Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại (Trang 28 - 31)

Nguyên nhân từ rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của ngân hàng không chỉ bởi do ý thức của bên vay mà cịn có trách nhiệm của ngân hàng và các cán bộ, nhân viên ngân hàng đó. Các nhóm ngun nhân từ phía NHTM nhƣ sau:

Thứ nhất, quy trình thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay có nhiều lỗ hổng,

Pháp luật ngân hàng từ trƣớc tới nay chỉ yêu cầu ngân hàng phải xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay19. Pháp luật ngân hàng không buộc các ngân hàng phải có cơ cấu tổ chức hoạt động, nhân sự cụ thể nhƣ thế nào trong hoạt động thẩm định, xét duyệt cho vay. Quyền quyết định đƣợc trao cho ngân hàng. Cũng chính vì vậy, quy trình thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay ở các ngân hàng cũng khơng giống nhau. “Hoạt động thẩm định có thể giao cho một bộ phận chuyên trách (bộ phận thẩm định hay nhân viên thẩm định), cũng có thể giao cho bộ phận khác (bộ phận tín dụng hay nhân viên tín dụng), hoặc cũng có thể kết hợp cả hai, tùy theo từng giai đoạn, nội dung thẩm định, mức vốn cho vay, trị giá tài sản đảm bảo và sản phẩm cho vay cụ thể”20. Có thể thấy, nếu nhƣ công tác thẩm định đƣợc trao luôn cho bộ phận tín dụng sẽ là không ổn. Bởi lẽ, bộ phận tín dụng là nơi gặp gỡ đầu tiên với khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng hồn thiện hồ sơ vay vốn. Nếu nhƣ để chính họ thẩm định lại hồ sơ thì tính khách quan, chính xác khơng đƣợc đảm bảo. Bởi vậy, nếu nhƣ ngân hàng có một quy trình thẩm định khơng hợp lý tất yếu dẫn đến rủi ro, và rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay cũng không phải là một ngoại lệ.

Thứ hai, các quy định nội bộ của NHTM về việc kiểm tra, giám sát việc bên vay sử dụng vốn sau khi giải ngân còn hạn chế.

Luật Các TCTD năm 2010, yêu cầu ngân hàng đƣa ra các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích21; ngân hàng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng22. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể ra sao, tổ chức và thực hiện nhƣ thế nào thì ngân hàng mới là bên giữ vai trò quyết định. Sự kiểm tra, giám sát thiếu thƣờng xuyên bởi các lo lắng của ngân hàng về chi phí cho việc kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn (chi phí tìm hiểu, thu thập thơng tin, chi phí đi lại,...). Ngồi ra, việc kiểm tra, giám sát bên vay sử dụng vốn trong suốt quá trình vay của một khách hàng cụ thể thƣờng chỉ giao cho những nhân viên nhất định nên tính khách quan trong việc quản lý tiền vốn vay này cũng khó đảm bảo.

19

Xem khoản 1 Điều 15 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN), khoản 2 Điều 17 Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN.

20

Lê Thị Ngân Hà, tlđd (14), tr. 14.

21

Xem điểm a khoản 2 Điều 93 Luật Các TCTD năm 2010.

22

Thứ ba, các điều kiện mà NHTM đặt ra về giải ngân vốn cho vay và sử dụng phương tiện thanh tốn cịn tồn tại nhiều“kẽ hở”.

NHTM đƣa ra các điều kiện thiếu chặt chẽ về giải ngân vốn cho vay và sử dụng phƣơng tiện thanh toán cho việc giải ngân vốn vay tỏ ra không hợp lý. Một số trƣờng hợp pháp luật có quy định, ngân hàng đƣợc xem xét, quyết định phƣơng tiện thanh tốn hoặc khơng dùng tiền mặt, hoặc dùng tiền mặt, hoặc thông qua tài khoản thanh toán của bên vay. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn hay đồng ý với khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, tiến hành giải ngân một lần cho khoản tiền vay thay vì nên giải ngân nhiều lần và chỉ tiến hành giải ngân khi bên vay chứng minh đƣợc việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và phƣơng án, kế hoạch sử dụng vốn vay. Chính vì những điều kiện thiếu chặt chẽ về giải ngân vốn cho vay và sử dụng phƣơng tiện thanh toán trong các thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng và bên vay làm cho sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích sử dụng vốn bị hạn chế, tạo sơ hở cho bên vay sử dụng vốn sai mục đích.

Thứ tƣ, sự yếu kém của cán bộ, nhân viên ngân hàng cả về năng lực chuyên môn và đạo đức.

Việc thẩm định về mục đích sử dụng vốn cũng nhƣ kiểm tra, giám sát sử dụng vốn không đảm bảo không phải chỉ do các quy định nội bộ của ngân hàng còn lỏng lẻo. Ngay cả khi các quy định nội bộ của ngân hàng đã đủ chặt chẽ thì rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn xuất hiện. Khách hàng trong hoạt động cho vay của NHTM là mọi chủ thể hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào nhƣ: sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, đầu tƣ, sản xuất công nghiệp... Vì thế, để đánh giá chính xác các thơng tin về khách hàng, hạn chế rủi ro, đòi hỏi đội ngũ nhân sự làm thẩm định, tiến hành giám sát mục đích sử dụng vốn phải am hiểu về khơng chỉ pháp luật, nghiệp vụ ngân hàng mà còn là những hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của khách hàng vay. Hơn nữa, khi có sự cố ý lừa dối của khách hàng và những cách thức để che giấu việc sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận của khách hàng ngày càng tinh vi, thì khơng chỉ năng lực nghiệp vụ mà cả kinh nghiệm thực tế và sự thận trọng của nhân viên, cán bộ ngân hàng đều là những yêu cầu cần thiết nhất đối với ngân hàng. Vì vậy, rủi ro đối với ngân hàng sẽ khó tránh khỏi khi năng lực chun mơn, kinh nghiệm của những con ngƣời tham gia thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn, quản lý, kiểm tra, giám sát rủi ro yếu kém. Không những vậy, “sống trong môi trƣờng “tiền bạc”, nhiều nhân viên ngân hàng không tránh khỏi những cám dỗ của đồng tiền. Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng”23. Chính sự

23

yếu kém về mặt đạo đức của một số cán bộ, nhân viên ngân hàng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Và đã có khơng ít những vụ án mà cán bộ, nhân viên ngân hàng bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì vi phạm quy định cho vay liên quan đến mục đích sử dụng vốn của bên vay (Đại án công ty Phƣơng Nam: Nhiều cán bộ ngân hàng bị tăng án24, Vụ lừa đảo tại Agribank Hồng Hà: Cán bộ ngân hàng tiếp tay lĩnh án25,...).

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại (Trang 28 - 31)