32 Nguyễn Ngọc Bích (2015), Tư duy pháp lý của luật sư: nhìn thật rộng và đánh tập trung, Nhà xuất bản trẻ, tr 51.
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan thì những yếu tố chủ quan đóng vai trị quyết định hơn cả trong các rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của NHTM. Đó là các nguyên nhân đến từ cán bộ, nhân viên ngân hàng, cơ chế của ngân hàng và hơn hết là từ phía khách hàng.
- Thứ nhất, cán bộ, nhân viên ngân hàng xác định sai tư cách pháp lý, phạm vi
đại diện của chủ thể ký kết thỏa thuận cho vay do thiếu kỹ năng nghiệp vụ, chạy theo doanh số hay từ chính sự thiếu phẩm chất đạo đức.
Về nguyên nhân thiếu phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên ngân hàng, họ câu kết với khách hàng cố tình phê duyệt cho chủ thể khơng có tƣ cách pháp lý đƣợc vay. Và lý do này tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Còn về vấn đề chạy theo doanh số để có đƣợc các phần thƣởng từ ngân hàng, nhiều cán bộ, nhân viên ngân hàng lại lơ là, thiếu thận trọng khi thẩm định hồ sơ cũng nhƣ phê duyệt, quyết định cho vay một cách vội vã, để rồi chính ngân hàng là chủ thể phải gánh chịu hậu quả. Đối với nguyên nhân do thiếu kỹ năng nghiệp vụ để xảy ra việc xác định sai tƣ cách pháp lý, phạm vi đại diện của chủ thể ký kết là một nguyên nhân nên đƣợc làm
47
Từ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tƣ 03/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ngày 28/01/2013 quy định về hoạt động thơng tin tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, có thể thấy khơng phải mọi TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đều phải cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC. Đối với PCB, chỉ những TCTD cam kết cung cấp thơng tin với PCB mới có nghĩa vụ cung cấp thơng tin tín dụng (xem quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 10/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/02/2010 về hoạt động thơng tin tín dụng).
rõ bởi nó có thể khắc phục đƣợc. Các cán bộ, nhân viên ngân hàng trong khi xác định tƣ cách pháp lý của chủ thể chƣa có sự quan tâm đúng mức về các vấn đề liên quan đến việc ủy quyền nhƣ: tính hợp pháp của việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, chủ thể ủy quyền có thẩm quyền, hay các trƣờng hợp chấm dứt sự ủy quyền. Bên cạnh đó, việc xác định đại diện hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của họ cũng là một yếu tố mà nếu nhƣ các cán bộ, nhân viên ngân hàng không xem xét kỹ càng sẽ là nguyên nhân mang rủi ro đến với ngân hàng.
- Thứ hai, ngân hàng khơng có cơ chế kiểm tra, giám sát trước và sau giải
ngân hợp lý.
Rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của NHTM cũng giống nhƣ rủi ro về mục đích sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của NHTM, nguyên nhân gây ra rủi ro và không phát hiện, hạn chế kịp thời rủi ro cũng xuất phát từ việc ngân hàng khơng có cơ chế kiểm tra, giám sát trƣớc và sau giải ngân hợp lý. Rủi ro là điều khó tránh khỏi trong mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ chủ thể nào và hơn hết là hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi ngân hàng chƣa đƣa ra một cơ chế kiểm tra, giám sát hợp lý thì rủi ro cịn xảy ra với ngân hàng. Kiểm tra, giám sát ở đây là kiểm tra, giám sát về cái gì và phải kiểm tra, giám sát ra sao mới là hợp lý. Trƣớc khi đƣa ra đƣợc một đáp án phù hợp về giải pháp cho một cơ chế kiểm tra, giám sát hợp lý trƣớc và sau giải ngân đối với ngân hàng, hãy nhìn nhận vào thực tế của cơ chế đó. Việc xác định sai tƣ cách chủ thể của bên vay, không phải chỉ do năng lực của các cán bộ, nhân viên hay việc cố ý lừa dối của khách hàng mà còn do một cơ chế kiểm tra chƣa hợp lý từ phía ngân hàng. Cũng giống nhƣ rủi ro về mục đích sử dụng vốn, rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng xảy ra cũng bởi cơ chế nhƣ: thẩm định hồ sơ sơ sài, chƣa có sự độc lập trong các khâu thẩm định, xét duyệt và quyết định cho vay. Cùng với đó là việc kiểm tra tƣ cách của khách hàng chƣa đƣợc chú trọng, chỉ nhìn vào giấy tờ, tài liệu do khách hàng cung cấp, đối chiếu trên một vài kênh thông tin mà khơng kiểm tra trên thực tế (ví dụ nhƣ kiểm tra việc pháp nhân đó có hoạt động trên thực tế hay không). Hơn nữa, việc kiểm tra, giám sát sau giải ngân về sự thay đổi tình trạng pháp lý của bên vay trong cơ chế của ngân hàng còn bị động. Chẳng hạn, trong trƣờng hợp pháp nhân thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, hay chuyển đổi hình thức pháp nhân, đây là câu chuyện nội bộ của pháp nhân ấy. Và việc thay đổi này, là một trong những biểu hiện của rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không đƣa ra một thỏa thuận hợp lý trƣớc đó (có thể chấm dứt hợp đồng trƣớc hạn hay tiến
hành thỏa thuận về việc tiếp tục hoặc chấm dứt hợp đồng tín dụng trƣớc khi pháp nhân có những thay đổi trên) thì đó là việc ngân hàng đã để mặc rủi ro xảy ra với mình.
- Thứ ba, khách hàng là bên vay cố ý, lừa dối ngân hàng.
Trong rất nhiều các nguyên nhân gây ra rủi ro cho ngân hàng, thì việc khách hàng cố ý, lừa dối ngân hàng là nguyên nhân khá phổ biến. Những “công ty ma”, “giám đốc ma” xuất hiện48. Những công ty chỉ đƣợc thành lập trên giấy tờ nhƣng trên thực tế khơng có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Chủ thể đi vay thực sự “núp bóng” dƣới các cơng ty ma này nhằm tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Và từ đó thực hiện các nhu cầu mà mình mong muốn, ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ. Trong một số trƣờng hợp liên quan đến vấn đề đại diện bên vay tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, tuy biết mình khơng phải là cá nhân đủ tƣ cách tham gia ký kết hợp đồng (không phải là đại diện cho cá nhân, pháp nhân, hết thời hạn đại diện, hay phạm vi đại diện đã bị thu hẹp) nhƣng vẫn cố ý lợi dụng sơ hở của ngân hàng hoặc câu kết với cán bộ, nhân viên ngân hàng để đƣợc ngân hàng quyết định cho vay. Sau khi giải ngân, khách hàng vẫn có những “chiêu trị” để khơng thanh tốn nợ cho ngân hàng. Với việc lấy lý do chia, tách pháp nhân, bên vay chuyển nghĩa vụ thanh toán nợ cho các pháp nhân bị chia, pháp nhân đƣợc tách. Một mặt chứng minh cho ngân hàng thấy đƣợc các pháp nhân này đủ tiềm năng để trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác, đƣa tài sản vào một pháp nhân khác trong khi pháp nhân này sẽ khơng có nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Và đƣơng nhiên, thu hồi lại số nợ là điều khó khăn cho ngân hàng.