2.4. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
2.4.1.1. Mức trợ cấp thất nghiệp
Ở nước ta, việc xác định mức trợ cấp thất nghiệp căn cứ vào tiền lương cá nhân của người lao động trước khi thất nghiệp, được quy định tại điều 82 Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 điều 16 Nghị định 127. Theo đó, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được quy định bằng 60% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Về nguyên tắc, mức trợ cấp thất nghiệp phải thấp hơn mức thu nhập của người lao động khi đang làm việc. Tuy nhiên như chúng ta đã biết mục đích của việc trả trợ cấp thất nghiệp là nhằm duy trì cuộc sống tối thiểu cho người thất nghiệp chứ khơng khuyến khích họ lạm dụng trợ cấp thất nghiệp và khơng muốn đi làm việc. Vì vậy, việc xác định mức trợ cấp thất nghiệp phải dựa trên cơ sở đảm bảo cho người thất nghiệp đủ sống ở mức tối thiểu trong thời gian khơng có việc làm, đồng thời sao cho họ không thể lạm dụng để muốn hưởng trợ cấp hơn là đi làm. Mặt khác, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp có quan hệ mật thiết với mức đóng góp để đảm bảo khả năng duy trì quỹ, tránh tình trạng quỹ vừa hình thành đã mất khả năng chi trả, nếu quy định mức hưởng cao trong khi mức đóng góp ít thì sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt quỹ. Vì vậy, mức trợ cấp bằng 60% tiền cơng, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp là hoàn toàn phù hợp.
Việc lấy căn cứ là bình quân tiền lương tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp là hợp lí vì đây là mức thu nhập phản ánh rõ nhất đời sống của người lao động trước khi bị thất nghiệp. Trong điều kiện bình thường, người lao động với mức lương đó có thể đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình (bao gồm các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, học tập, vui chơi, giải trí…) thì
với mức 60% có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, đủ duy trì cuộc sống tối thiểu cho họ. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, mức chi trợ cấp cho người lao động cần phải tính tốn đến khoản chi tiêu tối thiểu và thu nhập trước khi bị mất việc làm. Hơn nữa, để đảm bảo công bằng cho người lao động nên việc căn cứ vào tiền lương, tiền công tháng của người lao động là điều rất hợp lý, vì như vậy người đóng nhiều sẽ được hưởng nhiều, đóng ít sẽ được hưởng ít và khơng đóng sẽ khơng được hưởng, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động của bảo hiểm xã hội.