Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo hiểm thất nghiệp (Trang 37 - 38)

2.4. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

2.4.1.2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố tài chính, vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội. Trong các thời kỳ mà tỷ lệ thất nghiệp thấp, người lao động có khả năng tìm kiếm được việc làm và có nhiều ngành nghề, mức cầu về lao động cịn có khả năng thu hút dễ hơn, thì thời hạn hưởng trợ cấp sẽ hạ mức xuống. Ngược lại, vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, số người thất nghiệp gia tăng thì thời hạn hưởng được kéo dài nhưng cũng chỉ có thể kéo dài trong phạm vi quỹ bảo hiểm thất nghiệp có thể chi trả được. Vì vậy, các nước thường quy định thời gian hưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào:

- Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp; và

- Mức độ khó hay dễ tìm việc làm của người thất nghiệp (thường căn cứ vào tuổi tác, ngành nghề, cơng việc trước đó của người thất nghiệp).

Nhìn chung, các nước thường quy định thời hạn trợ cấp tối đa từ 12 đến 52 tuần (từ 3 tháng đến 1 năm) như Đức 13 tuần, Áo 12 tuần, Cananda 36 tuần…

Ở nước ta, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng quy định từ 3 tháng đến 12 tháng tùy thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Cụ thể, khoản 2 Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội có quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian tối đa được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được thực hiện như sau:

- 3 tháng nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp - 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp - 9 tháng nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp - 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

Quy định thời hạn hưởng tối đa là 12 tháng, đây là thời gian đủ để học nghề mới để tìm hoặc tự tạo việc làm. Ở nước ta, nhiều khóa dạy nghề của các trung tâm xúc tiến việc làm có thời hạn dưới một năm. Nếu quy định thời gian ngắn hơn, người lao động

khơng có đủ thời gian tìm hoặc tự tạo việc làm. Nếu quy định dài hơn thì điều kiện kinh tế nước ta chưa cho phép, người lao động lạm dụng hưởng trợ cấp mà không ráo riết tìm việc làm mới. Mặt khác, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, ta chưa thể lường hết được quy mô đối tượng tham gia, thị trường lao động nước ta chưa phát triển nên thực tế người thất nghiệp khơng nhiều thì ít đều có thể tìm việc làm ở khu vực phi kết cấu, làm cho cơ quan bảo hiểm khơng thể kiểm sốt được người thất nghiệp có việc khi nào để dừng trợ cấp, thời gian hưởng quy định càng dài quỹ càng có khả năng thâm hụt cao.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo hiểm thất nghiệp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)