Cơ sở kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo hiểm thất nghiệp (Trang 26)

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới (1986), nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến to lớn. Từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp, khép kín với cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã kích thích sản xuất phát triển tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.

Trước hết, với chính sách mở cửa của nền kinh tế, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã khơng ngừng tăng lên. Tính đến hết năm 2005, cả nước có trên 5.000 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng số vốn gần 50 tỷ USD. Riêng trong năm 2005, đã có 771 dự án mới được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,9 tỷ USD 17. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam khơng chỉ tạo ra cho chúng ta có nguồn vốn lớn để mở rộng sản xuất mà cịn góp phần tạo nhiều cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Cơ cấu lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng liên tục tăng từ 0,99% năm 2000 lên 2,66% năm 2005 18

.

Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005 tạo cơ sở cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập và phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu lao động. Đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất chiếm 87,84% tổng số việc làm trong nền kinh tế 19. Ngoài ra, hàng năm khu vực ngoài quốc doanh đã đóng góp khoảng hơn 60% trong GDP. Kinh tế ngồi quốc doanh phát triển không chỉ khẳng định vị thế của khu vực này trong nền kinh tế quốc dân mà cịn tạo điều kiện để có thể mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở khu vực kinh tế này.

17

Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2005.

18 Tổng cục thống kê, Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế.

19

Tổng cục thống kê, Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế

Sản xuất tăng kéo theo Tổng sản phẩm quốc nội của chúng ta liên lục tăng nhanh từ 228.892 tỷ đồng năm 1992 lên 889.221 tỷ đồng trong năm 2005 20, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta liên tục tăng và ở mức cao trên thế giới. Năm 2005 với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 8,4%, Việt Nam là nền kinh tế

tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á .

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước. Nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống của người dân sẽ cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia bảo hiểm cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho người lao động của các chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thơng qua q trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng cao lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro thất nghiệp khiến cho họ bị mất thu nhập.

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, các chương trình kinh tế - xã hội nhằm giải quyết việc làm đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong năm 2005, nước ta đã giải quyết việc làm cho 1,6 triệu người, trong đó phần lớn việc làm được giải quyết từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, số lao động được giải quyết việc làm thông qua chương trình này là 1.120.000 người chiếm 70% tổng số việc làm; thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm là 405.000 người chiếm 25,32% tổng số việc làm; thông qua xuất khẩu lao động là 75.000 người chiếm 4,68% tổng số chỗ làm việc mới 21. Đây là điều kiện vật chất và là chỗ dựa cơ bản để xây dựng và thực thi các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp một cách có hiệu quả.

Tóm tại, qua gần 20 năm phát triển kinh tế thị trường nước ta đã đạt được những thành tựu đáng mừng về kinh tế. Cùng với việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tách ra trở thành một quỹ tài chính độc lập với ngân sách Nhà nước, Việt Nam về cơ bản đã đủ điều kiện về mặt tổ chức và tài chính để xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

1.3.3. Cơ sở pháp lí

20 Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế

21

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật nước ta có sự chuyển hướng mạnh mẽ nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội đang được hình thành trong cơ chế mới. Sự chuyển đổi này của hệ thống pháp luật đã có tác động tích cực làm cho kinh tế - xã hội nước ta phát triển.

Trước hết, đó là sự ra đời của Hiến Pháp 1992. Mặc dù trong Hiến Pháp không đề cập đến vấn đề thất nghiệp và giải quyết thất nghiệp nhưng đã xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường (Điều 15 Hiến Pháp). Bên cạnh đó, Điều 55 Hiến Pháp có quy định: “Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người

lao động” và Điều 56 Hiến pháp có đề cập tới việc “Nhà nước khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động” làm cơ sở cho việc ban

hành các đạo luật liên quan đến vấn đề thất nghiệp và giải quyết thất nghiệp cho người lao động.

Thứ hai, Bộ luật lao động 1994 đã điều chỉnh các quan hệ lao động và quản lý lao động phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đặc biệt quy định tại Điều 140 Bộ luật lao động 1994 (đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2002): “Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo lại đối với người lao động thất nghiệp, tỷ lệ

đóng bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện và mức trợ cấp thất nghiệp, việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp” là nền tảng để chúng ta có thể xây dựng chế

độ bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ ba, trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, nước ta đang từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trên tất cả các lĩnh vực trong đó có pháp luật. Nước ta gia nhập ILO phải tuân thủ các quy định chung về lao động, thất nghiệp của tổ chức này. Vì vậy, việc xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã đáp ứng được yêu cầu của hội nhập và những quy định của ILO là cơ sở pháp lí xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Trước nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, đồng thời nhận thấy rằng Việt Nam về cơ bản đã hội đủ các điều kiện để xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá IX đã chỉ rõ: “Khẩn trương bổ sung chính sách bảo hiểm xã

hội, ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp”. Để thực hiện nghị quyết của Trung ương

Đảng, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng trình Chính phủ và Quốc hội Luật bảo hiểm xã hội, trong đó có một chương (Chương V) quy định cụ thể chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Luật bảo hiểm xã hội đã được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khố XI thơng qua ngày 29/6/2006 và chế độ bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp được ban hành, cùng với các chế độ bảo hiểm xã hội khác quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, không những làm cho hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội nước ta dần

được hoàn thiện, đầy đủ,đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, mà cịn góp phần giải quyết những bức xúc nảy sinh trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước ta. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp được ra đời đã đáp ứng nguyện vọng của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời thực sự là một lựa chọn tốt nhất trong số các biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở nước ta.

C ƢƠNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 2.1. Hình thức của bảo hiểm thất nghiệp

Trên thế giới có hai hình thức bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cơng cộng và an tồn xã hội. Cịn bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm mà pháp luật quy định cho người tham gia bảo hiểm được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập. Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội, do đó nó cũng có hai hình thức là bắt buộc và tự nguyện. Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất lớn, nó khơng chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho cá nhân người thất nghiệp, tạo cơ hội cho họ quay trở lại với thị trường lao động mà cịn góp phần quan trọng ổn định chính trị, xã hội, tạo nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo phương thức bắt buộc có vẻ như phù hợp và hiệu quả hơn.

Ở nước ta cũng quy định bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ bảo hiểm bắt buộc bởi vì nếu quy định hình thức tham gia tự nguyện sẽ có nhiều bất cập. Thơng thường chỉ có những người lao động hoặc doanh nghiệp thường xuyên không ổn định việc làm, khả năng thất nghiệp lớn mới tham gia đóng góp bảo hiểm thất nghiệp. Mà như chúng ta đã biết, quỹ bảo hiểm thất nghiệp bên cạnh nội dung pháp lý, nó cịn chứa đựng nội dung xã hội theo nguyên tắc “lấy số đơng bù số ít”. Do đó cần phải có sự giúp đỡ của cộng đồng, cùng nhau chia sẻ rủi ro khi thất nghiệp thì mới khắc phục được tình trạng thu ít chi nhiều. Hay nói cách khác, nếu thực hiện hình thức tham gia bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện thì hiện tượng thâm hụt quỹ trợ cấp thất nghiệp là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ khó quản lý nhất trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội vì nhiều người vẫn có thể nhận trợ cấp thất nghiệp trong khi vẫn có thu nhập từ một cơng việc khơng được đăng ký hoặc một cơng việc nào đó trong một khu vực phi chính thống. Bên cạnh đó, việc trốn tránh đóng góp bảo hiểm thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc quy định bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ bảo hiểm bắt buộc là rất hợp lý. Có như vậy mới bảo đảm tài chính để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp thông qua lượng vật chất nhất định của xã hội.

Đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia khi xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Nhìn chung, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng là người lao động và người sử dụng lao động, song đối tượng này rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể vào quy định của từng nước. Theo kinh nghiệm của các nước, đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp là người lao động bị thất nghiệp và phải có thời gian lao động nhất định, ở lĩnh vực ngành nghề nào đó và làm trong cơ sở có quy mơ lao động theo quy định. Vì vậy, đa số nước quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan nhà nước. Cịn cơng chức nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, những người lao động khơng có chủ, những người lao động làm thuê theo mùa vụ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ở Việt Nam, đối tượng và phạm vi áp dụng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 80 dẫn chiếu đến khoản 2,3,4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, điều kiện đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên. Quy định như vậy, trong một chừng mực nào đó là khá hợp lý, vì ở nước ta, việc xác định đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là rất khó khăn và phức tạp, cho nên bước đầu khi mới triển khai thực hiện chúng ta chỉ áp dụng cho những đối tượng có thể xác định và kiểm sốt được thời gian đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp thông qua hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc.

Bên cạnh đó, tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 127) có quy định về hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, bao gồm cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Đây là những viên chức được tuyển dụng không theo hợp đồng làm việc mà theo các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm. Nghị định số 116/2003/NĐ-CP tại Điều 15 và Điều 52 quy định tất cả viên chức (kể cả người được bổ nhiệm chức vụ đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu) được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước đều phải thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc. Như vậy, mọi viên chức đều là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Điều kiện đối với người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là phải sử dụng từ 10 lao động trở lên. Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 1 năm 2009 hướng dẫn một số điều NĐ 127/2008/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thơng tư 04), tại mục III.1.1 có quy định về số lao động được người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên bao gồm: “số lao động Việt Nam đang thực hiện hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo hiểm thất nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)