Các giải pháp quản lý rủi ro liên quan đến sự thay đổi tình trạng pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại (Trang 53 - 58)

32 Nguyễn Ngọc Bích (2015), Tư duy pháp lý của luật sư: nhìn thật rộng và đánh tập trung, Nhà xuất bản trẻ, tr 51.

3.3.2. Các giải pháp quản lý rủi ro liên quan đến sự thay đổi tình trạng pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mạ

lý của bên vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Về việc sau khi giải ngân, cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, đây là rủi ro không ngăn chặn đƣợc, tuy nhiên, có thể hạn chế thiệt hại xảy ra.

Việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ với ngân hàng sau khi sự kiện này xảy ra đƣợc pháp luật dân sự quy định một cách rõ ràng. Trong nội dung của khóa luận này sẽ khơng đi sâu vào nghiên cứu vấn đề trên. Theo quan điểm của tác giả, tùy vào tiềm lực tài chính của mỗi khách hàng và hồn cảnh, tình huống, quy định của pháp luật có liên quan, mà ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng về việc chấm dứt hợp đồng khi các tình huống trên xảy ra, nhằm thu hồi vốn một cách kịp thời và nhanh chóng.

Về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp nhân là

bên vay, đây là hoạt động nội bộ của pháp nhân và ngân hàng không thể can thiệp.

Tuy nhiên, các rủi ro từ việc tổ chức lại pháp nhân dƣới các hình thức trên khơng phải là khơng có giải pháp để hạn chế, ngăn ngừa.

Đối với các pháp nhân là doanh nghiệp, LDN 2014 đã đƣa ra các quy định đƣợc cho là có ý nghĩa trong việc quản lý các rủi ro này. Khi bên vay là doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại, thì các nghị quyết chia, tách, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp đều phải đƣợc gửi tới ngân hàng (với tƣ cách là chủ nợ) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua52. Đây là nghĩa vụ thông báo cho ngân hàng biết về tình trạng pháp lý hiện tại của bên vay. Thơng qua nghĩa vụ này, ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc đƣa ra các phƣơng án hợp lý đối với bên vay. Cùng với đó là việc đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan này sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của bên vay trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong các trƣờng hợp chuyển đổi doanh nghiệp quy định tại Điều 196, Điều 197, Điều 198 LDN 2014, không quy định về nghĩa vụ thơng báo cho chủ nợ mà chỉ có quy định về việc đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan này sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Ngân hàng (là chủ nợ hoặc có ý định cho doanh nghiệp vay) có thể tra cứu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, để biết về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Giúp ngân hàng tránh đƣợc những rủi ro khơng đáng có từ việc thay đổi tình trạng pháp lý của bên vay. Khi chia, tách doanh nghiệp là bên vay, các công ty mới, công ty bị tách, công ty đƣợc tách sẽ liên đới chịu trách nhiệm

52

Xem điểm a khoản 2 Điều 192; điểm a khoản 4 Điều 193; điểm b khoản 2 Điều 194; điểm b khoản 2 Điều 195 LDN 2014.

đối với các khoản nợ chƣa thanh tốn (trong đó có nợ của ngân hàng). Điều này là một quy định hợp lý, giúp ngân hàng có thể loại bỏ đƣợc trƣờng hợp một trong các công ty đƣợc chia, tách từ bên vay trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Các trƣờng hợp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nghĩa vụ thanh tốn nợ sẽ đƣợc cơng ty hợp nhất, cơng ty nhận sáp nhập, công ty chuyển đổi kế thừa. Dù pháp luật doanh nghiệp quy định khá rõ ràng về nghĩa vụ thanh toán nợ chƣa đến hạn, tuy nhiên, ngân hàng cũng cần chú ý đến các thỏa thuận sau khi bên vay tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp để không vƣớng vào những “cái bẫy” mà bên vay tạo ra.

Đối với các pháp nhân không phải là doanh nghiệp, việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình pháp nhân đƣợc quy định trong BLDS. Tuy nhiên, pháp luật dân sự lại không quy định về nghĩa vụ thông báo cho chủ nợ, hay các vấn đề về đăng ký thay đổi tình trạng pháp lý của các pháp nhân này. Vì vậy, ngân hàng khi xác lập, ký kết thỏa thuận cho vay cần đƣa yêu cầu về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi bên vay có sự thay đổi về tình trạng pháp lý. Đồng thời, đặt ra các chế tài nếu nhƣ nghĩa vụ cung cấp thông tin không đƣợc khách hàng đảm bảo thực hiện.

Nói chung, đối với các pháp nhân dù là doanh nghiệp hay không phải doanh nghiệp nếu nhƣ có việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hay chuyển đổi loại hình pháp nhân, khi ký kết thỏa thuận cho vay, ngân hàng nên có thỏa thuận về việc có thể chấm dứt hợp đồng trƣớc khi xảy ra sự kiện trên. Thỏa thuận nhƣ vậy có thể giúp ngân hàng hạn chế tối đa đƣợc rủi ro xảy ra, đồng thời chủ động hơn trong việc đƣa ra các quyết định đúng đắn về việc nên tiếp tục hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.

Ngoài ra, trong trƣờng hợp giao dịch bảo đảm đƣợc ký kết giữa bên thứ ba với ngân hàng nhằm bảo đảm khoản vay cho bên vay, sau khi bên vay tổ chức lại pháp nhân, tác giả thấy rằng pháp luật nên quy định về việc bảo lƣu nghĩa vụ bảo đảm của bên thứ ba đối với pháp nhân sau khi tổ chức lại. Đồng thời, có thể quy định việc đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm nếu nhƣ trƣớc khi bên vay tổ chức lại pháp nhân mà giao dịch bảo đảm đã đƣợc đăng ký. Nhƣ vậy, sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để điều chỉnh cho vấn đề này mà không phải phụ thuộc vào thiện chí từ bên bảo đảm nhƣ trƣớc nữa.

Kết luận Chƣơng 3

Trong nội dung của chƣơng này, bằng việc làm rõ các biểu hiện, nguyên nhân rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của NHTM, tác giả đi đến trình bày các giải pháp dƣới góc độ pháp lý để quản lý riêng đối với rủi ro này. Rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của NHTM có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong q trình cho vay, có những biểu hiện đa dạng

và phức tạp. Nguyên nhân gây ra rủi ro cũng xuất phát từ nhiều yếu tố: cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Đối với các giải pháp quản lý rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của NHTM, chủ yếu là những cách thức mà ngân hàng có thể vận dụng tốt, tối đa hiệu quả các giải pháp pháp lý từ quy định của pháp luật hiện hành về quản lý rủi ro này. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra kiến nghị về việc hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến xác định thành viên, đăng ký thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân, và các quy định pháp luật liên quan đến giao dịch bảo đảm khi bên vay tiến hành tổ chức lại pháp nhân. Nhƣ vậy, nội dung của chƣơng này tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản nhất của rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của NHTM và đƣa đến những cái nhìn đầy đủ và tồn diện đối với rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay trong hoạt động cho vay của NHTM.

KẾT LUẬN

Bằng việc đƣa ra những cái nhìn tổng quan về rủi ro và pháp luật về rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại, khóa luận đã làm sáng tỏ về các khái niệm, đặc điểm, phân loại rủi ro và nội dung, mục tiêu của pháp luật quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Cùng với đó, khóa luận cũng đã đi sâu tìm hiểu về các biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp quản lý đối với rủi ro về mục đích sử dụng vốn của bên vay và rủi ro về tƣ cách pháp lý của bên vay. Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM đã thực sự hƣớng tới mục tiêu cơ bản của nó là nhằm nhận diện, phát hiện rủi ro và hạn chế, ngăn ngừa rủi ro đối với NHTM khi tiến hành hoạt động cho vay. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM và các quy định pháp luật liên quan khác cịn có một số hạn chế.

Dƣới đây là một số khuyến nghị đối với việc áp dụng pháp luật để quản lý tốt rủi ro đối với NHTM trong hoạt động cho vay và đối với việc hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này:

- Đối với NHTM trong việc áp dụng pháp luật liên quan nhằm quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay:

Thứ nhất, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, thay vào đó ƣu tiên giải ngân thơng

qua các phƣơng tiện thanh tốn khơng bằng tiền mặt nhằm tăng cƣờng việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của bên vay đồng thời cũng là minh bạch hóa các hoạt động kinh doanh, sản xuất của bên vay.

Thứ hai, việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn phải đƣợc thực hiện thƣờng

xuyên và nên thỏa thuận với khách hàng về một sự kiểm tra đột xuất. Cùng với đó là ƣu tiên việc tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn trên thực tế.

Thứ ba, tách biệt bộ phận tín dụng và bộ phận thẩm định để đảm bảo việc

thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng trở nên độc lập, khách quan.

Ngoài ra, một số giải pháp khác liên quan đến nội dung của quy định nội bộ, thỏa thuận cho vay hay các vấn đề liên quan đến đại diện của bên vay mà tác giả đã phân tích trong khóa luận, đƣợc khuyến nghị để ngân hàng áp dụng, nhằm quản lý tốt rủi ro.

Thứ nhất, đối với quy định tại khoản 2 Điều Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN,

một trong những nhu cầu vốn không đƣợc cho vay là để thanh tốn các chi phí đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm, cần phải có hƣớng dẫn chi tiết về nội dung này. Pháp luật ngân hàng có thể khoanh vùng những giao dịch, hành vi thuộc lĩnh vực nào bị cấm để quy định này trở nên chặt chẽ và rõ ràng hơn.

Thứ hai, trong trƣờng hợp giao dịch bảo đảm đƣợc ký kết giữa bên thứ ba với

ngân hàng nhằm bảo đảm khoản vay cho bên vay, sau khi bên vay tổ chức lại pháp nhân, pháp luật cần quy định về việc bảo lƣu nghĩa vụ bảo đảm của bên thứ ba đối với pháp nhân sau khi tổ chức lại. Đồng thời, có thể quy định việc đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm nếu nhƣ trƣớc khi bên vay tổ chức lại pháp nhân thì giao dịch bảo đảm đã đƣợc đăng ký.

Thứ ba, pháp luật cần quy định về việc xác định thành viên, đăng ký thay đổi

thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân vì nó có ý nghĩa trong việc bên vay là thành viên của các chủ thể này và dùng tài sản chung của các thành viên làm tài sản bảo đảm.

Thứ tư, cần quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên vay (pháp nhân là

doanh nghiệp hay không là doanh nghiệp) khi tiến hành việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp nhân. Ngoài ra, đối với pháp nhân không là doanh nghiệp tiến hành chia, tách pháp nhân, pháp luật dân sự hiện hành nên quy định về việc chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ chƣa thanh tốn (trong đó có nợ ngân hàng) giống nhƣ đối với pháp nhân là doanh nghiệp đã đƣợc Luật Doanh nghiệp điều chỉnh. Từ đó, tạo nên sự đồng bộ, thống nhất của pháp luật, phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.

Nhƣ vậy, với đề tài “Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại”, khóa luận này sẽ giúp ích cho các ngân hàng thƣơng

mại trong việc phát hiện, nhận diện đƣợc các rủi ro trong hoạt động cho vay. Đồng thời ngăn ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra và nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng có thể có các cách thức để hạn chế tối đa thiệt hại do rủi ro từ hoạt động cho vay của ngân hàng gây ra, đặc biệt là các rủi ro từ mục đích sử dụng vốn của bên vay và từ tƣ cách pháp lý của bên vay dƣới góc độ pháp lý. Hơn nữa, tác giả có đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM. Khóa luận này hy vọng có thể là nguồn tài liệu bổ ích cho các cơng trình nghiên cứu khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)