Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp của 3 bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp và dùng để chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi bị thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm đưa người thất nghiệp sớm trở lại thị trường lao động. Pháp luật điều tiết việc thành lập Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bằng hai quy định: những quy định về đóng bảo hiểm và những quy định về quản lý quỹ bảo hiểm.
2.5.1. Những quy định về việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp
2.5.1.1. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Thất nghiệp là một vấn đề rất khó quản lý và dự đốn, việc xây dựng mơ hình bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết vấn đề này ở các nước là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Một trong những khó khăn mà các nước thường gặp trong việc xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề tài chính của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Để đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động khi bị mất việc làm và chủ động nguồn tài chính cho việc chi trả trợ cấp thất nghiệp vấn đề đầu tiên là phải hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ này lớn hay nhỏ, ngoài sự phụ thuộc vào số lượng người tham gia bảo hiểm còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đóng góp của các bên. Kinh nghiệm của 69 nước thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho thấy, hầu như các quốc gia đều có sự hỗ trợ hoặc đóng góp trực tiếp cho việc hình thành từ sự đóng góp của 3 bên: người lao động, người sử dụng lao động, và nhà nước là hợp lý.
Ở Việt Nam, tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội cũng có quy định về việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp chủ yếu từ các nguồn: người sử dụng lao động đóng góp, người lao động đóng góp, nhà nước hỗ trợ, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ, các nguồn thu hợp pháp khác. Trong đó 3 nguồn đóng vai trị chủ đạo là người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước.
Thứ nhất, nguồn đóng góp từ ngân sách nhà nƣớc
Thất nghiệp là một vấn đề xã hội, do đó chính sách đối với vấn đề thất nghiệp là phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo cơng bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân, kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa đáp ứng yêu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Khi đã là một vấn đề xã hội thì Nhà nước phải đóng một vai trị chủ đạo để điều chỉnh các vấn đề xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. Việc giải quyết này khơng chỉ đưa ra các chính sách mà cịn phải trích một khoản ngân sách đáng kể để giải quyết các vấn đề xã hội mà ở đây là vấn đề thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp.
Mặt khác, nhiều khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, lao động bị thất nghiệp nhiều, nguyên nhân lại xuất phát từ phía nhà nước, do nhà nước thay đổi chính sách kinh tế, do quản lý thị trường yếu kém và tiền vốn cấp phát khơng kịp thời…Vì vậy, Nhà nước cũng phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhằm khác phục hậu quả thất nghiệp do mình gây ra.
Thứ hai, nguồn đóng góp từ ngƣời sử dụng lao động
Q trình người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp được xem như quá trình phân phối lại lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vì, để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động đã sử dụng một lực lượng lao động trong xã hội, lực lượng này có trình độ, có tay nghề… giúp người sử dụng lao động tạo ra lợi nhuận, vì thế người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng góp để tái tạo lại sức lao động của người lao động mà trong quá trình sử dụng đó đã bị hao mịn, bị mất đi. Nhiệm vụ đó cũng có nghĩa là người sử dụng lao động chuẩn bị một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu nhân lực trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo của họ. Không những thế, người sử dụng lao động còn được sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp để chi trả cho việc đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động hoặc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Do đó, đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp không phải là tăng thêm chi phí vơ lý ảnh hưởng tới hiệu quả q trình sản xuất kinh doanh mà chính là thực hiện những nhiệm vụ cân bằng với quyền và lợi ích của nguời sử dụng lao động.
Thứ ba, nguồn đóng góp từ ngƣời lao động
Bên cạnh sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhà nước và người sử dụng lao động, bản thân người lao động có trách nhiệm tự lo liệu và sắp xếp ổn định cuộc sống của mình và gia đình mình. Trong đời sống xã hội, con người ln chịu sự tác động của các quy
luật khách quan, của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Những tác động này nhiều khi có thể biết trước nhưng cũng có khi diễn ra một cách ngẫu nhiên mà con người khơng thể dự đốn một cách đầy đủ, khi đó chúng trở thành một rủi ro, thậm chí một tai họa khơng kiểm soát nổi và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Thất nghiệp là một trong những tác động nguy hại đó. Để đảm bảo cho người lao động vượt qua được khó khăn trước mắt, quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ trích ra một khoản tiền để trợ cấp cho họ. Nhưng đi kèm với quyền được hưởng trợ cấp thì người lao động cũng có nghĩa vụ tham gia đóng góp. Như vậy, người lao động có nghĩa vụ tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhưng nghĩa vụ gắn liền với quyền được hưởng trợ cấp do quỹ chi trả khi họ bị thất nghiệp.
Từ các nguồn chủ yếu trên quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành. Quỹ này thực hiện trên nguyên tắc hạch toán độc lập và tự chủ, được bảo đảm về giá trị và tránh những rủi ro về tài chính, đảm bảo mục tiêu cuối cùng xây dựng một quỹ bảo hiểm thất nghiệp đủ năng lực chi trả kịp thời, đúng quy định cho người lao động thất nghiệp.
2.5.1.2. Mức và phương thức đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Ở nước ta, khi trình dự thảo Luật bảo hiểm xã hội trong đó có bảo hiểm thất nghiệp, có nhiều ý kiến khác nhau về mức đóng góp vào quỹ như:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng: người sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3, nhà nước đóng và hỗ trợ thêm;
- Ý kiến thứ hai cho rằng: người sử dụng lao động và người lao động đóng ngang nhau, Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm;
- Ý kiến thứ ba cho rằng: người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước đóng ngang nhau.
Với ý kiến thứ nhất và thứ hai có nhược điểm là tạo tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, khơng tích cực thu và khơng tiết kiệm trong chi tiêu, hơn nữa Nhà nước và cơ quan bảo hiểm thất nghiệp khơng chủ động được nguồn quỹ. Vì vậy khi bảo hiểm thất nghiệp ra đời các nhà làm luật đã theo ý kiến thứ 3 để xác định mức đóng góp vào quỹ. Cụ thể Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội quy định quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 3% tiền lương, tiền cơng tháng của người lao động. Trong đó, người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1% và nhà nước lấy từ ngân sách nhà nước hỗ trợ 1%.
Việc quy định mức đóng góp 1% là nhà làm luật đã căn cứ trên khả năng của người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước và yêu cầu đảm bảo tài chính của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Một mặt, mức đóng góp này đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến tiêu dùng trước mắt của người lao động, đến giá thành sản xuất, đến khả
năng cân đối thu chi của ngân sách, đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh được và không ảnh hưởng đến “cầu” về lao động; mặt khác còn đảm bảo cho các hoạt động của bảo hiểm thất nghiệp như chi trợ cấp, chi hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm, chi quản lý…
Bên cạnh đó, quy định cho người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước đóng góp ngang nhau có ưu điểm là giảm được tỷ lệ đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động, cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp chủ động được quỹ vì Nhà nước tham gia đóng góp ngay từ đầu. Mặt khác, việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm nếu nhìn nhận sâu về mặt bản chất thì cả ba bên đều được thụ hưởng và có lợi. Đó là, Nhà nước chỉ đóng góp một phần trong quỹ nhưng lại được sử dụng toàn bộ quỹ cho việc giải quyết vấn đề thất nghiệp; người sử dụng lao động cũng chỉ đóng góp một phần cho quỹ nhưng lại sử dụng nguồn quỹ để chi trả trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp của đơn vị mình, được quỹ chi trả cho các hoạt động đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lao động của đơn vị mình; người lao động chỉ góp một phần cho quỹ và họ sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp để khắc phục một số khó khăn, ổn định cuộc sống khi bị mất việc làm. Vì vậy, để đảm bảo cơng bằng thì việc quy định như trên là phù hợp nhất. Việt Nam là nước đầu tiên quy định Nhà nước tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp ngay từ đầu, các nước quy định Nhà nước chỉ cấp bù khi quỹ bảo hiểm thất nghiệp thiếu. Đây chính là một điểm tiến bộ của chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam so với các nước trên thế giới.
Ngồi ra, mức đóng góp dựa trên tiền lương, tiền công tháng của người lao động được xác định như sau (Điều 105 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 27 Nghị định 127):
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng quy định cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Một vấn đề quan trọng nữa của quỹ bảo hiểm thất nghiệp là phải giữ được giá trị của các khoản trợ cấp, vì như chúng ta đã biết, một chế độ bảo hiểm với mức trợ cấp
khơng thích ứng kịp thời với sự thay đổi giá trị đồng tiền thì khơng đạt được mục đích đặt ra, do đó phải xem xét lại mức trợ cấp khi có sự thay đổi rõ rệt trong mức chung về tiền lương. Cũng theo đó, mục III.2.2 Thơng tư 04 hướng dẫn khi mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh thì mức tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm cũng sẽ thay đổi. Sau ngày 01/05/2009, mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2009 là 650.000 đồng. Như vậy, tiền lương, tiền cơng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất là 13.000.000 đồng.
Phƣơng thức đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Điều 26 Nghị định 127 và Thông tư 04 hướng dẫn phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: hằng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đối với người sử dụng lao động đã sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, nếu các tháng trong năm có sử dụng ít hơn 10 lao động thì vẫn thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện từ 01/01/2009, nhưng Chính phủ đã đồng ý hỗn đóng 1% từ quỹ tiền lương tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2009 và truy thu từ tháng 7/2009. Tuy nhiên từ tháng 01/2009, doanh nghiệp vẫn phải trích đóng 1% từ tiền lương, tiền cơng của người lao động để đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Còn đối với Nhà nước thì hằng năm Nhà nước chuyển một lần từ ngân sách Nhà nước một khoản kinh phí bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2.5.2. Những quy định về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp
2.5.2.1. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Ở Việt Nam việc quản lý bảo hiểm thất nghiệp sẽ gồm hai mặt: quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và quản lý sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp.
Việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm thất nghiệp
Khi bảo hiểm thất nghiệp khơng cịn là hiện tượng tự phát cục bộ dẫn đến đối tượng và phạm vi thực hiện được mở rộng, liên quan nhiều đến quan hệ kinh tế - xã hội khác thì cần có sự quản lý của nhà nước. Đây là yêu cầu khách quan của nền kinh tế.
Chỉ có Nhà nước mới có đủ khả năng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Nước ta quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan giúp việc cho Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.
Trong lĩnh vực này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ xây dựng, trình và ban hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; ban hành các văn bản pháp quy về bảo hiểm thất nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Cũng theo đó, tại mục IV.2 và IV.3 Thơng tư 04 có hướng dẫn trách nhiệm của sở và phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn; quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp theo quy định của pháp luật; theo dõi, thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất