vay và ngân hàng thương mại
Thứ nhất, về mục đích sử dụng vốn của bên vay, một trong những nội dung bắt buộc phải có trong thỏa thuận cho vay giữa bên vay và ngân hàng, đó là mục đích sử dụng vốn vay27. Bằng việc nắm bắt đƣợc mục đích sử dụng vốn của bên vay, ngân hàng sẽ đánh giá, xem xét có nên cho vay hay khơng, mức cho vay nên là bao nhiêu, khả năng trả nợ của bên vay nhƣ thế nào và rủi ro mà ngân hàng gặp phải ra sao. Bởi bên vay có khả năng sử dụng vốn vào những mục đích không hợp pháp. Điều này làm tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, pháp luật ngân hàng quy định mục đích sử dụng vốn vay là nội dung bắt buộc trong thỏa thuận cho vay là hồn tồn hợp lý. Đây chính là giải pháp cần thiết để ngân hàng có thể xem xét đƣa ra quyết định cho vay an toàn, đồng thời giúp ngân hàng nhận diện và bƣớc đầu kiểm sốt khoản tiền mà mình cho vay, tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Thứ hai, về trách nhiệm của bên vay trong việc phối hợp với NHTM và cung
cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay, tại điểm l khoản 1 Điều 23 Thông tƣ
39/2016/TT-NHNN quy định nội dung của thỏa thuận cho vay phải có: trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với TCTD và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để TCTD thực hiện thẩm định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Quy định này cũng giống nhƣ một biện pháp, cách thức giúp NHTM kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và nhƣ là sự chứng minh đảm bảo cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích của bên vay. Ngân hàng càng quy định nội dung này chi tiết, cụ thể bao nhiêu, thì khả năng rủi ro xảy
27
ra càng thấp bấy nhiêu. Ngân hàng có thể đƣa ra các nội dung về trách nhiệm của bên vay nhƣ: cung cấp thơng tin về tình hình sử dụng vốn, các hồ sơ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn đúng mục đích khi ngân hàng yêu cầu, đồng thời có thể cùng phối hợp với ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn trên thực tế chứ không chỉ thông qua hồ sơ, chứng từ mà bên vay cung cấp.
Thứ ba, về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, nội dung về phạt vi phạm, bồi
thƣờng thiệt hại28 cũng là nội dung giúp ngân hàng có thể hạn chế rủi ro xảy ra. Trong thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng và bên vay cần có điều khoản về phạt vi phạm cùng với điều khoản về bồi thƣờng thiệt hại khi bên vay cung cấp thông tin sai sự thật về việc sử dụng vốn hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích đã thỏa thuận. Một mặt nó làm cho bên vay có ý thức tơn trọng cam kết trong thỏa thuận hơn, hạn chế việc bên vay sử dụng vốn sai mục đích, vì nếu vi phạm sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề (khoản tiền phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại (nếu gây thiệt hại)). Mặt khác, nếu rủi ro xảy ra (chẳng hạn nhƣ việc bên vay sử dụng vốn sai mục đích), điều khoản này cũng giúp ngân hàng bù đắp một phần những thiệt hại, tổn thất.
Thứ tƣ, về giải ngân vốn cho vay và sử dụng phương tiện thanh tốn, một trong những nội dung cần có tiếp theo trong thỏa thuận cho vay là giải ngân vốn cho vay và sử dụng phƣơng tiện thanh toán29. Theo quy định tại Điều 5 Thông tƣ 09/2012/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 10/4/2012 quy định về việc sử dụng các phƣơng tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi (Thơng tƣ 09/2012/TT-NHNN), khách hàng vay vốn tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi có trách nhiệm cung cấp các thơng tin, tài liệu, chứng từ thanh tốn theo quy định của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài để phục vụ cho việc xem xét, quyết định sử dụng các phƣơng tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay theo quy định tại Thông tƣ này và các quy định của pháp luật liên quan. Cũng tại Thông tƣ 09/2012/TT-NHNN, đã đƣa ra quy định về việc các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải sử dụng các phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thanh toán trực tiếp cho bên thụ hƣởng trừ một số trƣờng hợp đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tƣ này.
Nhƣ vậy, pháp luật ngân hàng cho phép NHTM đƣợc xem xét, quyết định việc sử dụng các phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt hoặc dùng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản thanh toán với khách hàng đối với các trƣờng hợp quy định tại
28
Xem điểm n khoản 1 Điều 23 Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN.
29
khoản 2 Điều 3 Thơng tƣ 09/2012/TT-NHNN. Các trƣờng hợp cịn lại, NHTM phải sử dụng các phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Cùng với đó, bên vay có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định của NHTM để phục vụ cho việc xem xét, quyết định sử dụng các phƣơng tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay. Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn của bên vay. Ví dụ, sử dụng phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt (séc, lệnh chi, thẻ ngân hàng...) để giải ngân vốn cho vay, ngân hàng chuyển tiền cho bên thụ hƣởng hoặc bên vay khi có đủ điều kiện theo quy định đối với phƣơng tiện thanh tốn đó. Thơng qua việc đáp ứng các điều kiện (chẳng hạn nhƣ đƣa ra các chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn của bên vay hay thực hiện đúng tiến độ phƣơng án sử dụng vốn...) mà ngân hàng sẽ quyết định giải ngân cho bên thụ hƣởng hoặc bên vay. Trong khi đó, nếu giải ngân bằng tiền mặt có thể tạo điều kiện cho khách hàng dùng tiền vay từ ngân hàng để trả khoản vay bên ngoài hoặc các mục đích khác với thỏa thuận, nhằm che giấu mục đích sử dụng vốn thực sự. Hơn nữa, việc giải ngân bằng tiền mặt có thể tạo điều kiện che giấu tình hình tài chính thực tế của khách hàng, làm cho ngân hàng khó kiểm sốt. Tùy vào từng nhu cầu vốn cụ thể mà ngân hàng có thể sử dụng các phƣơng tiện thanh toán cho phù hợp. Những nhu cầu vốn mà khoản tiền vay lớn (từ 100 triệu đồng trở lên trừ một số trƣờng hợp ví dụ nhƣ trả lƣơng cho ngƣời lao động) thì phƣơng tiện thanh toán bắt buộc phải là các phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Điều này giúp ngân hàng hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay, nhất là các rủi ro về mục đích sử dụng vốn của bên vay.
Chính vì vậy, việc đƣa ra các thỏa thuận về giải ngân vốn cho vay và sử dụng phƣơng tiện thanh toán giữa ngân hàng và bên vay đƣợc pháp luật ngân hàng quy định là một nội dung bắt buộc trong thỏa thuận cho vay. Nếu nhƣ ngân hàng có một cơ chế thông minh và xem xét một cách toàn diện, khách quan về bên vay để quyết định phƣơng tiện thanh tốn phù hợp sẽ góp phần giúp ngân hàng quản lý nguồn vốn cho vay tốt hơn, tránh rủi ro về việc bên vay sử dụng vốn sai mục đích.