32 Nguyễn Ngọc Bích (2015), Tư duy pháp lý của luật sư: nhìn thật rộng và đánh tập trung, Nhà xuất bản trẻ, tr 51.
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của NHTM xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân khách quan, không phải do ý chí của bên vay hay từ phía ngân hàng. Đó có thể là các nguyên nhân từ: quy định pháp luật, môi trƣờng kinh tế, sự thiếu thông tin.
- Thứ nhất, về quy định của pháp luật
Trƣớc khi Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực, nhƣ đã biết, ngoài cá nhân, pháp nhân thì hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân cũng có thể là bên vay trong quan hệ cho vay với ngân hàng. Tuy nhiên, các chủ thể là hộ gia đình, tổ hợp tác là những chủ thể khơng ổn định. Khơng ổn định ở đây có nghĩa là hộ gia đình, tổ hợp tác thƣờng xun có sự thay đổi về thành viên, tài sản chung. Mặc dù vậy, pháp luật dân sự lại khơng có quy định về việc đăng ký sự thay đổi thành viên, tài sản chung của các chủ thể này. Khi có sự thay đổi trong cơ cấu thành viên, tài sản chung của hộ gia đình, tổ hợp tác rất khó kiểm tra, giám sát. Trong khi đó, khi quyết định cho vay, ngân hàng cho chủ hộ, tổ trƣởng của tổ hợp tác vay với danh nghĩa là đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác vay vì lợi ích chung của hộ gia đình, tổ hợp tác và tài sản bảo đảm (nếu có) thƣờng là tài sản chung của hộ gia đình, tổ hợp tác. Khi đến hạn trả nợ, với lý do không đƣợc đa số thành viên của hộ (thành viên từ đủ 15 tuổi), tổ viên tổ hợp tác đồng ý hay các thành viên còn lại trong hộ gia đình, tổ hợp tác khơng biết về giao dịch này, và họ không đồng ý trả nợ. Rõ ràng việc nắm bắt đƣợc số lƣợng thành viên cũng nhƣ sự thay đổi thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định cho vay, đồng thời là q trình thu hồi nợ sau đó (vì nếu nhƣ tài sản của hộ gia đình, tổ hợp tác khơng đủ để trả nợ thì các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác
phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình43). BLDS 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã có quy định mới về chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân. Sau đó, trên cơ sở BLDS 2015, Thơng tƣ 39/2016/TT-NHNN ra đời và cũng có quy định cụ thể về việc khách hàng vay vốn tại TCTD là pháp nhân, cá nhân. Nhƣ vậy, dƣới góc độ pháp luật, những chủ thể khác không phải là cá nhân, pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng là pháp nhân) thì khơng đủ tƣ cách chủ thể vay vốn tại TCTD. Tuy nhiên, khơng phải hộ gia đình, tổ hợp tác hay tổ chức khác không là pháp nhân sẽ khơng đƣợc vay vốn tại các TCTD nói chung, các NHTM nói riêng. Dƣới khía cạnh kinh tế, những chủ thể này vẫn có thể xem là bên vay trong quan hệ với NHTM. Thay vì vay với tƣ cách hộ gia đình, tổ hợp tác, hay tổ chức khơng là pháp nhân nhƣ trƣớc kia, thì hiện nay, những chủ thể này có thể vay với tƣ cách cá nhân. Và nếu nhƣ tài sản bảo đảm là tài sản của hộ gia đình, tổ hợp tác hay tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân, thì vấn đề xác định về thành viên, sự đăng ký thay đổi thành viên cũng cần đƣợc pháp luật quy định rõ ràng. Bởi có nhƣ vậy, việc thay đổi quy định của pháp luật dân sự cũng nhƣ ngân hàng về vấn đề này mới trở nên có ý nghĩa và toàn diện hơn.
Ngoài ra, đối với các quy định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp nhân cũng tồn tại một số vấn đề. Nhƣ đã phân tích trong phần biểu hiện của rủi ro liên quan đến sự thay đổi về tình trạng pháp lý của bên vay, thì việc chia, tách, hợp nhất hay sáp nhập pháp nhân cũng có thể gây ra rủi ro đối với ngân hàng. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức đối với pháp nhân là doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 (LDN 2014). Đó là các quy định về việc cung cấp thơng tin cho chủ nợ trƣớc khi tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức. Trong khi đó, đối với các pháp nhân khác khơng phải doanh nghiệp thì khơng tìm thấy quy định nào tƣơng tự đƣợc nêu trong BLDS 2015. Việc tiếp cận thông tin của ngân hàng sẽ khó khăn hơn, cũng nhƣ việc kiểm sốt sử dụng vốn, các thơng tin khác về khách hàng cũng bị hạn chế. Ngoài ra, đối với việc chia, tách pháp nhân không phải là doanh nghiệp, pháp luật dân sự hiện hành cũng khơng có quy định về việc chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ chƣa thanh tốn44. Điều này khiến rủi ro khi có sự thay đổi về tình trạng pháp lý của bên vay đối với ngân hàng khó kiểm sốt và hạn chế đƣợc thiệt hại từ rủi ro này.
43
Xem khoản 2 Điều 110 BLDS 2005, khoản 2 Điều 117 BLDS 2005.
44
Hơn nữa, việc bên vay tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp nhân cũng ảnh hƣởng, tác động đến giao dịch bảo đảm tiền vay, nhất là trong trƣờng hợp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. Bên thứ ba ký kết hợp đồng bảo đảm với ngân hàng nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay. Pháp luật hiện hành chỉ quy định về vấn đề bên bảo đảm tổ chức lại doanh nghiệp45. Các giao dịch bảo đảm đƣợc ký kết trƣớc khi tổ chức lại pháp nhân, mà vẫn cịn hiệu lực thì khơng phải ký kết lại giao dịch bảo đảm. Nếu giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì pháp nhân mới xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức lại pháp nhân để thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, pháp luật hiện hành lại không đề cập đến vấn đề việc bên vay (trong trƣờng hợp đang xét không phải là bên bảo đảm) tổ chức lại doanh nghiệp. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm có chấm dứt hay khơng, bên thứ ba có đƣơng nhiên phải tiếp tục bảo đảm cho khoản vay của bên vay hay không, và các bên có phải đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm giống nhƣ đối với trƣờng hợp bên bảo đảm tổ chức lại pháp nhân. Pháp luật hiện hành vẫn chƣa có điều chỉnh cụ thể về vấn đề này dù rằng trên thực tiễn biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba vẫn đƣợc bảo lƣu khi bên vay tổ chức lại pháp nhân. Rõ ràng, “cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm này là không cao”46 và chủ yếu dựa trên sự thiện chí của bên bảo đảm.
- Thứ hai, về môi trường kinh tế
Sự thay đổi về môi trƣờng kinh tế cũng mang lại rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay với ngân hàng. Khi môi trƣờng kinh tế thay đổi (xu hƣớng thị trƣờng, sức mua hàng hóa, các yếu tố khác ảnh hƣởng đến kinh tế) đòi hỏi sự thay đổi của các cá nhân, pháp nhân (đặc biệt là các doanh nghiệp) tham gia thị trƣờng kinh doanh, sản xuất về cơ cấu tổ chức, mức vốn hay tài sản sở hữu và trong đó có sự tổ chức lại doanh nghiệp (là bên vay). Đây là một nguyên nhân mang tính khách quan dẫn đến sự chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và vì thế cũng là lý do gián tiếp dẫn đến rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay với ngân hàng.
- Thứ ba, về thông tin khách hàng
45
Điều 14 Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm; Khoản 7 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
46
Trần Văn Nhiên (2015), Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba tại ngân hàng thương mại, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.
Sự thiếu thơng tin về bên vay cũng là một nguyên nhân khác. Xét trên phƣơng diện khách quan, trong một số tình huống, ngân hàng khó tiếp cận với thơng tin chính xác về khách hàng. Thơng tin, tài liệu về khách hàng chủ yếu do khách hàng tự cung cấp. Ngân hàng xác nhận lại thông tin qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Trung tâm Thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), hay dịch vụ thông tin từ Công ty cổ phần Thơng tin tín dụng Việt Nam (PCB). Tuy nhiên, các kênh thông tin này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc mong đợi cần thiết. Bởi nhiều TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi vẫn khơng lựa chọn tham gia cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC47, PCB và cũng nhƣ không phải mọi thông tin về khách hàng đều đƣợc cập nhật kịp thời và chính xác trên CIC, PCB. Tình trạng các “công ty ma” đƣợc lập ra nhằm lừa đảo ngân hàng vẫn diễn ra. Các công ty này dù đƣợc thành lập hợp pháp nhƣng không hoạt động kinh doanh, chỉ tồn tại trên giấy tờ, với lịch sử tín dụng tốt hoặc chƣa đƣợc cập nhật trên CIC hay PCB vẫn đƣợc các ngân hàng quyết định cho vay. Khi mà cơ chế cung cấp, quản lý thơng tin tín dụng về khách hàng cịn nhiều hạn chế, thì rủi ro cho ngân hàng là khó tránh khỏi.