3.3. Một số giải pháp nhằm triển khai và hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp
3.3.4. Xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức triển khai bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm nhiều chế độ: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, bảo hiểm y tế và được thực hiện bởi nhiều cơ quan. Vì vậy, để thực hiện tốt bảo hiểm thất nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan, đặc biệt là 3 cơ quan: Liên đoàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Bảo hiểm xã hội.
Thứ nhất, sự phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội với Sở ao động – Thƣơng binh và Xã hội
Giữa Bảo hiểm xã hội và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cần thiết phải xây dựng “đường dây nóng”, quy chế phối hợp thường xuyên trong việc cung cấp thơng tin tình hình đăng ký lao động, tình trạng nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thơng báo tình hình thực hiện hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị đăng ký hợp đồng lao động trong quý danh sách đơn vị kiểm tra theo đề nghị của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Còn cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thơng báo tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, danh sách các đơn vị vi phạm quy định bảo hiểm thất nghiệp, các đơn vị có hoạt động nhưng chưa thực hiện nộp bảo hiểm thất nghiệp. Qua đó, giúp cơ quan Bảo hiểm xã hội nắm chắc được nguồn thu bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo nguồn tài chính cho quỹ, cịn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chủ động trong công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng và sớm ban hành quy chế phối hợp giữa hai ngành. Trong đó, một bên là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chức năng xây dựng, hoạch định chính sách; cịn một bên là Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện và phản biện chính sách. Quy chế này khi ban hành sẽ được thực hiện thống nhất trong hai ngành, nhất là giữa các sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố. Đây được xem là giải pháp tích cực và cần thiết để nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới.
Thứ hai, sự phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội với iên đồn lao động
Cơng đồn có chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động. Cho nên, khi triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp cần nâng cao vai trị của cơng đoàn trong việc thực hiện các quy định của bảo hiểm thất nghiệp. Trước hết, tổ chức cơng đồn cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cho đội ngũ cán bộ cơng đồn. Ngồi ra, phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động để họ thấy được trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình mà tự giác thực hiện.
Cơ quan bảo hiểm xã hội cần tổ chức một khóa tập huấn về bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ cơng đồn, và phối hợp với cơng đồn trong công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm để kịp thời xử lý.
3.3.5. Hoàn thiện chế độ hỗ trợ việc làm cho ngƣời thất nghiệp
Để phát huy tối đa vai trò của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm cần thiết phải có một cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tiếp nhận và xử lý thông tin một cách tốt nhất. Hệ thống tổ chức bảo hiểm thất nghiệp cần xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, trong việc tái tạo việc làm cho người lao động bị thất nghiệp. Cụ thể là giữa tổ chức bảo hiểm xã hội và hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm cần có một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và được nối mạng thơng suốt với nhau. Mơ hình về cơ chế hoạt động của mạng lưới chia sẻ thông tin nội bộ giữa hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và tổ chức bảo hiểm xã hội được biểu diễn bằng hình vẽ 30.
Nói cách khác, các thông tin cập nhật vào và truy xuất ra máy chủ đối với tổ chức theo hình thức:
Thơng tin cập nhật lên máy chủ Thông tin truy xuất từ máy chủ Tổ chức bảo hiểm xã hội
- Người lao động đã đăng ký tìm việc làm hay chưa
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Tình trạng đào tạo và đào tạo lại
- Tình trạng sắp xếp việc làm cho người thất nghiệp
- Số lần sắp xếp việc làm không thành công và nguyên nhân
- Số lần người thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm và nguyên nhân
30
Xem Trần Phương, Vai trò trung tâm giới thiệu việc làm đối với chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 338 (từ 1-15/7/2008), Tr 24
Các thông tin truy xuất máy chủ Các thông tin truy
xuất máy chủ Các thông tin cập nhật vào máy chủ Tổ chức bảo hiểm xã hội Trung tâm giới thiệu việc làm B Trung tâm giới thiệu việc làm A Máy chủ chứa cơ sở dữ liệu dùng chung Các thông tin cập nhật vào máy chủ Trung tâm giới thiệu việc làm C
nghề nghiệp Các trung tâm giới thiệu việc làm - Tình trạng sắp xếp việc làm cho người thất nghiệp - Số lần sắp xếp việc làm không thành công và nguyên nhân
- Số lần người thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm và nguyên nhân….
- Người lao động đã đăng ký tìm việc làm hay chưa
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp - Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Tình trạng đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp
Như vậy, người lao động phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội, sau đó tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ chuyển thông tin về người lao động thất nghiệp cho trung tâm giới thiệu việc làm để đăng ký tìm việc cho người lao động. Nếu khơng có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung mạng lưới thông tin nội bộ để chia sẻ dữ liệu thì khối lượng cơng việc với các tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ rất lớn, những thủ tục sẽ trở nên phức tạp, mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí quản lý.
Thơng qua mạng lưới chia sẻ thông tin này, trung tâm giới thiệu việc làm mới nắm bắt nhu cầu của người lao động để tư vấn công việc cho phù hợp, giữa các trung tâm có sự trao đổi thông tin về nhu cầu và khả năng đáp ứng, dẫn đến hạn chế tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý được tình hình việc làm của người lao động mà chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đúng đối tượng.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và được nối mạng thông suốt với cơ quan bảo hiểm xã hội. Để nhanh chóng đưa người lao động quay trở lại với thị trường lao động, chúng ta cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa bảo hiểm thất nghiệp với Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm 31. Bởi vì, vấn đề việc làm được coi như “đầu ra” của bảo hiểm thất nghiệp. Trong khi đó, hoạt động chính của Chương trình việc làm quốc gia là tập trung vào triển khai Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, hiện đại hóa và nâng cao năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường lao động và đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý lao động việc làm. Đây là một chương trình nằm trong hệ thống chính sách hỗ trợ việc làm nhằm đảm bảo vấn đề việc làm cho người lao động trong xã hội. Tuy nhiên, việc bảo đảm về chỗ làm việc cho người lao động trong trường hợp thất nghiệp trước hết là nhiệm vụ của bảo hiểm thất nghiệp_ một bộ phận quan trọng của chính sách hỗ trợ việc làm, nhằm đẩy lùi thất nghiệp và đảm bảo về mặt tài chính giũp người lao động đối phó
31
Nguyễn Tiệp, Một số vấn đề về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 356 (từ 1-15/4/2009), Tr17
với hậu quả của thất nghiệp. Vì vậy, cần phải thống nhất giữa chương trình việc làm quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp, nhằm thực hiện chính sách tích cực về thị trường lao động để tạo ra và duy trì chỗ làm việc cho người lao động. Qua đó ngăn ngừa và hạn chế tình trạng thất nghiệp.
Ngoài ra, trước mắt cần tập trung phát triển quy mô các các trung tâm giới thiệu việc làm công, đặc biệt là tại các thành phố hoặc mở rộng diện tham gia thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đối với các trung tâm giới thiệu việc làm của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khác để san tải cho các trung tâm giới thiệu việc làm cơng.
Bên cạnh đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội cần phối hợp thường xuyên với các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn mình quản lý, để tiếp nhận thơng tin về nhu cầu lao động của họ, làm cơ sở nguồn việc làm giới thiệu trực tiếp cho người lao động thất nghiệp đóng trên cùng địa bàn hoặc chuyển tiếp nhu cầu lao động tới các đơn vị Bảo hiểm xã hội khác cùng giới thiệu.
3.3.6. Xây dựng chế tài đảm bảo triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Một biện pháp quan trọng để đảm bảo cho quy trình thu đạt hiệu quả, đồng thời là lời giải cho bài toán cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý của cơ quan bảo hiểm xã hội là yêu cầu xây dựng chế tài phải đủ mạnh.
Trước hết, chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội nhất là công tác kiểm tra, thanh tra tại các địa phương. Làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra bảo hiểm thất nghiệp tại các địa phương là góp phần cho hoạt động thanh kiểm tra của toàn hệ thống đạt hiệu quả cao.
Để hoạt động kiểm tra tại địa phương được tốt, trước hết cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra. Bảo hiểm xã hội các địa phương cần lựa chọn, bố trí những người có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực để sắp xếp, ổn định bộ máy cán bộ làm cơng tác kiểm tra tại địa phương, có kế hoạch dài hạn về quy hoạch cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trước hết là các cán bộ chủ chốt đều được học qua các lớp nghiệp vụ dài hạn, ngắn hạn về thanh tra, kiểm tra. Cùng với việc nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra lao động tỉnh, kiểm tra cơng đồn... trong việc thanh kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động. Cùng với hoạt động thanh, kiểm tra để phát hiện vi phạm cần sớm bổ sung vào Nghị định 135 về thẩm quyền xử phạt của cơ quan Bảo hiểm xã hội để có thể kịp thời xử lý vi phạm. Đồng thời, nâng cao mức xử phạt để đảm bảo đủ sức răn đe, hoặc quy định mức độ xử phạt được tính theo tỷ lệ của số tiền nợ đóng, chậm đóng. Ngồi ra, cũng nên quy định cho cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể yêu cầu ngân hàng phong toả
tài khoản, các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm khởi kiện các doanh nghiệp khơng thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ra tòa của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây là một cơng việc hồn tồn mới cịn khá nhiều khó khăn, muốn triển khai kinh nghiệm này trong cả nước chúng ta cần phải có quy định thống nhất về thẩm quyền đứng đơn khởi kiện, trình tự thụ lý xét xử, và cơ chế đảm bảo cho bản án được thi hành có hiệu quả. Cần trau dồi, nâng cao trình độ của thẩm phán trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Bổ sung kiến thức về luật, kinh nghiệm tranh tụng của những người đứng đơn khởi kiện. Có như vậy thì việc khởi kiện mới mang lại hiệu quả.
Một vấn đề nữa rất quan trọng là khi thực hiện chế tài bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp, cũng cần lưu ý đến nhận thức của người lao động và người chủ sử dụng lao động. Tính cơng khai hố của hệ thống bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ bảo hiểm thất nghiệp nói riêng sẽ làm hạn chế sự vi phạm của các bên có liên quan. Một khi chế độ bảo hiểm thất nghiệp với các quy định được xây dựng rõ ràng, và các hoạt động bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là các hoạt động thu, chi bảo hiểm thất nghiệp cũng được cơng khai hố để ngày càng nhiều người hiểu biết về nó thì sự vi phạm sẽ có chiều hướng giảm đi. Việc cơng khai hố chế độ bảo hiểm thất nghiệp còn tạo cơ hội cho cả người lao động và người sử dụng lao động có điều kiện tham gia vào quá trình quản lý bảo hiểm thất nghiệp (với tư cách là người tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Cũng có khơng ít chủ doanh nghiệp, nhất là chủ doanh nghiệp nhỏ cũng như người lao động thiếu hiểu biết về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp hoặc không được tiếp cận đầy đủ các thông tin về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, nên họ có thể vi phạm một cách khơng chủ ý. Do vậy tuyên truyền, phổ biến thông tin cho chủ sử dụng lao động và người lao động cũng có thể coi là một nhiệm vụ trong hoạt động chế tài bảo hiểm thất nghiệp. Phương pháp phổ biến thơng tin có thể là cung cấp tài liệu, tổ chức các khố huấn luyện, hình thành mạng lưới cộng tác viên về các nội dung bảo hiểm thất nghiệp, tham gia đối thoại và tư vấn chính sách pháp luật cho các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Các hoạt động này không chỉ nâng cao ý thức của doanh nghiệp mà còn tạo ra sự gắn kết giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp. Hoạt động của kiểm tra, thanh tra bảo hiểm xã hội khơng chỉ nhằm phát hiện sai phạm mà cịn góp phần tăng cường hiểu biết của doanh nghiệp về nghĩa vụ của họ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Điều này cịn có ý nghĩa hơn là cưỡng bức doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, hoạt động chế tài bảo hiểm thất nghiệp khơng chỉ đơn thuần là cưỡng chế mà cịn là các hoạt động tuyên truyền làm tăng nhận thức của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đó tự giác chấp hành nghiêm túc pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, phòng ngừa tối đa các vi phạm chế độ bảo hiểm thất nghiệp32
.
Nói tóm lại, bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách mới, khó, nhưng rất cấp bách. Trên cơ sở đưa ra các vấn đề cần bàn thêm về bảo hiểm thất nghiệp, có thể khẳng định các quy định của bảo hiểm thất nghiệp chưa phát huy được vai trị của mình khi đưa vào thực hiện trong năm 2009, nhưng không thể phủ nhận vai trò của bảo hiểm thất nghiệp trong năm đầu thực hiện đó là sơ sở để triển khai, đánh giá hiệu quả và từng bước hồn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy, việc phải