Giải pháp liên quan đến nội dung của quy định nội bộ về cho vay của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại (Trang 35 - 39)

ngân hàng thương mại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thơng tƣ 39/2016/TT-NHNN thì NHTM phải ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh. Trong đó, quy định nội bộ về cho vay của NHTM phải đƣợc thực hiện trên toàn bộ hệ thống của NHTM đó và phải có những nội dung bắt

buộc30. Trong số 7 nhóm nội dung bắt buộc đƣợc liệt kê tại khoản 2 Điều 22 Thơng tƣ 39/2016/TT-NHNN, thì nội dung về điều kiện cho vay, các nhu cầu vốn không đƣợc cho vay, nội dung về thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay, và nội dung về kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn là những nội dung có ý nghĩa quan trọng và riêng biệt trong việc quản lý rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM.

Thứ nhất, về điều kiện cho vay, các nhu cầu vốn không được cho vay, pháp

luật ngân hàng yêu cầu quy định nội bộ của NHTM phải có nội dung về điều kiện cho vay, các nhu cầu vốn khơng đƣợc cho vay. Khi NHTM có những quy định phù hợp với pháp luật và quy định cụ thể, chi tiết về nội dung này thì cán bộ, nhân viên ngân hàng có thể áp dụng và xem xét một cách chính xác về mục đích sử dụng vốn của bên vay có đảm bảo tính hợp pháp hay không. Đồng thời, giúp ngân hàng tránh khỏi trƣờng hợp ký kết thỏa thuận cho vay với mục đích sử dụng vốn của bên vay khơng hợp pháp và thỏa thuận cho vay vô hiệu.

Thứ hai, về thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay, nội dung của quy định

nội bộ về cho vay phải thể hiện đƣợc quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay. Trong đó, quy định cụ thể thời hạn tối đa thẩm định, quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay và các công việc khác thuộc quy trình hoạt động cho vay31. Có thể thấy, pháp luật ngân hàng đã tạo hành lang pháp lý, trao quyền tự quyết cho NHTM trong việc xây dựng một quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay hợp lý. Đồng thời cũng gợi mở cho ngân hàng đi đúng “đƣờng đi” bằng việc đƣa ra yêu cầu trong quy trình thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay đó, ngân hàng phải có sự phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận. Nội dung này cho thấy pháp luật đã rất quan tâm đến việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Sở dĩ nói nhƣ vậy là bởi vì nếu nhƣ quy định nội bộ về cho vay thể hiện sự phân công, trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay sẽ giúp cho các cán bộ, nhân viên ngân hàng có ý thức tuân thủ và chấp hành đúng các công việc về thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay hơn. Đồng thời, tăng tính độc lập giữa nhân viên, cán bộ thẩm định và nhân viên, cán bộ phê duyệt, quyết định cho vay trong công tác thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay. Nếu nhƣ có sai phạm thì dễ dàng xử lý, phân định trách nhiệm. Nhƣ đã trình bày trong phần nguyên nhân của những rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM, một phần của nguyên nhân gây ra rủi ro

30

Xem khoản 2 Điều 22 Thơng tƣ 39/2016/TT-NHNN.

31

đó là những quy định nội bộ của ngân hàng về thẩm định, xét duyệt và quyết định cho vay chƣa đủ chặt chẽ, thêm vào đó là ý thức đạo đức của nhân viên, cán bộ ngân hàng yếu kém. Việc đƣa ra một quy trình thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay hợp lý, có sự độc lập trong thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay giữa cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng sẽ giúp ngân hàng tránh đƣợc các rủi ro, nhất là rủi ro về mục đích sử dụng vốn của bên vay.

Thứ ba, về kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, NHTM có quyền, nghĩa vụ

kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của bên vay. Nhƣng cũng bởi cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của các ngân hàng còn lỏng lẻo nên đã mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Tại điểm c khoản 2 Điều 22 Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN đƣa ra quy định về một nội dung bắt buộc có trong quy định nội bộ về cho vay của NHTM, đó là: quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Rõ ràng, quyền quyết định cũng nhƣ để quản lý rủi ro tốt nhất đối với ngân hàng khơng ai khác ngồi ngân hàng. Vì vậy hồn tồn có lý do để pháp luật trao quyền xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Nếu quy trình này hiệu quả, nó sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời đƣợc các rủi ro khi bên vay sử dụng vốn sai mục đích và tránh đƣợc những thiệt hại lớn hơn. Chẳng hạn, khi cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình vốn đặt ra yêu cầu về sự kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên; kiểm tra, giám sát không chỉ dựa trên giấy tờ mà bên vay cung cấp mà còn kiểm tra, giám sát trên thực tế đồng thời có một đội ngũ nhân viên chuyên sâu về vấn đề này, chắc chắn sẽ hạn chế rủi ro hoặc thiệt hại mà rủi ro gây ra khi bên vay sử dụng vốn sai mục đích. Ngồi ra, một sự phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, trả nợ vay cũng góp phần tăng tính độc lập, tăng tinh thần trách nhiệm và ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện quy định nội bộ của các nhân viên, cán bộ ngân hàng.

Nhìn chung, một số nội dung bắt buộc của quy định nội bộ về cho vay của NHTM có vai trị quan trọng trong việc quản lý rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM. Pháp luật ngân hàng đã đƣa ra những định hƣớng và trao quyền tự quyết cho ngân hàng trong việc xây dựng những quy trình thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ của khách hàng nhằm giúp ngân hàng tự bảo vệ chính mình trƣớc những rủi ro về mục đích sử dụng vốn.

Rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM là rất nhiều loại và mỗi loại lại có những biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp quản lý riêng. Trong đó, rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM là rất phổ biến và gây tổn hại lớn đối với nhiều ngân hàng. Vì thế, trong nội dung chƣơng này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM. Đó là các biểu hiện, nguyên nhân của rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM và các giải pháp quản lý rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM. Tác giả cũng đã lồng ghép những quy định của pháp luật quản lý rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM trong phần các giải pháp quản lý rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM. Nhƣ vậy, nội dung của chƣơng này đã mang đến những cái nhìn đầy đủ, tồn diện về rủi ro mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM cũng nhƣ pháp luật quản lý rủi ro này.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)