3.2. Một số vấn đề khi triển khai áp dụng bảo hiểm thất nghiệp ở
3.2.2. Công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp
Thứ nhất, việc quản lý đối tƣợng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (người lao động và người sử dụng lao động) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng như của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, là cơng việc có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động, chất lượng quản lý và đến sự chính xác của thu, chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nếu Bảo hiểm xã hội chỉ căn cứ vào hồ sơ đăng ký tham gia bảo
24
Báo cáo của Chính Phủ, số 92/BC-CP, Báo cáo tình hình lao động mất việc làm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động có thể xảy ra tình trạng người sử dụng lao động khơng tham gia bảo hiểm đầy đủ cho người lao động. Vì vậy, Bảo hiểm xã hội phải nắm được số lượng các đơn vị sử dụng lao động và người lao động để xác định được đối tượng tham gia bắt buộc theo Luật bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội chưa có sự phối hợp, trao đổi với các cơ quan cấp phép thành lập đơn vị, cơ quan quản lý lao động dẫn đến không xác định được đầy đủ đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, quản lý quá trình thu bảo hiểm thất nghiệp
Trong những năm qua, hiện tượng các đơn vị sử dụng lao động trốn tránh không tham gia, tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động, thậm chí cịn thu bảo hiểm xã hội của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội; hiện tượng chây ỳ, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội diễn ra trong một thời gian dài còn xảy ra nhiều. Qua tổng hợp số liệu và khảo sát thực tế tại một số tỉnh cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ở mức độ lớn. Năm 2003 kiểm tra 3.660 đơn vị sử dụng lao động, phát hiện và truy thu hơn 1 tỷ đồng, thu nợ đọng 63 tỷ đồng, lập biên bản đưa vào quản lý thu l,9 vạn lao động thuộc diện nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội 25. Trong 9 tháng đầu năm 2008, qua hoạt động kiểm tra của bảo hiểm xã hội Việt Nam tại 1.790 đơn vị sử dụng lao động, phát hiện số tiền nợ đọng hơn 146 tỷ đồng 26.
Bảo hiểm thất nghiệp mới bắt đầu được triển khai từ tháng 1/2009 nên khơng có số liệu báo cáo chính xác về tình hình thu bảo hiểm thất nghiệp nhưng có thể khẳng định việc trốn đóng, chậm nộp bảo hiểm thất nghiệp sẽ cũng diễn ra như đóng các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc khác. Bên cạnh đó, tình trạng suy thối kinh tế tồn cầu hiện nay làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ phần nào làm tăng thêm gánh nặng về chi phí cho người sử dụng lao động và người lao động. Điều đó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cơng tác thu bảo hiểm thất nghiệp.
Có thể dẫn chứng một con số về tình hình thu bảo hiểm thất nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 3 tháng triển khai bảo hiểm thất nghiệp như sau: “Cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm trực tiếp thu bảo hiểm thất nghiệp của 4.423 đơn vị cho 1.063.645 lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (chưa kể số lượng đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại 24 quận, huyện).
22 Lê Quyết Thắng, Một số ý kiến trao đổi về hoạt động kiểm tra của bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 6/2004
26 Vũ Hồng Minh, Khởi kiện doanh nghiệp vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội - Thực tiễn và vướng mắc, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 11/2008.
Đến nay, mới có 1.173 đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho 530.520 lao động. Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đến nay chỉ có 982/2.497 doanh nghiệp đăng ký nộp cho 294.051/439.368 lao động” 27. Điều này cho thấy đơn vị sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ ba, quản lý ngƣời lao động có việc làm để ngừng chi trả trợ cấp thất nghiệp
Do hệ thống thông tin thị trường của chúng ta chưa minh bạch, nhu cầu thị trường cịn có nhiều uẩn khúc như có nhiều người lao động có việc làm nhưng vẫn thông báo là chưa tìm được việc làm dẫn đến một người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tìm được việc làm mới mà cơ quan quản lý không biết. Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam chưa có thói quen đăng ký tìm việc làm qua cơ quan chuyên trách, mà họ tự tìm kiếm việc làm là chính nên rất khó kiểm sốt được việc người lao động có việc làm hay chưa. Khơng quản lý được người lao động có hay chưa có việc làm có thể dẫn đến chi trả trợ cấp không đúng đối tượng.