Tạm dừng và chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo hiểm thất nghiệp (Trang 38 - 40)

2.4. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

2.4.1.3. Tạm dừng và chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tạm dừng hƣởng trợ cấp thất nghiệp

Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội quy định hai trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, đó là: - Người lao động không thông báo hàng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm.

- Người lao động bị tạm giam.

Thơng báo việc tìm kiếm việc làm là trách nhiệm của người lao động, nhằm giúp cơ quan bảo hiểm xã hội biết được ngưởi lao động đã có việc làm hay chưa. Bởi vì, chưa tìm kiếm được việc làm cũng là một trong những điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đồng thời cũng nhằm đảm bảo mục đích của bảo hiểm thất nghiệp là bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, nếu có việc làm thì sẽ có thu nhập, vậy ý nghĩa của trợ cấp thất nghiệp sẽ khơng cịn nữa. Vì vậy nếu người lao động không thực hiện thông báo hàng tháng cho cơ quan bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tạm dừng việc chi trả trợ cấp. Nhưng nếu ngưởi lao động tiếp tục thực hiện thông báo và thời gian hưởng trợ cấp của họ vẫn cịn thì vẫn được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp vào tháng tiếp theo (khoản 2 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội, điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 127) nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị thất nghiệp.

Tuy nhiên, quy định ở Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định 127 là không đồng nhất. Điểm a, khoản 2 Nghị định 127 quy định người lao động có trách nhiệm thơng báo với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm, trái với Luật bảo hiểm xã hội là thông báo cho tổ chức bảo hiểm xã hội. Quy định như vậy thì sẽ rất khó khăn cho người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, trường hợp người lao động bị tạm giam cũng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bởi lẽ, khi người lao động đang có việc làm mà bị tạm giam họ cũng bị tạm dừng các khoản thu nhập, trong khi đó trợ cấp thất nghiệp cũng có thể

được coi là một khoản thu nhập của người lao động bị thất nghiệp. Mặt khác, mục đích của trợ cấp thất nghiệp nhằm đảm bảo thu nhập để người lao động bị thất nghiệp có thể duy trì cuộc sống của mình, nhưng khi bị tạm giam thì cuộc sống của họ đã được nhà nước đảm bảo rồi. Vì vậy, để đảm bảo công bằng giữa những người lao động và mục đích của bảo hiểm thất nghiệp, việc tạm giam bị dừng hưởng trợ cấp là điều hợp lý. Cũng giống như trường hợp khơng thực hiện thơng báo tìm việc làm, nếu sau thời gian bị tạm giam mà người lao động cịn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng vào tháng tiếp theo (khoản 2 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội, điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định 127).

Thời gian người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp không được truy lĩnh hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Chấm dứt hƣởng trợ cấp thất nghiệp

Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội quy định các trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đó là những trường hợp đã hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, hoặc người lao động đã có việc làm dẫn đến có thu nhập để đảm bảo cuộc sống, hoặc được Nhà nước đảm bảo cuộc sống bằng một chế độ khác như hưởng lương hưu, hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội không xác định được người lao động đã có việc làm hay chưa do người lao động không thực hiện việc thông báo hang tháng trong 3 tháng liên tục, hoặc người lao động khơng cịn tồn tại (bị chết), hay khơng cịn ở trong nước và chịu sự quản lý của Nhà nước Việt Nam (ra nước ngoài định cư), hoặc được thực hiện các biện pháp hỗ trợ mà từ chối… Những trường hợp này nếu tiếp tục thực hiện trợ cấp thất nghiệp sẽ khơng đảm bảo được mục đích của trợ cấp nhằm bù đắp thu nhập và ổn định kinh tế, hơn nữa có thể làm thâm hụt quỹ khi chi trả khơng đúng đối tượng, vì vậy nên chấm dứt hưởng trợ cấp là hợp lý.

Riêng đối với hai trường hợp người thất nghiệp có việc làm và thực hiện nghĩa vụ quân sự bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nhưng vẫn được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị của tổng trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại. Sở dĩ quy định như vậy là vì, người lao động có ý thức tìm kiếm việc làm để nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động và người lao động đi thực hiện trách nhiệm của công dân với đất nước. Đây là những hoạt động có ý nghĩa tích cực vì vậy nên khuyến khích người lao động thực hiện, hơn nữa cịn để đảm bảo công bằng trong việc đóng và thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Tuy nhiên, Luật quy định nếu người thất nghiệp sau hai lần từ chối nhận việc làm do trung tâm giới thiệu việc làm giới thiệu mà khơng có lý do chính đáng sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhưng lại khơng có hướng dẫn cụ thể như thế nào

là lý do chính đáng. Như vậy sẽ rất thiệt thòi cho người lao động, nếu lý do họ cho là chính đáng nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội lại cho rằng khơng chính đáng, và người lao động có thể bị rơi vào trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo quy định của Thông tư 04, việc hỗ trợ tìm việc làm phải đảm bảo phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của người lao động, nếu không đúng như vậy người lao động có quyền từ chối khơng nhận việc, đây có thể được coi là lý do chính đáng để từ chối nhận việc làm mà không bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra cũng cần làm rõ thêm các lý do chính đáng khác để đảm bảo quyền lợi cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo hiểm thất nghiệp (Trang 38 - 40)