b) Cơng ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; c) Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khốn chun
4.2. Trường hợp Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế tốn trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan khơng thực hiện được giao
hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế tốn trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan khơng thực hiện được giao dịch phải báo cáo lý do với UBCKNN, SGDCK, TTGDCK trong vòng ba (3) ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch.
TP.HCM lần lượt là 91/177 công ty và 32/177 cơng ty, trong khi đó tại SGDCK Hà Nội tương ứng là 105/177 công ty và 33/177 công ty95. Số lượng rất lớn các TCNY xin hỗn hoặc chậm nộp BCTC tuy khơng còn là vấn đề mới mẻ, nhưng phần nào cho thấy nhiều TCNY vẫn còn chưa thật sự nghiêm túc chú trọng tới việc CBTT.
Đối với CBTT của cổ đông nội bộ và người có liên quan, cổ phiếu quỹ và cổ đơng lớn, tình hình vi phạm là khá nghiêm trọng. Chỉ tính riêng tại SGDCK Hà Nội, trong năm 2008, phát sinh 706 giao dịch cổ phiếu theo các trường hợp trên, thì trong đó có 285 trường hợp (chiếm 40,3%) vi phạm về thời gian đăng ký và báo cáo công bố thông tin, nội dung công bố thông tin và vi phạm khối lượng giao dịch96. Vấn đề chất lượng thông tin công bố cũng là một vấn đề rất đáng lo ngại. Điển hình là trường hợp CBTT sai lệch của Công ty Bông Bạch Tuyết, năm 2006 kinh doanh thua lỗ nhưng báo cáo tài chính vẫn có lời và vẫn được tổ chức kiểm tốn độc lập xác nhận. Theo báo cáo kiểm tốn 2006, thì cơng ty này lãi 2,2 tỷ đồng song sau khi hồi tố lại các khoản mục bất hợp lý, BBT đã điều chỉnh lại báo cáo kiểm toán và báo lỗ tới trên 8,4 tỷ đồng97.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do những bất cập, hạn chế của Thông tư 38/2007/TT-BTC, cụ thể là:
Thứ nhất, bất cập về chất lượng thông tin trong các báo cáo tài chính CBTT quý và bán niên do thiếu quy định về ý kiến soát xét của kiểm toán độc lập. Điều này dẫn đến việc các TCNY có thể cải biến số liệu nhằm “làm đẹp” BCTC98. Đồng thời, do còn thiếu những quy định cụ thể của pháp luật nên dù đã được kiểm tốn thì BCTC của doanh nghiệp chưa thực sự đáng tin cậy. Ví dụ, pháp luật hiện hành khơng bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập dự phịng hàng q mà có thể để đến cuối năm mới trích lập. Do đó dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp thường dồn lỗ vào quý IV, trong khi BCTC các quý trước vẫn thể hiện doanh nghiệp hoạt động có lãi gây thiệt hại cho các NĐT. Một ví dụ điển hình là trường hợp của cơng ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco, ở các q trước cơng bố đều có lãi nhưng kết quả kinh doanh quý IV lại âm đột biến.
Thứ hai, thời hạn công bố BCTC quý là chưa hợp lý. Theo quy định tại Thông
tư 38/2007/TT-BTC thì BCTC quý của TCNY phải hoàn thành trước ngày thứ hai mươi của tháng đầu quý tiếp theo và trong thời hạn 5 ngày, kể từ khi hoàn thành phải
95
Các số liệu thống kê do UBCKNN công bố tại Hội thảo “Hoàn thiện chế độ CBTT trên TTCK” ngày 31/03/2009 và Hội nghị các tổ chức niêm yết tổ chức tại Hà nội và TP.HCM vào ngày 8/4 và 10/04/2009 do UBCKNN chủ trì.
96
Báo cáo tổng hợp của công ty niêm yết trên TTGDCK Hà Nội năm 2008 được thực hiện vào tháng 05 năm 2009.
97
Xem: Cổ phiếu BBT bị “treo giò”, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/07/3BA04701/.
98
Về thực trạng các số liệu BCTC, xem: Nguyễn Thị Ngọc Trang (2008) “Đằng sau báo cáo tài chính của doanh nghiệp”, Đầu tư chứng khốn, (75), tr. 21.
được cơng bố. Vì Thơng tư này khơng quy định cụ thể nên thời hạn trên được xem là đã bao gồm các ngày chủ nhật và thứ bảy và nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động. Thời hạn này đối với nhiều TCNY là không đủ để CBTT.
Thứ ba, việc Thông tư 38/2007/TT-BTC quy định các cổ đơng nội bộ phải có
nghĩa vụ báo cáo UBCKNN, TTGDCK, SGDCK trong vịng mơt ngày trường ngày giao dịch và báo cáo kết quả giao dịch trong ba ngày, kể từ ngày giao dịch hồn tất là khơng hợp lý và khó thực hiện. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ĐTNN. Đại diện ngân hàng HSBC kiến nghị với UBCKNN nên xem xét tăng thời hạn nộp báo cáo với các nhà ĐTNN nhiều hơn thời hạn trên. Bởi trên thực tế, nhiều nhà ĐTNN vào Việt Nam thơng qua các tổ chức lưu ký tồn cầu (global custodian) và khi hướng dẫn lập báo cáo cổ đông lớn, các ngân hàng lưu ký địa phương phải hướng dẫn khách hàng thơng qua tổ chức lưu ký tồn cầu này. Về đối tượng nộp báo cáo, Ngân hàng HSBC đề xuất nên cho phép các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được ủy quyền cho một tổ chức thứ ba như cơng ty chứng khốn hoặc ngân hàng lưu ký lập và nộp báo cáo thay cho nhà đầu tư. Việc ủy quyền này sẽ được tiến hành trên cơ sở giấy ủy quyền rõ ràng và có đầy đủ các nội dung liên quan đến nghĩa vụ báo cáo99.
Thứ tư, Điểm 1, Mục I, Thông tư 38/2007/TT-BTC quy định, các đối tượng
CBTT bao gồm công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, TCNY hoặc đăng ký giao dịch, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khốn, SGDCK và người có liên quan. Tuy nhiên, theo quy định nêu trên, thì Tổng cơng ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là một tổ chức đầu tư tài chính, kinh doanh vốn theo những nguyên tắc, quy luật thị trường nhưng lại không nằm trong diện phải CBTT trong khi các đối tượng khác lại phải CBTT khi thực hiện đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trên thị trường. Đây là điểm chưa hợp lý và công bằng cho các bên tham gia thị trường, do đó UBCKNN và Bộ Tài chính cần nghiên cứu để có những quy định cụ thể đối với việc CBTT của SCIC để đảm bảo sự minh bạch và công bằng của thị trường.
Thứ năm, Thông tư 38/2007/TT-BTC chỉ quy định báo cáo thường niên như là
một phương tiện CBTT (Điểm 4, Mục I) chứ không phải là nghĩa vụ CBTT của TCNY. Trong khi báo cáo thường niên là một tài liệu chứa đựng nhiều thông tin quan trọng và đầy đủ nhất về tình hình hoạt động của TCNY và rất được các NĐT quan tâm. Thực tế việc triển khai lập báo cáo thường niên này trong thời gian qua đã không được các TCNY thực hiện một cách đầy đủ. Chỉ có 18,6% TCNY trên SGDCK Hà Nội thực hiện
99
nghiêm túc việc này, trong khi trên SGDCK TP.HCM chỉ có 18% TCNY thực hiện đúng hạn.
Thứ sáu, chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm CBTT là rất nhẹ và khơng
mang tính răn đe. Điển hình là vụ bê bối kiểm tốn tại Cơng ty Bông Bạch Tuyết khá trầm trọng nhưng công ty này cũng chỉ bị UBCKNN phạt tổng cộng 90 triệu đồng và hai cơng ty kiểm tốn xác nhận BCTC lỗ thành lời cũng chỉ bị... khiển trách100. Theo Điểm 6, Mục I, Thơng tư 38/2007/TT-BTC thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm qui định của pháp luật về cơng bố thơng tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật. Bên cạnh các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh và ý thức chấp hành pháp luật của TCNY về CBTT còn hạn chế là hoạt động giám sát, thanh tra trên TTCK đạt hiệu quả chưa cao mà trong khuôn khổ của đề tài chúng tơi chưa có điều kiện đề cập chi tiết. Điều đó lý giải vì sao, thời gian qua có rất nhiều những tin đồn “thất thiệt” được tung ra nhằm khuynh đảo thị trường nhưng vẫn chưa có một tổ chức, cá nhân nào bị phát hiện và xử lý thích đáng.
2.1.4.2. Nghĩa vụ tuân thủ các quy định về quản trị công ty và áp dụng Điều lệ mẫu của tổ chức niêm yết
Nhằm góp phần nâng cao tính minh bạch và chuyên nghiệp trong hoạt động quản trị và điều hành của các CTCP có cổ phiếu niêm yết trên TTCK VN, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT, pháp luật hiện hành quy định các TCNY phải có nghĩa vụ áp dụng các quy định về quản trị công ty. Cơ sở pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ này là Luật chứng khoán 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP và Quy chế quản trị công ty ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC (sau đây gọi là Quy chế quản trị công ty) và Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên SGDCK/TTGDCK ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC (sau đây gọi là Điều lệ mẫu). Quy chế quản trị công ty và Điều lệ mẫu này được xây dựng theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khốn 2006 và vận dụng những thơng lệ quốc tế tốt nhất về quản trị công ty phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK và góp phần lành mạnh hố nền kinh tế. Quy chế quản trị công ty quy định những nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đơng, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên HĐQT, BKS, Ban giám đốc và cán bộ quản lý của các
100
Đông Hải, “Xử lý công ty kiểm tốn cho Bơng Bạch Tuyết Q nhẹ tay?”, xem tại: http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=16831
TCNY, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá việc thực hiện quản trị công ty của các TCNY.
Tại nhiều nước, quản trị công ty là một yêu cầu quan trọng và cần thiết đối với các CTCP đại chúng và các TCNY bên cạnh việc tuân thủ các đạo Luật về công ty101. Ở Việt Nam, việc áp dụng Quy chế quản trị công ty chỉ áp dụng đối với các TCNY. Về mặt ngữ nghĩa, cần phân biệt khái niệm “quản trị công ty” (corporate governance) và
quản trị kinh doanh (business management). Quản trị kinh doanh là điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Ban giám đốc thực hiện. Trong khi đó, quản trị cơng ty, theo nhiều tác giả, là một quá trình giám sát và kiểm soát được thực hiện để bảo đảm cho việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông. Quản trị cơng ty ở nghĩa rộng cịn hướng đến đảm bảo quyền lợi của những người liên quan (stakeholders) khơng chỉ là cổ đơng mà cịn bao gồm cả các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước. Quản trị công ty được đặt trên cơ cở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp102.
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Quy chế quản trị cơng ty thì, “Quản trị cơng ty” là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm: đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; đảm bảo quyền lợi của cổ đông; đối xử công bằng giữa các cổ đông; đảm bảo vai trị của những người có quyền lợi liên quan đến công ty; minh bạch trong hoạt động của công ty; HĐQT và BKS lãnh đạo và kiểm sốt cơng ty có hiệu quả. Để thực hiện các nguyên tắc trên, Quy chế quản trị công ty tập trung điều chỉnh những quan hệ phát sinh liên quan đến cổ đông và ĐHĐCĐ, thành viên HĐQT và HĐQT, thành viên BKS và BKS, ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có quyền lợi liên quan đến công ty, CBTT và minh bạch, chế độ báo cáo, giám sát và xử lý vi phạm. Những nội dung nêu trên được cụ thể hoá tại Điều lệ mẫu được các TCNY áp dụng.
Có thể nói những vấn đề liên quan đến quản trị công ty là khá mới mẻ ở Việt Nam103 và có nội hàm khá rộng, trong đề tài này tác giả không thể đề cập tới tất cả
101
Xem: Các cơ chế quản trị công ty tại Hoa Kỳ, tại:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_tr%E1%BB%8B_c%C3%B4ng_ty; Eric de Keuleneer “Xuất xứ và mục đích của quản trị xung đột (corporate governance)”, tại: http://www.saga.vn/view.aspx?id=614.
102
Phạm Trí Hùng, “Quản trị cơng ty và kiểm sốt xung đột-góc tiếp cận của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam”, xem tại: http://www.vmi.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=21&Itemid=50; Trần Duy Thanh, “Quản trị công ty - yêu cầu của doanh nghiệp hiện đại”, xem tại:
http://www.saga.vn/Kynangquanly/Tochuc/QuanlyvsSohuu/12441.saga.
103
Theo một điều tra trên 85 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam do IFC-MPDF thực hiện vào năm 2005, chỉ có 23% số người được hỏi cho rằng các doanh nhân ở Việt Nam đã hiểu khái niệm và nguyên tắc cơ bản của quản trị
những nội dung của quản trị công ty mà chủ yếu đề cập tình hình thực hiện Quy chế quản trị công ty và áp dụng Điều lệ mẫu của các TCNY và qua đó, rút ra những đánh giá chung làm cơ sở cho việc hình thành những đề xuất nhằm hồn thiện các quy định hiện hành trong lĩnh vực này.
Theo đánh giá của SGDCK Hà Nội, đến nay tình hình áp dụng Quy chế quản trị công ty tại các TCNY chưa được đồng bộ, còn nhiều TCNY chưa áp dụng các quy định này vào trong quản trị công ty. Một số vi phạm thường gặp trong công tác quản trị của các TCNY so với các quy định tại Quy chế quản trị công ty trong thời gian qua là:
- Vi phạm Khoản 1, Điều 11 của Quy chế quản trị công ty quy định một phần ba tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập khơng điều hành. Trên thực tế vẫn cịn nhiều TCNY chưa thực hiện theo quy định này, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông.
- Vẫn tồn tại một số TCNY có số lượng thành viên HĐQT, BKS chưa đáp ứng đủ được quy định tại Quy chế quản trị công ty;
- Một số TCNY chưa thực hiện đúng và triệt để quy định tại Khoản 2, Điều 18, quy định tư cách của Trưởng BKS là người có chun mơn kế tốn;
- Việc lập và công bố báo cáo thường niên của các TCNY chưa đáp ứng đầy đủ nội dung đã được quy định tại Khoản 1, Điều 28, Quy chế quản trị công ty, đặc biệt việc đưa nội dung các thông tin công bố về giao dịch cổ phiếu của thành viên HĐQT, BGĐ, BKS vào trong báo cáo thường niên hàng năm của công ty và các nội dung cần được công bố trong báo cáo thường niên tại ĐHĐCĐ hàng năm;
- Nhiều TCNY hiện nay chưa có cán bộ chun trách về CBTT, nếu có thì chưa đáp ứng đủ các điều kiện được quy định. Điều này vi phạm Khoản 3, Điều 30, Quy chế quản trị công ty yêu cầu đối với cán bộ chuyên trách cơng bố thơng tin104.
Như vậy, tình hình thực hiện áp dụng Quy chế quản trị công ty của các TCNY còn nhiều hạn chế. Thực tế này cho thấy các cơ quan quản lý cần có kế hoạch thực hiện việc rà soát, đánh giá và kiểm tra việc áp dụng Quy chế quản trị công ty của các TCNY dựa trên các tiêu chí nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên HĐQT, BGĐ, BKS và cán bộ quản lý của các TCNY.
doanh nghiệp. Nhiều giám đốc được phỏng vấn vẫn còn lẫn lộn giữa quản trị doanh nghiệp với quản lý tác nghiệp như: điều hành sản xuất, quản lý marketing, quản lý nhân sự, v.v... Xem: Đậu Anh Tuấn, “Một số vấn đề về quản