Phân tích tình hình doanh số cho vay của Sacombank Bình Minh từ năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long - phòng giao dịch bình minh (Trang 61 - 96)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK BÌNH MINH

4.2.2. Phân tích tình hình doanh số cho vay của Sacombank Bình Minh từ năm

năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012

4.2.2.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của Sacombank Bình Minh từ năm 2009 đến 6 tháng đầu 2012

Xét về tỷ trọng doanh số cho vay ta thấy, cơ cấu cho vay của ngân hàng từ năm 2009 đến 6 tháng đầu 2012 dịch chuyển theo hƣớng tăng cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung, dài hạn. Do nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn bị hạn chế, nên ngân hàng chỉ tập trung vào khách hàng truyền thống và một số khách hàng có năng lực tài chính tốt, dẫn đến doanh số cho vay trung và dài hạn tăng giảm liên tục. Để giải thích thêm cho vấn đề này, chúng ta hãy xem xét bảng số liệu 5 trang 45.

a. Doanh số cho vay ngắn hạn

Dựa vào bảng 5 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tại sacombank Bình Minh ln tăng qua các năm. Trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay và tăng từ 74,02% - 85,17%. Cụ thể là năm 2009, DSCVNH đạt 364.606 triệu đồng chiếm đến 74,02% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2010, tổng DSCVNH tăng một cách vƣợt bậc và đạt 468.851 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 104.245 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 28,59%. Năm 2011, DSCVNH tăng nhẹ nhƣng vẫn chiếm đến 78,26% trong tổng doanh số cho vay và đạt 489.184 triệu đồng, so với năm trƣớc thì tăng 20.333 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 4,34%. Bƣớc sang 6 tháng đầu 2012, tổng doanh số cho vay ngắn hạn đạt tốc độ tăng mạnh nhất và chiếm đến 85,17% trong tổng DSCV và đạt 262.364 triệu đồng, tăng so với 6 tháng cùng kỳ năm trƣớc 69.310 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 35,90%.

Nguyên nhân cho DSCVNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và luôn tăng qua các năm bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho ngân hàng. Đồng thời là do khách hàng vay vốn tại Sacombank Bình Minh chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và đối tƣợng vay chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, trồng trọt, chăn ni,…Thêm vào đó, ngƣời dân thƣờng có tâm lý khơng mong muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 15/01/2010, Nghị

Bảng 5 : TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2012

(Nguồn: Sacombank Bình Minh)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010-2009 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 6 tháng 2012-6 tháng 2011 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) 1. Ngắn hạn 364.606 468.851 489.184 193.054 262.364 104.245 28,59 20.333 4,34 69.310 35,90 2. Trung và dài hạn 127.958 117.212 135.854 41.435 45.692 -10.746 - 8,40 18.642 15,90 4.257 10,27 Tổng Doanh số cho vay 492.564 586.063 625.038 234.489 308.056 93.499 18,98 38.975 6,65 73.567 31,37 ĐVT: Triệu đồng

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín chi nhánh Vĩnh Long- PGD Bình Minh

quyết 18/NQ-CP ngày 06/4/2010, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của CP, NH đã tập trung hỗ trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh và mở rộng cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn. Điều này đã góp phần làm tăng doanh số cho vay, phần lớn là cho vay ngắn hạn. Trong đó, mục đích chủ yếu là bổ sung vốn lƣu động, vốn cho trồng trọt, chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở…

b. Doanh số cho vay trung và dài hạn

Hình thức cho vay này có xu hƣớng ngƣợc lại so với cho vay ngắn hạn. Mục đích của khách hàng cho vay trung và dài hạn tại Sacombank Bình Minh nhằm mở rộng trang trại chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh, mua sắm thiết bị cho phân xƣởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên. Dựa vào bảng 4.4 trang 45 ta thấy DSCVTVDH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSCV chỉ dao động trong khoản từ 14,83% - 25,98%. Năm 2009, do NHNN đã ban hành thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN về việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống cịn 30%. Trong khi đó, nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng. Do đó doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối 25,98% trong tổng DSCV và đạt đến 127.958 triệu đồng. Nhƣng khoảng thời gian từ năm 2010 trở đi đến 6 tháng đầu 2012, DSCVTDH chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng DSCV so với năm 2009 và tăng giảm không đều qua các năm này. Cụ thể năm 2010, DSCVTDH giảm nhẹ chỉ còn 117.212 triệu đồng, tức giảm 8,40% so với năm trƣớc. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động trung và dài hạn liên tục giảm trong năm này. Mặt khác, cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu nên mặc dù có nhiều hồ sơ xin vay vốn trung, dài hạn nhƣng chính sách cho vay của ngân hàng là tập trung các món ngắn hạn để hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Song song đó, các khoản cho vay trung và dài hạn chƣa đem lại kết quả tốt cho ngân hàng. Chính vì những lý do đó nên NH rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay trung và dài hạn, chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên kể từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2012, DSCVTDH tăng nhẹ trở lại là do sự tăng giá xăng dầu trên thế giới đã góp phần làm cho giá xăng dầu trong nƣớc tăng lên liên tục nên gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất

kinh doanh do tốn nhiều chi phí ở yếu tố đầu vào. Từ đó, giá thành đƣợc đẩy lên cao, mà đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn phải chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ sự tăng giá của xăng dầu. Bởi vì do yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp này không thể tăng giá bán lên liên tục theo sự tăng giá của xăng dầu trong thời gian ngắn. Vì vậy các doanh nghiệp này thƣờng ngại tìm đến đối với các khoản vay ngắn hạn. Do các khoản vay này có thời gian đáo hạn ngắn; trong khi đó,các doanh nghiệp này chƣa có mơi trƣờng kinh doanh ổn định để họ nắm chắc đƣợc rằng sẽ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì thế mà trong khoản thời gian này họ thƣờng tìm đến các khoản tín dụng trung và dài hạn hơn điều này đã làm cho DSCVTDH tăng nhẹ trong giai đoạn này.

Nhìn chung, NH khơng ngừng tăng cƣờng công tác cho vay nhƣng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, năm 2011 và 6 tháng đầu 2012 tỷ trọng của nó chiếm trên 80% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung, dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhƣng nó vẫn có vai trị quan trọng, lợi nhuận của việc cho vay trung và dài hạn ổn định hơn cho vay ngắn hạn, vì vậy NH cần chọn lọc các khách hàng vay trung và dài hạn có uy tín, đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, có khả năng trả nợ gốc và lãi đầy đủ khi đến hạn để góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

4.2.2.2. Phân tích tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Sacombank Bình Minh giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu 2012.

Cùng với nhịp độ phát triển của kinh tế thị trƣờng thì nhu cầu sử dụng vốn của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện cũng đã tăng lên kéo theo sự gia tăng của doanh số cho vay. Trong những năm qua doanh số cho vay nói chung có nhiều biến động cụ thể qua bảng số liệu 6 trang 48 chúng ta sẽ thấy rõ hơn:

a. Doanh nghiệp

Nhìn chung doanh số cho vay đối với doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số cho vay đối với cá nhân trong tổng doanh số cho vay , luôn dao động trong khoảng từ (21,35%-40%) và luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009, DSCV đối với doanh nghiệp tƣ nhân đạt 147.719 triệu đồng. Năm 2010, con số này bắt đầu tăng nhẹ và đạt 195.354 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 47.635 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 32,24%. Năm 2011, tiếp tục tăng 27,98% so với năm 2010 và đến 6 tháng đầu năm 2012 thì tăng 23,48% so với 6

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín chi nhánh Vĩnh Long- PGD Bình Minh

(Nguồn: Sacombank Bình Minh)

CHỈ TIÊU NĂM Chênh lệch 2010-2009 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 6 tháng 2012- 6 tháng 2011 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh Nghiệp tƣ nhân 147.719 195.354 250.015 53.264 65.773 47.635 32,24 54.661 27,98 12.509 23,48 Cá nhân 344.845 390.709 375.023 181.225 242.283 45.864 13,30 -15.686 -4,01 61.058 33,69 Tổng 492.564 586.063 625.038 234.489 308.056 93.499 18,98 38.975 6,65 73.567 31,37

Bảng 6 : TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA SACOMBANK BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2012

tháng cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân của việc gia tăng liên tục này là do trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp buôn bán đa dạng và phong phú các mặt hàng nhƣ trang trí nội thất, bán vật liệu xây dựng, phụ tùng xe các loại, các hãng xe gắn máy. Vì vậy, nhu cầu về vốn đối với loại hình doanh nghiệp này là rất lớn, một phần để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần để mở rộng hoạt động. Chính vì vậy, doanh số cho vay đối tƣợng này không ngừng tăng lên để hỗ trợ vốn kịp thời cho các DN và góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng.

b. Cá nhân

Doanh số cho vay với thành phần này chủ yếu là cho vay đối với hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và cá nhân để mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, buôn bán quy mô nhỏ và tiêu dùng. Mặt khác, từ cuối năm 2009 ngân hàng cũng đã triển khai đƣa dịch vụ tín dụng dành cho giáo viên của các trƣờng mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng nhƣ các cán bộ tại các cơ quan nhà nƣớc làm việc trên địa bàn huyện. Có thể thấy đƣợc đó là một nguồn thu khơng nhỏ theo thời gian và rất ổn định do họ có thu nhập ổn định cộng với lãi suất cao của tín dụng trung hạn. Chính vì vậy mà DSCV đối với cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với DSCV đối với doanh nghiệp, luôn dao động trong khoảng từ (60%-78,65%) và luôn tăng giảm không đều qua các năm trong giai đoạn từ 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể trong năm 2010, DSCV đối với cá nhân đạt 390.709 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 45.864 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 13,30%. Năm 2011, DSCV đối với cá nhân đạt 375.023 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2010 là 15.686 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 4,01%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do lạm phát tăng lên, ngân hàng e ngại cung cấp vốn cho nhóm khách hàng này bởi nguồn trả nợ của họ bị giảm sút. Mặt khác là vì lãi suất cho vay tăng cao cũng đã làm ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm lý của ngƣời dân. Nhƣng bƣớc sang 6 tháng đầu 2012, DSCV cá nhân lại bắt đầu tăng trở lại và đạt 242.283 triệu đồng, cao hơn so với 6 tháng cùng kỳ năm trƣớc là 33,69% và đây là năm mà DSCV đối với cá nhân đạt tốc độ tăng mạnh nhất là do nhu cầu vốn của ngƣời dân trên địa bàn ngày càng tăng nên hoạt động cho vay cá nhân tăng một cách vƣợt bậc là điều khơng thể tránh khỏi.

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín chi nhánh Vĩnh Long- PGD Bình Minh

Nhìn chung ta có thể thấy đƣợc mọi loại hình kinh tế đều đƣợc ngân hàng tham gia hỗ trợ. Với tinh thần phục vụ vì cộng đồng, xã hội Sacombank Bình Minh không chỉ đạt mục tiêu lợi nhuận mà cịn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng ngày càng vững mạnh.

4.2.2.3. Phân tích tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Sacombank Bình Minh giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu 2012.

Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế giúp ta thấy đƣợc sự tác động của từng ngành đến doanh số cho vay của ngân hàng qua từng năm và tùy theo tình hình kinh tế địa phƣơng mà có sự dịch chuyển phù hợp để hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt hơn. Cụ thể qua bảng số liệu 7 trang 51 chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này:

a. Nông nghiệp:

Nhƣ chúng ta đã biết, Sacombank Bình Minh đang hoạt động trên địa bàn có khả năng phát triển nơng nghiệp mạnh, vì thế nơng nghiệp là thị trƣờng rộng lớn rất có tiềm năng. Tuy nhiên bản chất của nông nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nên bà con sản xuất theo mùa vụ là chủ yếu, thƣờng 1 vụ lúa khoảng 4 tháng thu hoạch, 1 vụ tôm là 4 - 5 tháng mới thu hoạch, vì lẽ đó nên nhu cầu vay vốn của nông dân theo từng thời gian nhất định. Trồng lúa, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của Vĩnh Long nói chung và huyện Bình Minh nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng bổ sung vốn lƣu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất, do đó năm 2009 doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp đạt 39.405 triệu đồng. Sang năm 2010, con số này tăng lên đến 129.344 triệu đồng, tăng một cách vƣợt bậc 228,24% so với năm trƣớc. Đến năm 2011, do thời tiết diễn biến thất thƣờng cùng với dịch bệnh hoành hành, đầu ra sản phẩm bấp bênh, giá bán thấp, khiến nông dân gặp không ít khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp, chính vì lẽ đó để đảm bảo nguồn vốn cho vay đƣợc an toàn, năm 2011 ngân hàng đã giảm cho vay nông nghiệp xuống còn 62.503 triệu đồng, giảm mạnh 51,68% so với năm 2010. Tuy nhiên khi bƣớc sang những tháng đầu năm 2012 thì tình hình sản xuất nơng nghiệp của nông dân đã phục hồi trở lại. Thêm vào đó trong năm này, chủ trƣơng của chính quyền địa phƣơng là nên khuyến khích mở rộng sản xuất nông nghiệp và tái sản xuất, nông dân phải đƣợc

(Nguồn: Sacombank Bình Minh) CHỈ TIÊU NĂM Chênh lệch 2010-2009 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 6 tháng 2012- 6 tháng 2011 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông nghiệp 39.405 129.344 62.503 43.312 86.255 89.939 228,24 -66.841 -51,68 42.943 99,15 Công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp 83.391 175.818 125.006 79.609 92.416 92.427 110,84 -50.812 -28,90 12.807 16,09 Ngành nghề khác 369.768 280.901 437.529 111.568 129.385 -88.867 -24,03 156.628 55,76 17.817 15,96

Tổng 492.564 586.063 625.038 234.489 308.056 93.499 18,98 38.975 6,65 73.567 31,37

Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA SACOMBANK BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2012

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín chi nhánh Vĩnh Long- PGD Bình Minh

chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn, có thêm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nông dân mạnh dạn vay vốn để tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Nắm bắt đƣợc tình hình trên, trong 6 tháng đầu năm 2012, Sacombank Bình Minh đã cho vay 86.255 triệu đồng, chiếm 28% về tỷ trọng cho vay của ngân hàng, đồng thời tăng 99,15% so với 6 tháng cùng kỳ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long - phòng giao dịch bình minh (Trang 61 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)