Phạm Quang Vinh (2002), “Mục tiêu của các công ty niêm yết”, Chứng khoán Việt Nam, ( 9), tr 17.

Một phần của tài liệu Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 28 - 31)

quy định của pháp luật. Nhờ đó, tính thanh khoản của chứng khốn được nâng lên44, chứng khoán niêm yết dễ dàng được sử dụng phục vụ cho các mục đích về tài chính, thừa kế và các mục đích khác. Bên cạnh đó, với một lượng tiền rất nhỏ các nhà đầu tư vẫn có thể mua được chứng khốn niêm yết, do đó các nhà đầu tư có vốn nhỏ vẫn có thể dễ dàng trở thành cổ đông của doanh nghiệp, tạo cơ hội đầu tư công bằng, minh bạch cho mọi đối tượng trong nền kinh tế.

1.2.2.5. Cải thiện hoạt động quản trị của doanh nghiệp

Niêm yết trên TTCK công ty phải thực hiện quy chế về quản trị công ty và áp dụng Điều lệ mẫu. Những tiêu chuẩn này được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, tăng cường trách nhiệm và tính độc lập của HĐQT, Ban giám đốc, nhờ đó mà hoạt động quản trị công ty trong doanh nghiệp được cải thiện, minh bạch hơn.

Việc niêm yết sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Ban điều hành do phải chịu một áp lực lớn hơn, vừa có một động lực lớn hơn, hấp dẫn hơn. Dù khơng hồn tồn phản ánh chính xác nhưng mức giá giao dịch cũng như nhu cầu giao dịch chứng khoán sẽ ảnh hưởng, tác động đến Ban điều hành. Những thay đổi thường xuyên và công khai về giá cả cổ phiếu trên TTCK một mặt gây sức ép mạnh mẽ đến Ban điều hành, mặt khác đó là thước đo để trên cơ sở đó có thể thúc đẩy động cơ làm việc của họ.

1.2.2.6. Có thêm các nhà đầu tư chiến lược

Phần lớn các nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp niêm yết là các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư thích đầu tư vào chứng khốn niêm yết vì các doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quản trị tốt hơn, minh bạch hơn và thanh khoản cao hơn các công ty chưa niêm yết. Thêm vào đó, các quỹ đầu tư thường có chiến lược đầu tư dài hạn, không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng nhất thời của thị trường nên giúp hạn chế được tình trạng giá chứng khốn biến động ảo và các doanh nghiệp niêm yết cũng khơng sợ bị thơn tính vì các quỹ đầu tư là nhà đầu tư gián tiếp. Ngoài ra, các doanh nghiệp niêm yết cịn được thêm một lợi ích nữa từ quỹ đầu tư, vì khi đầu tư vào chứng khốn niêm yết các quỹ đầu tư thường hỗ trợ về chiến lược, quản trị và các vấn đề khác để giúp doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển và khi đó quỹ đầu tư cũng được lợi.

1.2.2.7. Thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu

Với nhiều CTCP, khi có những chiến lược mới, cần cơ cấu lại vốn chủ sở hữu, cơng ty có thể tận dụng lợi ích của việc niêm yết để thực hiện mục đích này. Chẳng hạn, việc tăng hay giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của một hay một nhóm cổ đơng nhất

44

Đỗ Văn Trắc (2003), “Một số lợi ích từ việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn đối với cơng ty cổ phần”, Kỷ yếu Hội thảo Giải pháp thu hút đầu tư vào thị trường chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hành, TP. HCM, tr. 22-25.

định cho phù hợp với điều lệ hay với quy định mới của cơ quan quản lý. Để thực hiện mục tiêu mới không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện với các cổ đơng cũ mà cần có các cổ đơng mới. Do đó, việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể linh hoạt cơ cấu lại vốn theo chiến lược của mình. Với tính thanh khoản cao của cổ phiếu được niêm yết thì cơng ty dễ dàng thu hút được các nhà đầu tư, thu hút được các cổ đông mới.

1.2.2.8. Được bảo vệ đối với hành vi thâu tóm

Theo thơng lệ và pháp luật của nhiều nước, cá nhân, tổ chức đầu tư khi sở hữu trên một tỷ lệ nào đó cổ phiếu của cơng ty niêm yết đều phải thơng báo ra thị trường và khi muốn thâu tóm phải đăng báo cơng bố ý định đó. Nhờ đó mà cơng ty có kế hoạch đối phó phù hợp để tránh bị thâu tóm. Ngồi ra, với các quy định chặt chẽ trên TTCK, công ty sẽ được bảo vệ trước các thông tin, hành vi thao túng giá.

1.2.3. Đối với nhà đầu tư

Khi chứng khoán của doanh nghiệp được niêm yết, tính thanh khoản của chứng khốn tăng lên nên các NĐT có thể dễ dàng mua bán cổ phiếu với giá cả hợp lý, minh bạch. Đồng thời, chứng khoán của doanh nghiệp dễ được chấp nhận là tài sản bảo đảm cho các khoản vay, dễ dàng được sử dụng phục vụ cho các mục đích về tài chính, thừa kế và các mục đích khác.

Sau khi được niêm yết, qua hệ thống CBTT, NĐT có thể tiếp cận với tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, qua đó, họ có thể thực hiện việc giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tạo sức ép đối với Ban điều hành phải phấn đấu hết sức mình giảm chi phí, tăng năng suất… mang lại hiệu quả thực sự cho hoạt động của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải cơ cấu lại bộ máy tổ chức, có những biện pháp quản lý hữu hiệu, xây dựng một hệ thống quản lý có tính chun nghiệp cao.

Ở hầu hết các nước trên thế giới, khi TTCK mới ra đời, Chính phủ dành cho các TCNY nhiều ưu đãi như: được thực hiện chế độ khấu hao nhanh, được miễn giảm thuế thu nhập trong một thời gian nhất định, được miễn phí niêm yết lần đầu; các cổ đơng có thể được miễm giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu niêm yết.

1.2.4. Thách thức đối với doanh nghiệp niêm yết chứng khoán

1.2.4.1. Nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin của một công ty đại chúng

Để đảm bảo tính minh bạch, pháp luật tất cả các nước đều có quy định TCNY phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo và CBTT một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời liên quan đến các mặt hoạt động, tình hình tài chính và cũng như các biến động có ảnh hưởng đến giá cả chứng khốn niêm yết. Nghĩa vụ CBTT trong một số trường hợp có

thể làm tiết lộ bí quyết, bí mật kinh doanh và gây phiền hà cho TCNY. Hầu hết các TTCK thế giới trong giai đoạn đầu mới thành lập các doanh nghiệp có tâm lý khơng muốn tiết lộ những vấn đề về tài chính cũng như các thơng tin khác do đó họ không muốn niêm yết dù đã đạt được các tiêu chuẩn niêm yết. Tuy nhiên, khi thị trường đã phát triển, công khai và minh bạch là tiêu chuẩn chung cho mọi thành phần kinh tế, lúc này sẽ khơng cịn cách biệt về nghĩa vụ CBTT và CBTT sẽ trở thành một công cụ đắc lực để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp niêm yết.

Ngoài ra, một yêu cầu về CBTT đối với tổ chức phát hành là phải cung cấp danh sách “những người nội bộ” (những người trong HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, những cổ đơng lớn và những người có liên quan45 với họ) và việc mua bán, nắm giữ chứng khoán doanh nghiệp niêm yết của những người này. Đây cũng là một phiền tối mà lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết khơng muốn tiết lộ.

1.2.4.2. Những cản trở trong việc thâu tóm và sáp nhập

TCNY phải CBTT khi muốn thực hiện việc thâu tóm hay sáp nhập với một doanh nghiệp khác và trong trường hợp thâu tóm phải thực hiện chào mua cơng khai, điều này bộc lộ ý định của thâu tóm, sáp nhập cho mọi đối tượng nên có thể ảnh hưởng đến sự thành công của kế hoạch đề ra.

1.2.4.3. Nghĩa vụ nộp phí niêm yết

TCNY phải nộp phí niêm yết, gồm phí lần đầu và phí hàng năm. Đây là một gánh nặng tài chính đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc có hiệu quả kinh doanh không cao. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có quy mơ lớn, chi phí niêm yết chỉ là một phần trong chi phí quảng bá cơng ty và so với số tiền nộp phí, hiệu quả mang lại có thể cao hơn gấp nhiều lần so với chi phí quảng cáo. Một số SGDCK ở những thị trường mới thành lập khơng thu phí niêm yết trong những năm đầu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp lên niêm yết.

1.2.4.4. Áp lực bị giám sát, kiểm tra

45

Theo Khoản 34, Điều 6, Luật chứng khốn 2006 thì “Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ

với nhau trong các trường hợp sau đây:

a) Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân;

Một phần của tài liệu Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)