Công tác tổ chức, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo hiểm thất nghiệp (Trang 56)

3.2. Một số vấn đề khi triển khai áp dụng bảo hiểm thất nghiệp ở

3.2.3. Công tác tổ chức, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Do tính chất đặc thù, bảo hiểm thất nghiệp khơng chỉ có chức năng bù đắp mất mát thu nhập mà cịn có chức năng nhanh chóng đưa người lao động trở lại với công việc. Do vậy, hệ thống tổ chức bảo hiểm thất nghiệp cần phải có khả năng điều phối giữa các hệ thống hiện hành về bảo hiểm xã hội (thu phí và chi trả trợ cấp) và giới thiệu việc làm (theo dõi và quản lý cũng như hỗ trợ người lao động), vì vậy ở nhiều nước trên thế giới chức năng này thường được giao cho các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm. Ở nước ta hệ thống tổ chức bảo hiểm thất nghiệp được giao cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong khi đó điểm đáng lo ngại là cơ quan bảo hiểm xã hội lại khơng có chức năng đảm bảo thực hiện các chế độ khác không kém quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp là: tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức dạy nghề cho người lao động để tăng cao khả năng tái tìm việc làm sau khi thất nghiệp. Do đó, theo Nghị định 127, chức năng này được giao cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện vì hiện nay hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và đào tạo nghề do cơ quan này quản lý.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự phối kết hợp giữa hai cơ quan này có được thường xuyên và liên tục đảm bảo hiệu quả quản lý hay không, trong khi việc để thống nhất quản lý vốn được coi là khâu yếu trong hoạt động của hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước.

27

Http://www.baohiem.pro.vn/Ins_News_Article.asp?CatID=59&ID=2713 Tin về An sinh xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam

3.2.4. Hỗ trợ tƣ vấn, giới thiệu việc làm

Chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp của bảo hiểm thất nghiệp chưa được lồng ghép với các chương trình tìm việc làm nên khả năng tạo việc làm cho người lao động bị hạn chế.

Bên cạnh đó, cịn một số thách thức mà hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm có thể sẽ gặp khi triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đó là:

Thứ nhất, tình trạng quá tải đối với đối với các trung tâm giới thiệu việc làm nhà nƣớc

Ở hầu hết các quốc gia, khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ có trung tâm giới thiệu việc làm cơng (nhà nước) tham gia với vai trị hỗ trợ cho người thất nghiệp tìm việc làm mới. Ở nước ta, vai trò này cũng được giao cho trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Một thực tế đặt ra đối với nước ta là tại mỗi tỉnh, thành phố thường chỉ có trung tâm giới thiệu việc làm công trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh với quy mơ khơng lớn, trong khi đó, số lượng các loại hình trung tâm dịch vụ việc làm khác thì rất nhiều. Nếu thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì lượng người đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm công sẽ tăng đột biến và hiện tượng quá tải là không thể tránh khỏi.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng về thông tin chƣa đảm bảo

Hiện nay, một mạng lưới thơng tin hiện đại có khả năng chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở giới thiệu việc làm ở Việt Nam là chưa có. Tình trạng này dẫn đến có nơi có nhu cầu mà khả năng đáp ứng lại khơng có, có nơi có khả năng đáp ứng lại khơng có nhu cầu. Đây là hiện tượng mất cân đối cung cầu trong thị trường lao động.

Thứ ba, nhân lực chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản

Ở nước ta, chưa có trường đào tạo cán bộ chuyên môn cho lĩnh vực dịch vụ việc làm. Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại các trung tâm giới thiệu việc làm chủ yếu được đào tạo về các lĩnh vực khác, trong số đó chỉ có một số được đào tạo các khóa ngắn hạn về các kỹ năng thực hiện dịch vụ việc làm. Hạn chế này có thể chưa lớn khi chức năng của các trung tâm giới thiệu việc làm mới chủ yếu tập trung vào các hoạt động giới thiệu, môi giới việc làm, đào tạo nghề ngắn hạn… Nhưng khi chức năng được mở rộng thêm thì những hạn chế về chun mơn nghiệp vụ chuyên sâu có thể là một trong những trở ngại ảnh hưởng đến kết quả công việc.

Ở Việt Nam, hiện tại mới có các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

(trong đó có chế độ bảo hiểm thất nghiệp) nhưng các quy định về xử lý vi phạm chưa phù hợp. Chức năng quyền hạn và khả năng tổ chức thực hiện của các tổ chức kiểm tra, thanh tra về lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn hạn chế.

Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2007, quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội là 20 triệu đồng. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 4 năm 2008, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đã tăng lên là 30 triệu đồng. Với mức xử phạt này, các chủ sử dụng lao động dễ dàng đặt ra một bài toán: chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội lợi hơn đi vay vốn ngân hàng, họ sẵn sàng nộp phạt.

Ngồi ra, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn, hoặc không thời hạn. Tuy nhiên, thời gian qua chưa có trường hợp nào bị phạt theo hình thức này. Hơn nữa, Điều 138 Luật bảo hiểm xã hội quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng trong Bộ luật hình sự lại khơng quy định tội danh liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Cùng với quy định mức phạt thấp, cơ quan bảo hiểm xã hội lại khơng có thẩm quyền xử phạt, chỉ được quyền kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động xử lý, do đó làm hạn chế tính kịp thời và nghiêm minh trong xử phạt, giảm hiệu quả trong công tác kiểm tra.

Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Đội ngũ cán bộ thanh tra còn rất mỏng. Với số lượng cán bộ thanh tra lao động toàn hệ thống khoảng 150 người, trong hai năm 2007 và 2008, chỉ thực hiện kiểm tra trên 6.900 doanh nghiệp 28. Đối với đội ngũ cán bộ thanh tra thì đây là con số đáng kể, nhưng so với tổng số các doanh nghiệp thì cịn quá khiêm tốn. Trong thực tế, hầu hết cán bộ làm công tác kiểm tra trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra mà chỉ được học qua các lớp tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ kiểm tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức, số cán bộ này cũng ln được điều chuyển. Do đó cơng tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn.

3.2.6. Một số vấn đề khác

28

Việc luật chưa có những quy định rõ ràng và chi tiết làm cho công tác triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn bị lúng túng. Nhiều thắc mắc được đặt ra xung quanh vấn đề triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Đó là: trường hợp doanh nghiệp lách luật bằng cách ký hợp đồng ngắn hạn để không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hoặc nếu doanh nghiệp ký hợp đồng cho người lao động từ 12 tháng trở lên để đủ tiêu chuẩn được tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng mới được sáu tháng, chủ sử dụng đã hết việc thì xử lý thế nào.

Ngoài ra, thời gian gần đây tại một số khu công nghiệp khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tin đồn từ ngày 01/01/2009, khi thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc. Về vấn đề này, công văn số 3168-BLĐTBXH ngày 8 tháng 9 năm 2008 có hướng dẫn: sau ngày 01/01/2009, người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01/01/2009 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi đã có chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì có nên giữ ngun trợ cấp thơi việc, mất việc làm hay nên bãi bỏ.

Cũng theo quy định của công văn trên thì quy định của bảo hiểm thất nghiệp cịn có chỗ chưa hợp lý. Thực tế, có trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động một năm (từ 8/2008 đến 8/2009) mà không ký tiếp, sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do mới tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp được 8 tháng của năm 2009, cũng không được nhận trợ cấp thơi việc bởi vì chỉ đóng có 4 tháng năm 2008. Trong trường hợp này thì người lao động lại khơng được hưởng trợ cấp gì cả, vậy người lao động phải làm gì để đối phó với tình trạng mất việc làm và thất nghiệp trong năm 2009. Mặt khác, trong năm 2009 sẽ chưa có ai được hưởng chính sách này. Sớm nhất phải đầu năm 2010, tức đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động mới được hưởng. Như vậy, tình hình người lao động thất nghiệp trong năm 2009 coi như chưa có hướng giải quyết.

Tại các doanh nghiệp vai trò bảo vệ, giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật đặt lên vai cơng đồn. Tuy nhiên, tiếng nói của cơng đồn chưa đủ mạnh, chưa giúp người lao động hiểu đúng, hiểu đủ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, thực tế trên địa bàn cả nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ln tìm cách trốn tránh việc thành lập cơng đồn cơ sở hoặc thành lập nhưng chỉ mang tính hình thức. Do đó, khơng dễ gì đấu tranh bảo về quyền lợi cho người lao động trong thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

Lực lượng cán bộ làm công tác bảo hiểm thất nghiệp mới được hình thành, chuyên môn nghiệp vụ chưa được đào tạo bổ sung kịp thời. Tính đến thời điểm này, theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hịa cho biết, phía quản lý nhà nước chưa hề có kế hoạch thêm biên chế cho việc vận hành bảo hiểm thất nghiệp. Do vậy có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của công tác triển khai bảo hiểm thất nghiệp.

3.3. Một số giải pháp nhằm triển khai và hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp

3.3.1. Triển khai theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội và từng bƣớc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

Mặc dù còn nhiều ý kiến về các quy định của bảo hiểm thất nghiệp, song cần phải khẳng định lại rằng, việc xây dựng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp là rất khó, hơn nữa chúng ta lại chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy, khơng nên q cầu tồn và cần phải nhanh chóng triển khai theo đúng quy định trong Luật bảo hiểm xã hội. Thời gian đầu triển khai có thể gây ra những khó khăn bất lợi cho người lao động như việc năm 2009 người lao động bị mất việc hoặc rơi vào tình trạng thất nghiệp mà khơng được hưởng một lợi ích nào cả. Đây cũng là những tồn tại thường xảy ra trong thời kỳ chuyển tiếp của một chính sách mới, nhưng chúng ta đành phải chấp nhận, coi đây như là một “bước đệm” để chuẩn bị cho bảo hiểm thất nghiệp sẽ phát huy vai trò bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước và toàn xã hội trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Nhà nước cũng đã có giải pháp đối phó với tình hình kinh tế năm 2009, khi mà bảo hiểm thất nghiệp đã được triển khai nhưng chưa phát huy được vai trị của mình, đó là ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Theo đó, trong năm 2009 các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế chưa có khả năng thanh tốn tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động bị mất việc làm thì được Nhà nước cho vay để thanh tốn, tối đa là 12 tháng, khơng tính lãi suất. Đối với người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì Nhà nước sẽ tạm ứng từ ngân sách địa phương để trả lương cho người lao động. Ngoài ra, người lao động bị mất việc làm, kể cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị mất việc làm do doanh nghiệp gặp khó khăn phải về nước trước thời hạn được vay vốn để học nghề hoặc tự tạo việc làm.

Mặt khác, chúng ta cần phải xây dựng và khơng ngừng hồn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Chủ động đánh giá hệ thống chính sách ban

hành hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp để kịp thời có văn bản bổ sung, hồn thiện nhằm đáp ứng tốt quyền lợi của người lao động.

Trước hết, là yêu cầu thống nhất quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định 127 về chức năng của cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc đăng ký thất nghiệp, thơng báo tìm việc làm, hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm. Ý kiến của ông Cao Văn Sang - Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này như sau: “Theo tôi được biết quy định trong Nghị định 127 là để thực hiện chức năng quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với chức năng dạy nghề, giới thiệu việc làm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Về nguyên tắc, cả người lao động và các cơ quan chức năng phải thực hiện theo luật. Nhưng trước mắt, để phù hợp với thực tế nên thực hiện theo nghị định. Về lâu dài, các cơ quan chức năng phải sửa đổi để luật và nghị định thống nhất”. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả, theo trình tự thủ tục ban hành văn bản, khi đã phát hiện Nghị định hướng dẫn trái với Luật phải đình chỉ và bãi bỏ ngay chứ khơng nên vì mục tiêu trước mắt phù hợp với thực tế mà vẫn thực hiện, như thế là biết rõ vi phạm mà vẫn thực hiện. Sau khi bãi bỏ Nghị định trái với luật, Chính phủ sẽ đề nghị Quốc Hội sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Bảo hiểm xã hội theo nội dung mới cho phù hợp. Quy trình như vậy tuy hơi rườm rà và tốn kém nhưng nó đảm bảo được tính hợp pháp của các quy định, là cơ sở vững chắc cho luật đi vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, cần ban hành văn bản quy định cụ thể về hiệu lực của chế độ trợ cấp thôi việc và mất việc. Đối với vấn đề có nên hay khơng nên để trợ cấp thôi việc, mất việc khi đã có chế độ Bảo hiểm thất nghiệp có hai luồng ý liến khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Ý kiến thứ nhất cho rằng: hai chế độ này khác nhau về bản chất. Trợ cấp thôi việc, mất việc là khoản tiền đền bù do mất việc làm, là phần phân chia lợi nhuận khi người lao động không làm tại doanh nghiệp nữa, khoản này không ảnh hưởng đến trợ cấp thất nghiệp thuộc hệ thống đảm bảo xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo hiểm thất nghiệp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)