3.2. Một số vấn đề khi triển khai áp dụng bảo hiểm thất nghiệp ở
3.2.6. Một số vấn đề khác
28
Việc luật chưa có những quy định rõ ràng và chi tiết làm cho công tác triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn bị lúng túng. Nhiều thắc mắc được đặt ra xung quanh vấn đề triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Đó là: trường hợp doanh nghiệp lách luật bằng cách ký hợp đồng ngắn hạn để không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hoặc nếu doanh nghiệp ký hợp đồng cho người lao động từ 12 tháng trở lên để đủ tiêu chuẩn được tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng mới được sáu tháng, chủ sử dụng đã hết việc thì xử lý thế nào.
Ngoài ra, thời gian gần đây tại một số khu công nghiệp khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tin đồn từ ngày 01/01/2009, khi thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc. Về vấn đề này, công văn số 3168-BLĐTBXH ngày 8 tháng 9 năm 2008 có hướng dẫn: sau ngày 01/01/2009, người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01/01/2009 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi đã có chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì có nên giữ ngun trợ cấp thơi việc, mất việc làm hay nên bãi bỏ.
Cũng theo quy định của cơng văn trên thì quy định của bảo hiểm thất nghiệp cịn có chỗ chưa hợp lý. Thực tế, có trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động một năm (từ 8/2008 đến 8/2009) mà không ký tiếp, sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do mới tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp được 8 tháng của năm 2009, cũng không được nhận trợ cấp thơi việc bởi vì chỉ đóng có 4 tháng năm 2008. Trong trường hợp này thì người lao động lại khơng được hưởng trợ cấp gì cả, vậy người lao động phải làm gì để đối phó với tình trạng mất việc làm và thất nghiệp trong năm 2009. Mặt khác, trong năm 2009 sẽ chưa có ai được hưởng chính sách này. Sớm nhất phải đầu năm 2010, tức đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động mới được hưởng. Như vậy, tình hình người lao động thất nghiệp trong năm 2009 coi như chưa có hướng giải quyết.
Tại các doanh nghiệp vai trò bảo vệ, giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật đặt lên vai cơng đồn. Tuy nhiên, tiếng nói của cơng đồn chưa đủ mạnh, chưa giúp người lao động hiểu đúng, hiểu đủ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, thực tế trên địa bàn cả nước, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ln tìm cách trốn tránh việc thành lập công đoàn cơ sở hoặc thành lập nhưng chỉ mang tính hình thức. Do đó, khơng dễ gì đấu tranh bảo về quyền lợi cho người lao động trong thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Lực lượng cán bộ làm công tác bảo hiểm thất nghiệp mới được hình thành, chun mơn nghiệp vụ chưa được đào tạo bổ sung kịp thời. Tính đến thời điểm này, theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hịa cho biết, phía quản lý nhà nước chưa hề có kế hoạch thêm biên chế cho việc vận hành bảo hiểm thất nghiệp. Do vậy có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của công tác triển khai bảo hiểm thất nghiệp.