHXH Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động của Ngành BHXH kèm theo Quyết định số 449/QĐ BHXH triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội - - 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển Ngành 5 năm 2011 2015 cụ 0 - thể như sau:
- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH, BHYT theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT từng bước xây dựng và phát triển vững chắc hệ thống , BHXH nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ An sinh xã hội. Phấn đấu đạt mục tiêu BHYT toàn dân; tiến tới thực hiện chế độ BHXH cho mọi người lao động; BHXH, BHYT phải được triển khai và được tồn dân tham gia vào q trình giám sát quản lý.
- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 35% lực lượng lao động tham gia BHXH và 100% người dân tham gia BHYT.
- Hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ thu BHXH, BHYT được Chính phủ giao hàng năm. Thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời các chế độ BHXH, BHYT.
- Chăm lo thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
khai, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.
- Phục vụ chi trả chế độ cho mọi người tham gia BHXH, BHYT chính xác, thuận tiện và kịp thời. Đặc biệt, đối với các đối tượng trẻ em, người nghèo, hưu trí và người ở vùng sâu, biên giới, hải đảo.
- Thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng rút gọn, nâng cao năng lực chuyên mơn của đội ngũ cơng chức, viên chức tồn Ngành.
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, BHXH Việt Nam xác định thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm với các nội dung chính:
+ Xây dựng và thực hiện các Đề án lớn, tạo tiền đề cơ bản để triển khai nhiệm vụ toàn Ngành gồm 4 nội dung: Xây dựng Chiến lược phát triển Ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT giai đoạn vừa qua, xác định các mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển Ngành giai đoạn 2011 2020 và đề ra các giải pháp chiến lược để hoàn - thành các mục tiêu của Ngành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012; Xây dựng Quy hoạch cơ sở vật chất của Ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Ngành BHXH giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 445/QĐ-BHXH ngày 11/05/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Ngành BHXH giai đoạn 2012 - 2015.
+ Tham gia nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHXH, Luật BHYT trên cơ sở tổng kết đánh giá việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn.
+ Tổ chức chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ thu chi BHXH, BHYT theo kế - hoạch được Chính phủ giao hàng năm trong tồn hệ thống.
+ Tổ chức tham mưu và thực hiện tốt việc quản lý đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH hàng năm.
+ Tăng cường công tác kiểm tra: Tăng số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, thu, chi BHXH, BHYT, chi quản lý bộ
máy; nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm từng bước hạn chế, tiến tới khắc phục có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, đặc biệt là tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động.
+ Thực hiện công tác giám định chi phí khám, chữa bệnh BHYT, có các hình thức và giải pháp quản lý khắc phục việc bội chi quỹ khám, chữa bệnh BHYT, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng quỹ BHYT.
+ Đẩy mạnh cơng tác tun truyền: Đa dạng hóa các hình thức tun truyền, nâng cao nhận thức trong xã hội về Luật BHXH, BHYT trong các đơn vị sử dụng lao động và đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Đổi mới phương thức tuyên truyền để chính sách BHXH, BHYT đến tận người lao động và nhân dân trong cả nước.
+ Cải cách hành chính về cả tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính. Đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đối với các quy trình giải quyết cơng việc tại tất cả các đơn vị trong Ngành.
3.1.2. Định hƣớng ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH
- Xây dựng kiến trúc hệ thống CNTT tổng thể của ngành BHXH. Kiến trúc hệ thống CNTT tổng thể này bao gồm 2 cấu phần cơ bản là hạ tầng CNTT và các phần mềm ứng dụng. Kiến trúc hệ thống CNTT tổng thể là cơ sở để xác định các hạng mục công việc và lộ trình đầu tư ứng dụng CNTT của giai đoạn 2012-2015 trong Ngành.
- Nâng cấp và phát triển mở rộng hạ tầng kỹ thuật để từng bước đáp ứng các yêu cầu triển khai các phần mềm:
Đầu tư xây dựng mới 100% hạ tầng mạng máy tính diện rộng tốc độ cao, đa dịch vụ (gọi tắt là mạng diện rộng của Ngành WAN Ngành), liên kết các hệ - thống thông tin của Ngành, đảm bảo an toàn và bảo mật, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của các đơn vị trong Ngành, giữa Ngành và với các cơ quan nhà nước khác, đảm bảo việc triển khai ứng dụng CNTT dễ dàng, hiệu quả.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp 100% các mạng nội bộ LAN (Bao gồm xây - lắp mạng, mua sắm máy chủ, thiết bị kết nối mạng, v.v) tại các trụ sở của BHXH
Việt Nam ở Trung ương, 63 trụ sở BHXH tỉnh và 683 trụ sở BHXH quận, huyện trong cả nước theo quy định mạng mẫu.
Đầu tư mua sắm các trang thiết bị CNTT để đảm bảo 90% cán bộ nghiệp vụ của Ngành từ Trung ương đến địa phương có máy tính cá nhân để tác nghiệp trên các phần mềm của Ngành.
Đầu tư có lộ trình trong việc xây dựng Trung tâm dữ liệu của Ngành để đồng bộ với quá trình triển khai một số dịch vụ quản lý dữ liệu Ngành tập trung tại cấp Trung ương; một số dịch vụ điện tử tiện ích cơ bản của mơ hình Chính phủ điện tử như: dịch vụ giao ban trực tuyến, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trên cổng thông tin điện tử, dịch vụ ác thực và chứng thực số, v.v. x
Triển khai hệ thống thư điện tử trong toàn Ngành để cung cấp dịch vụ cho 100% cán bộ ngành BHXH một tài khoản thư điện tử chính thống, chuyên nghiệp theo tên miền dùng riêng của BHXH Việt Nam, qua đó đảm bảo tính chuẩn mực quốc tế về tài khoản thư điện tử của cán bộ nhà nước khi giao dịch thư điện tử với các đối tác khác trong q trình trao đổi cơng việc và đảm bảo lộ trình triển khai ứng dụng trao đổi thông tin điện tử theo kế hoạch của Chính phủ quy định.
Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến (giao ban điện tử) để tăng cường công cụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, qua đó tiết kiệm kinh phí và thời gian trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn của Ngành; Phấn đấu đến năm 2015 có 50% cuộc hội thảo, tập huấn toàn Ngành được tổ chức qua hệ thống hội nghị trực tuyến.
Mua sắm bản quyền phần mềm hệ thống và các phần mềm dịch vụ tiện ích, bảo mật (antivirus) cho 100% máy trạm và máy chủ; Mua sắm đủ bản quyền hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống phần mềm nghiệp vụ của Ngành.
- Nâng cấp và phát triển các phần mềm ứng dụng để từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ và quản lý, điều hành công việc, yêu cầu cải cách hành chính cơng:
Nâng cấp, phát triển các phần mềm phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu cấp bách trước mắt; Xây dựng mới phần mềm quản lý các hoạt động nghiệp vụ của gành theo mơ hình tập trung tại cấp tỉnh, thành phố. n
Xây dựng 2 CSDL tập trung quan trọng của toàn Ngành là: CSDL tập trung ngành về người tham gia BHXH, BHYT; CSDL tập trung ngành về người hưởng BHXH để phục vụ công tác quản lý đối tượng, công tác thống kê, tổng hợp, hậu kiểm và chống các hành vi trục lợi.
Xây dựng mới các phần mềm quản lý nội bộ phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành công việc, chia sẻ/trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử trong nội bộ từng đơn vị và trong tồn ngành (thơng qua mạng LAN của đơn vị và mạng WAN Ngành); đảm bảo triển khai 100% các phần mềm quản lý nội bộ cơ bản như quản lý nhân sự; quản lý công văn đi đến; quản lý tài sản; quản lý gửi nhận công văn…được triển khai tại BHXH các cấp.
Triển khai ứng dụng Cổng thông tin điện tử bao gồm cả cổng trong và cổng ngoài tại 100% BHXH các cấp. Cổng trong phục vụ tác nghiệp của cán bộ Ngành khi làm việc bên trong hoặc bên ngoài trụ sở làm việc. Cổng ngồi phục vụ cơng dân, doanh nghiệp để phổ biến thông tin, đăng ký tham gia BHXH, tra cứu thông tin BHXH trực tuyến v.v... Hệ thống này sẽ triển khai đồng bộ từ TW đến địa phương theo một chuẩn công nghệ chung, thống nhất trong toàn Ngành.
Triển khai các dịch vụ cơ bản, dùng chung quan trọng trong toàn hệ thống CNTT của Ngành: Cấp phát mã định danh; định tuyến, tích hợp dữ liệu; xác định danh tính và xác nhận an ninh; dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các giao dịch điện tử.
Triển khai 50% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 của Ngành trên cổng thông tin điện tử (cổng ngoài) của Ngành.
Đầu tư hoàn thiện thống nhất phần mềm Một cửa liên thơng có kết nối với cổng thơng tin trên cơ sở dữ liệu được liên thông; Triển khai tại 100% BHXH các cấp tỉnh, huyện.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT:
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực CNTT, đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ cơng chức, viên chức.
Đến năm 2015: 100% cán bộ có thể sử dụng kiến thức cơ bản CNTT vào công tác chun mơn, trong đó 40% đến 60% thành thạo khai thác và trao đổi thông
tin qua mạng.