3.3. Một số giải pháp nhằm triển khai và hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp
3.3.6. Xây dựng chế tài đảm bảo triển khai thực hiện bảo hiểm
Một biện pháp quan trọng để đảm bảo cho quy trình thu đạt hiệu quả, đồng thời là lời giải cho bài toán cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý của cơ quan bảo hiểm xã hội là yêu cầu xây dựng chế tài phải đủ mạnh.
Trước hết, chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội nhất là công tác kiểm tra, thanh tra tại các địa phương. Làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra bảo hiểm thất nghiệp tại các địa phương là góp phần cho hoạt động thanh kiểm tra của toàn hệ thống đạt hiệu quả cao.
Để hoạt động kiểm tra tại địa phương được tốt, trước hết cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra. Bảo hiểm xã hội các địa phương cần lựa chọn, bố trí những người có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực để sắp xếp, ổn định bộ máy cán bộ làm cơng tác kiểm tra tại địa phương, có kế hoạch dài hạn về quy hoạch cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trước hết là các cán bộ chủ chốt đều được học qua các lớp nghiệp vụ dài hạn, ngắn hạn về thanh tra, kiểm tra. Cùng với việc nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra lao động tỉnh, kiểm tra cơng đồn... trong việc thanh kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động. Cùng với hoạt động thanh, kiểm tra để phát hiện vi phạm cần sớm bổ sung vào Nghị định 135 về thẩm quyền xử phạt của cơ quan Bảo hiểm xã hội để có thể kịp thời xử lý vi phạm. Đồng thời, nâng cao mức xử phạt để đảm bảo đủ sức răn đe, hoặc quy định mức độ xử phạt được tính theo tỷ lệ của số tiền nợ đóng, chậm đóng. Ngồi ra, cũng nên quy định cho cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể yêu cầu ngân hàng phong toả
tài khoản, các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm khởi kiện các doanh nghiệp khơng thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ra tòa của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây là một cơng việc hồn tồn mới cịn khá nhiều khó khăn, muốn triển khai kinh nghiệm này trong cả nước chúng ta cần phải có quy định thống nhất về thẩm quyền đứng đơn khởi kiện, trình tự thụ lý xét xử, và cơ chế đảm bảo cho bản án được thi hành có hiệu quả. Cần trau dồi, nâng cao trình độ của thẩm phán trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Bổ sung kiến thức về luật, kinh nghiệm tranh tụng của những người đứng đơn khởi kiện. Có như vậy thì việc khởi kiện mới mang lại hiệu quả.
Một vấn đề nữa rất quan trọng là khi thực hiện chế tài bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp, cũng cần lưu ý đến nhận thức của người lao động và người chủ sử dụng lao động. Tính cơng khai hố của hệ thống bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ bảo hiểm thất nghiệp nói riêng sẽ làm hạn chế sự vi phạm của các bên có liên quan. Một khi chế độ bảo hiểm thất nghiệp với các quy định được xây dựng rõ ràng, và các hoạt động bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là các hoạt động thu, chi bảo hiểm thất nghiệp cũng được cơng khai hố để ngày càng nhiều người hiểu biết về nó thì sự vi phạm sẽ có chiều hướng giảm đi. Việc cơng khai hố chế độ bảo hiểm thất nghiệp còn tạo cơ hội cho cả người lao động và người sử dụng lao động có điều kiện tham gia vào quá trình quản lý bảo hiểm thất nghiệp (với tư cách là người tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Cũng có khơng ít chủ doanh nghiệp, nhất là chủ doanh nghiệp nhỏ cũng như người lao động thiếu hiểu biết về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp hoặc không được tiếp cận đầy đủ các thông tin về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, nên họ có thể vi phạm một cách khơng chủ ý. Do vậy tuyên truyền, phổ biến thông tin cho chủ sử dụng lao động và người lao động cũng có thể coi là một nhiệm vụ trong hoạt động chế tài bảo hiểm thất nghiệp. Phương pháp phổ biến thơng tin có thể là cung cấp tài liệu, tổ chức các khố huấn luyện, hình thành mạng lưới cộng tác viên về các nội dung bảo hiểm thất nghiệp, tham gia đối thoại và tư vấn chính sách pháp luật cho các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Các hoạt động này không chỉ nâng cao ý thức của doanh nghiệp mà còn tạo ra sự gắn kết giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp. Hoạt động của kiểm tra, thanh tra bảo hiểm xã hội khơng chỉ nhằm phát hiện sai phạm mà cịn góp phần tăng cường hiểu biết của doanh nghiệp về nghĩa vụ của họ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Điều này cịn có ý nghĩa hơn là cưỡng bức doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, hoạt động chế tài bảo hiểm thất nghiệp khơng chỉ đơn thuần là cưỡng chế mà cịn là các hoạt động tuyên truyền làm tăng nhận thức của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đó tự giác chấp hành nghiêm túc pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, phòng ngừa tối đa các vi phạm chế độ bảo hiểm thất nghiệp32
.
Nói tóm lại, bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách mới, khó, nhưng rất cấp bách. Trên cơ sở đưa ra các vấn đề cần bàn thêm về bảo hiểm thất nghiệp, có thể khẳng định các quy định của bảo hiểm thất nghiệp chưa phát huy được vai trị của mình khi đưa vào thực hiện trong năm 2009, nhưng không thể phủ nhận vai trò của bảo hiểm thất nghiệp trong năm đầu thực hiện đó là sơ sở để triển khai, đánh giá hiệu quả và từng bước hồn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy, việc phải nhanh chóng triển khai bảo hiểm thất nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2009.
32
Lê Quyết Thắng, Một số ý kiến trao đổi về hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam, số 6/2004.
KẾT LUẬN
Hiện tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu diễn ra trong nền kinh tế thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một trong những biện pháp được các nước sử dụng một cách hiệu quả nhằm nhằm đối phó với tình trạng thất nghiệp. Ở Việt Nam, Bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại chương V Luật bảo hiểm xã hội, có hiệu lực từ 01/01/2009. Qua việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo
hiểm thất nghiệp” tác giả xin rút ra một số kết luận sau đây:
Đầu tiên, có thể kết luận sự ra đời của chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế trước tình hình thất nghiệp, đồng thời nhằm mục tiêu hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
Pháp luật Việt Nam quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung chính về đối tượng, phạm vi áp dụng; điều kiện hưởng; các chế độ hưởng như: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Các nội dung của chế độ bảo hiểm thất nghiệp đều hướng đến mục đích: đảm bảo thu nhập để duy trì cuộc sống cho người lao động bị thất nghiệp, nhanh chóng đưa người lao động trở lại thị trường lao động, ngăn ngừa và hạn chế thất nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ người lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường nhất là trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay.
Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách mới nên khơng thể tránh khỏi cịn có những vướng mắc trong giai đoạn đầu triển khai, tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả của bảo hiểm thất nghiệp cần phải có một thời gian. Vì vậy, trước mắt cần nhanh chóng triển khai các quy định của chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong Luật bảo hiểm xã hội và ban hành các văn bản quy định chi tiết, cụ thể nhằm thống nhất các quy định, và dần từng bước hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp.
Để chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng được triển khai và phát huy vai trị của mình, phải cơng khai hoá các quy định về bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt khâu tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư cũng như người sử dụng lao động và người lao động nhằm đạt được sự nhận thức đúng đắn về mục
đích, ý nghĩa của chính sách trong cộng đồng, tạo ra sự đồng thuận để việc tổ chức thực hiện được thuận lợi. Ngoài ra, lực lượng cán bộ làm công tác vận hành bảo hiểm thất nghiệp phải được đào tạo, bổ sung thêm. Hơn nữa, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan để đảm bảo việc thực hiện các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp được liên tục, hiệu quả đạt được mục đích mà bảo hiểm thất nghiệp đề ra.
Hoàn thiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng là một trong những xu hướng chung của mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở nước ta. Trong đó có yêu cầu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đến tất cả những người lao động có hợp đồng lao động, trên cơ sở một thị trường lao động minh bạch, nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa những người lao động, bảo tồn và duy trì Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đồng hành với việc mở rộng đối tượng tham gia là yêu cầu phải nâng cao năng lực quản lý của bộ máy bảo hiểm xã hội mà quan trọng nhất là xây dựng một hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý người thất nghiệp. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho chế độ bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện một cách nghiêm minh, phải xây dựng một chế tài đủ mạnh trong đó cần bổ sung thẩm quyền xử phạt cho cơ quan bảo hiểm xã hội, nâng cao mức phạt và hình phạt, nghiên cứu triển khai kinh nghiệm khởi kiện các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, ngồi ra cần tăng cường đội ngũ cán bộ thanh lao động, cán bộ công dồn làm cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày nay, các nước phát triển không coi chế độ bảo hiểm thất nghiệp chỉ là biện pháp giải quyết hậu quả của thất nghiệp một cách thụ động, mà coi bảo hiểm thất nghiệp như là một trong những chính sách của thị trường lao động tích cực. Vì vậy, hoàn thiện chế độ hỗ trợ việc làm bảo hiểm thất nghiệp phải có sự thống nhất với Chương trình việc làm quốc gia, phải xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, trong việc tái tạo và đảm bảo việc làm cho người lao động bị thất nghiệp. Đảm bảo cho chế độ bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đơn thuần chi trả trợ cấp thất nghiệp mà còn thực hiện chức năng thúc đẩy, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, ngăn chặn thất nghiệp, bảo vệ việc làm, nâng cao năng lực nghề nghiệp, tìm việc làm cho người lao động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. N BẢN PHÁP LUẬT
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
2. Bộ luật Lao động Việt Nam (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) 3. Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Luật Bảo hiểm y tế.
5. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2008).
6. Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
7. Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
8. Nghị định số 135/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
9. Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
10. Thông tư số 96/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
11. Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn về hợp đồng lao động.
12. Công văn số 1461/BLĐTBXH-VL về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
13. Công văn số 3168/BLĐTBXH-LĐTL về việc chế độ thôi việc đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1/1/2009.
14. Công văn số 3721/BLĐTBXH-LĐTL về việc chế độ thôi việc đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1/1/2009.
15. Quyết định số 30/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế.
1. Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (2005), Kinh tế Việt Nam 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Tài liệu tham khảo dự án đào tạo về bảo hiểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác.
3. Đàm Bích Hiên, Trợ cấp thơi việc theo Luật lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
4. Anh Linh (2003), Bảo hiểm thất nghiệp của một số nước, Tạp chí Lao động & xã hội (206+207+208).
5. Lê Thị Hoài Thu, Sự cần thiết xây dựng chế độ trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật 3/2000, số 143.
6. Lê Quyết Thắng, Một số ý kiến trao đổi về hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam, số 6/2004.
7. Nguyễn Năng Khánh, Pháp luật Bảo hiểm thất nghiệp – Sự cần thiết khách quan, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 10/2001, số 9.
8. Nguyễn Thị Hải Đường, Nhu cầu tham gia Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Lao đơng & Xã hội số 335 (từ 16/3/2009 – 31/3/2009).
9. Nguyễn Tiệp, Một số vấn đề về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Lao động & Xã hội, 4/2009, số 356.
10. Ngô Văn Giang, Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2003 những dấu hiệu khả quan, Tạp chí Lao động & Xã hội số 230+231+232.
11. Mai Thị Cẩm Tú, Tiêu thức quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội 5/2004.
12. Trần Phương, Vai trò trung tâm giới thiệu việc làm đối với chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Tạp chí Lao động & Xã hội, 7/2008, số 338.
13. Trịnh Thị Hoa, Những lí luận cơ bản về Bảo hiểm thất nghiệp hiện đại, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 6/2005.
14. Vũ Hồng Minh, Khởi kiện doanh nghiệp vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội - Thực tiễn và vướng mắc, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 11/2008.
1. Báo cáo của Chính Phủ, số: 92/BC-CP, Báo cáo tình hình lao động mất việc làm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án mơ hình chính sách để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
3. Báo cáo của Tổng cụ thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2005.
4. Tổng cục thống kê, Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế.