điển hình
1.7.3.1. Ứng dụng CNTT tại BHXH tỉnh Bắc Giang
Trong khuôn khổ thực hiện đề tài “ Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, tác nghiệp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tỉnh Bắc Giang” được hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ và nguồn đối ứng của BHXH. Năm 2012, BHXH tỉnh Bắc Giang đã triển khai áp dụng Phần mềm E- Office - Văn phòng điện tử để phục vụ việc điều hành tác nghiệp Quản lý hồ sơ - cơng việc trong tồn hệ thống cơ quan BHXH từ tỉnh đến huyện; Xây dựng và đưa vào vận hành các phần mềm chạy ứng dụng trên mạng Internet như: Phần mềm tra cứu quá trình tham gia BHXH; Phần mềm tra cứu về tình hình giải quyết chế độ chính sách BHXH hàng tháng, một lần; Phần mềm tra cứu quá trình tham gia BHYT và thanh tốn trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT; Tổng hợp đầu thẻ BHYT phục vụ cho việc tính quỹ khám chữa bệnh BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Ứng dụng các phần mềm này bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Mọi thơng tin liên quan đến tình hình giải quyết các chế độ BHXH, BHYT được cơng khai trong tồn hệ thống cơ quan BHXH tỉnh và trên mạng Internet, điều này giúp Lãnh đạo BHXH tỉnh luôn sâu sát giữa công tác chỉ đạo và thực tế tại các đơn vị cấp dưới và đưa ra những quyết định quản lý chính xác, kịp thời. Thơng qua chỉ đạo, điều hành sẽ hạn chế tối đa việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT chậm, sai sót; Hàng ngày, thông qua việc khai thác, sử dụng trang web và phần mềm tra cứu của BHXH tỉnh, người lao động có thể tự nghiên cứu và trao đổi để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết của bản thân về Luật BHXH, BHYT. Từ đó mà có những tác động tích cực đối với cộng đồng xã hội trong việc thực hiện tốt Luật BHXH, Luật BHYT; Các phần mềm của đề tài chạy trên Internet nên mọi người tham gia BHXH, BHYT có thể tra cứu thơng tin thơng qua phần mềm và nắm bắt được tình hình hồ sơ của bản thân hiện đang được cơ quan BHXH quản lý. Từ đó mà người lao động
có những u cầu chính đáng gửi tới cơ quan BHXH hoặc đơn vị sử dụng lao động giải quyết quyền lợi cho bản thân đảm bảo đúng Luật BHXH, Luật BHYT.
Về hiệu quả kinh tế, theo tính tốn của BHXH tỉnh Bắc Giang thì việc ứng dụng hệ thống phần mềm trong năm 2012 đã góp phần tiết kiệm cho cơ quan BHXH và người dân liên quan là gần 1 tỷ đồng do tiết kiệm chi phí cấp lại 9.593 thẻ BHYT tại BHXH các huyện thay vì phải cấp ở tỉnh như trước đây; tiết kiệm chi phí đi lại để tra cứu q trình tham gia BHXH, BHYT, quá trình giải quyết các chế độ BHXH, BHYT của gần 20.000 lượt người; tiết kiệm chi phí vận hành của hệ thống BHXH...Ngoài ra, cơ quan BHXH giảm được biên chế để thực hiện tác nghiệp và trả lời yêu cầu của người tham gia BHXH, BHYT về quá trình tham gia và giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại 11 trụ sở trong tỉnh Bắc Giang; người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT được phục vụ tốt hơn, công tác trả lời đơn thư hỏi về chính sách BHXH, BHYT đã giảm rõ rệt.
Các phần mềm quản lý tác nghiệp BHXH, BHYT hiện đang vận hành ổn định trên mạng Internet, đã cập nhật thông tin của trên 1 triệu người tham gia BHXH, BHYT của tỉnh với trên 6.093.240 bản ghi thông tin về quá trình tham gia BHXH, tình hình giải quyết các chế độ BHXH, quá trình tham gia BHYT, quá trình đi khám chữa bệnh BHYT phục vụ nhu cầu quản lý của cơ quan BHXH và nhu cầu tra cứu của đơng đảo người dân. Hiện đã có trên 30.000 lượt người truy cập tra cứu thông tin từ các phần mềm này trên mạng Internet. BHXH tỉnh đang xây dựng quy trình ứng dụng các sản phẩm của Đề tài nhằm gắn trách nhiệm đến từng tập thể, viên chức trong thực thi công vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối với người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.
1.7.3.2. Ứng dụng CNTT tại BHXH tỉnh Hải Dƣơng
BHXH tỉnh Hải Dương là tỉnh có thành tích về việc ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH trong đó có quản lý đối tượng hưởng BHXH H. iện nay ngoài các phần mềm do BHXH Việt Nam cung cấp BHXH tỉnh Hải dương đã triển khai phần mềm tiếp nhận hồ sơ qua mạng gồm hai ứng dụng là iBHXH và iQLBHXH. Trong đó phần mềm iBHXH là ứng dụng dành cho các doanh nghiệp sử dụng, hỗ trợ lập thủ
tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của BHXH Việt Nam; còn phần mềm iQLBHXH là ứng dụng dành cho cán bộ cơ quan BHXH tiếp nhận thông tin, hồ sơ từ các doanh nghiệp.
Phần mềm iBHXH dùng cho đơn vị sử dụng lao động để thực hiện các giao dịch thủ tục hồ sơ về thu BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Khi thực hiện các giao dịch, đơn vị sử dụng lao động căn cứ sử dụng phần mềm iBHXH lập danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT theo mẫu D02- TS. Sau khi lập xong danh sách tham gia BHXH cho người lao động, đơn vị sử dụng iBHXH gửi file dữ liệu cho cơ quan BHXH. Từ email đơn vị gửi, cán bộ tiếp nhận cấp cho đơn vị số giao dịch ( số tự động) và dữ liệu đó sẽ được chuyển đến các bộ phận nghiệp vụ như phòng Thu, Sổ thẻ. Căn cứ vào dữ liệu đó, cán bộ BHXH sẽ làm khai báo tăng, giảm cho đơn vị và cấp thẻ BHYT cho người lao động nếu đơn vị tăng lao động. Đến ngày hẹn, đơn vị sử dụng lao động đến cơ quan BHXH nộp bản giấy (mẫu D02 TS có đóng dấu) rồi nhận kết quả.-
Thay vì nộp và nhận kết quả bằng giấy thì qua phần mềm iBHXH, các đơn vị có thể nhanh chóng lập hồ sơ BHXH, sử dụng chữ ký số và gửi qua mạng cho cơ quan BHXH, nhận phản hồi từ cơ quan BHXH ngay trên ứng dụng iBHXH. Như vậy, với việc áp dụng iBHXH, các đơn vị sử dụng lao động sẽ lập đầy đủ, đúng các biểu mẫu theo quy định và chỉ cần duy nhất một lần đến cơ quan BHXH là giải quyết xong công việc. Đồng thời, thông qua phần mềm sẽ thơng báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN đến các đơn vị sử dụng lao động để kiểm tra, đối chiếu, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Bên cạnh đó, để tiếp nhận hồ sơ giao dịch từ các đơn vị, cán bộ BHXH sẽ dùng phần mềm iQLBH, phần mềm này cũng hỗ trợ cán bộ tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nhận trực tiếp hồ sơ giấy từ tổ chức và cá nhân đến giao dịch. Khi dữ liệu điện tử đã gửi đến cơ quan BHXH, trong đó có số phiếu giao dịch và đơn vị đã in ra được phiếu hẹn trả kết quả giao dịch. Đến hẹn trả, cán bộ tiếp nhận BHXH sẽ quét mã vạch hoặc nhập phiếu giao dịch đó, chuyển kết quả trả cho đơn vị và cán bộ
BHXH nhận lại thủ tục hồ sơ bản giấy có đóng dấu.
Khi thực hiện giao dịch điện tử, nếu đơn vị làm sai thì cán bộ BHXH trao đổi lại bằng thư điện tử, đơn vị chỉnh sửa và gửi lại thủ tục hồ sơ. Như vậy một giao dịch, đơn vị chỉ lên một lần và nhận kết quả cùng với lần lên nộp thủ tục hồ sơ giấy. Đặc biệt quy trình này ln thực hiện đúng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 2008 và cơ - quan BHXH có thể rút ngắn thời gian, chẳng hạn quy định cấp thẻ BHYT là 10 ngày nhưng thực hiện quy trình này chỉ cịn 5 ngày. “ Quan trọng nhất của giao dịch điện tử chính là thực hiện theo quy trình khép kín, lãnh đạo có thể nắm bắt được q trình xử lý hồ sơ ngày nào, hiện trạng ra sao. Nếu theo quy trình 5 ngày xong, nhưng chưa trả kết quả thì lãnh đạo biết được ngun nhân. Cịn khi chưa triển khai iQLBH thì lãnh đạo phải u cầu các phịng nghiệp vụ báo cáo [Nguồn: Báo BHXH số 53 thứ năm 3/7/2014].
Từ thực tiễn triển khai ứng dụng và phát triển CNTT tại BHXH Việt Nam, và một số BHXH tỉnh điển hình có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Thứ nhất, nhận thức và quyết tâm cao của lãnh đạo có vai trò quan trọng hàng đầu. Thực tế cho thấy các cơ quan, địa phương, đơn vị nào người đứng đầu nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và chỉ đạo chặt chẽ quyết liệt thì nơi đó làm tốt, hiệu quả. ,
- Thứ hai, có các chiến lược, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT với cơ chế thực hiện và các ưu tiên rõ ràng được xác định trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. -
- Thứ ba, cần đầu tư thoả đáng cho các yếu tố then chốt: cơ sở hạ tầng thông tin, tổ chức, môi trường pháp lý và đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ CNTT.
- Thứ tư, nhà nước có vai trị đi đầu trong việc tạo ra môi trường thuận lợi trong việc ứng dụng và phát triển CNTT; góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, cải cách hành chính và triển khai thành cơng Chính phủ điện tử.
- Thứ năm, tăng cường cơng tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển CNTT.
Tóm tắt nội dung chƣơng 1
Chương 1 trình bày tổng quan những khái niệm cơ bản về CNTT, các nội dung ứng dụng của CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý. Đi sâu tìm hiểu, phân tích sự cần thiết, vai trị, mơi trường chính sách pháp lý và nội dung triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành BHXH. Phân tích, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng CNTT của tổ chức, các cơ chế, chính sách và quản lý ứng dụng CNTT, qua đó xác định rõ vai trị, mục tiêu, hình thức và cải thiện tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng hưởng BHXH.
Việc khái quát về tiến trình, thực trạng tình hình triển khai, tìm hiểu những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT tại BHXH Việt Nam và BHXH một số BHXH tỉnh, thành phố khác nhằm mục đích đưa ra những thơng tin cơ bản phục vụ cho nội dung nghiên cứu.
Theo mục tiêu và định hướng nghiên cứu trên, chương tiếp theo sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, khái quát và phân tích, đánh giá thực trạng tình hình ứng dụng CNTT vào quản lý đối tượng hưởng BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hịa Bình, làm cơ sở cho giải pháp đề xuất về sau của luận văn.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐỐI TƢỢNG HƢỞNG BHXH TẠI BHXH TỈNH HỊA BÌNH 2.1. Giới thiệu tổng quan về BHXH tỉnh Hịa Bình.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hịa Bình
BHXH tỉnh Hồ Bình được thành lập theo Quyết định số 01 QĐ/TC-CB ngày 15/6/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hội và Liên đồn Lao động tỉnh Hồ Bình.
Ngày đầu thành lập, BHXH tỉnh gồm 15 đơn vị trực thuộc. Trong đó có BHXH 10 huyện, thị xã: BHXH huyện Lạc Thuỷ, BHXH Kỳ Sơn, BHXH huyện Đà Bắc, BHXH huyện Lương Sơn, BHXH huyện Kim Bôi, BHXH huyện Tân Lạc, BHXH huyện Lạc Sơn, BHXH huyện Yên Thuỷ, BHXH huyện Mai Châu và BHXH thị xã Hồ Bình; 05 phịng nghiệp vụ: Thu, Chế độ chính sách, Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức Hành chính và Kiểm tra với tổng số 46 cán bộ, công chức, viên - chức và lao động hợp đồng.
- -
Ngày 14/3/2002, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 333/QĐ BHXH TCCB về việc chia BHXH huyện Kỳ Sơn thành BHXH huyện Cao Phong. Kể từ ngày 01/04/2002 BHXH tỉnh Hồ Bình có 15 đơn vị trực thuộc.
Từ tháng 01/2003, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, BHXH Hồ Bình và BHYT Hồ Bình chính thức trở thành một tổ chức thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam. Cùng với đó, hệ thống bộ máy của BHXH tỉnh cũng có sự thay đổi gồm BHXH 11 huyện và 08 phòng nghiệp vụ: Thu, Chế độ chính sách, Bảo hiểm tự nguyện, Giám định hi, Kiểm tra, Công nghệ thông tin, Kế c hoạch Tài chính và Tổ chức- - Hành chính.
Tháng 7/2007, thực hiện Đề án cơ chế “một cửa” được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt, bộ máy tổ chức của BHXH Hoà Bình được sắp xếp lại cho phù hợp, gồm BHXH 11 huyện, thành phố và 09 phòng nghiệp vụ (Phòng Thu, Chế
độ BHXH, Giám định BHYT, Kiểm tra, Công nghệ thông tin, Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức Hành chính, Cấp Sổ thẻ, Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ).-
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hịa Bình
- Về chức năng: Theo quy định tại điều 1 và điều 2 Quyết định số 4857/QĐ- BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. BHXH tỉnh Hoà Bình là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. BHXH tỉnh Hồ Bình chịu sự quản lý trực tiếp, tồn diện của Tổng giám đốc Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh Hồ Bình.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình cơng tác hàng năm, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia.
+ Tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ khơng đúng quy định;
+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
BHXH, BHYT.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH tỉnh.
+ Cung cấp thơng tin về việc đóng, hưởng, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT cho người tham gia và các thông tin có liên quan cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
+ Quản lý, sử dụng cơng chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh. + Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Ngoài các nhiệm vụ trên, BHXH tỉnh Hịa Bình cịn thực hiện một số nhiệm