Khi niêm yết, TCNY phải chịu sự giám sát, kiểm tra của UBCK và SGDCK (hoặc TTGDCK). Bên cạnh đó, áp lực giám sát của người đầu tư cũng khá gắt gao thể hiện qua phản ứng trên thị trường đối với các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả, cổ đơng có thể sử dụng quyền bỏ phiếu để bầu ra ban quản trị mới có khả năng tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đơng.
Nhìn chung, khi TTCK đi vào hoạt động ổn định và khẳng định vai trị khơng thể thay thế được trong nền kinh tế, các ưu thế của TCNY sẽ vượt qua mọi bất lợi và lúc này phấn đấu để được niêm yết trên TTCK lại là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp có chiến lược phát triển lâu dài đều nhắm đến.
1.3. Tình hình niêm yết chứng khốn tại Việt Nam
1.3.1. Tình hình niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
Ngày 11/07/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127- 1998/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ra đời của TTTGDCK TP. HCM (sau đây gọi là Quyết định 127- 1998/QĐ-TTg) . Theo đó, TTGDCK TP. HCM là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp46 có chức năng chủ yếu là tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán các chứng khoán niêm yết47. Tuy nhiên, TTGDCK TP. HCM chỉ chính thức đi vào hoạt động sau một thời gian chuẩn bị khá dài vào ngày 28/07/2000. Qua 7 năm hoạt động với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, TTGDCK TP.HCM đã chính thức được chuyển đổi thành SGDCK TP. HCM theo Quyết định số 599/QĐ- TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ48. Tại thời điểm khai trương hoạt động TTGDCK TP. HCM chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết là cổ phiếu REE và cổ phiếu SAM nhưng đến cuối năm 2008, SGDCK TP. HCM đã có tổng cộng 242 loại chứng khoán được niêm yết giao dịch. Trong đó, có 170 cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ đầu tư, 60 trái phiếu chính quyền địa phương và 8 trái phiếu doanh nghiệp49. Cùng với sự gia tăng số lượng chứng khốn niêm yết thì giá trị chứng khốn niêm yết, đặc biệt là cổ phiếu đã không ngừng được nâng cao qua các năm. Nếu vào thời điểm cuối năm 2000 tổng giá trị niêm yết cổ phiếu niêm yết là 321 tỷ đồng thì đến cuối năm 2008 tổng giá trị
46 Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 127-1998/QĐ-1998/QĐ-TTg.
47
Khoản 1, Điều 2, Quyết định số 127-1998/QĐ-1998/QĐ-TTg.
48
Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh: hình thành và phát triển, xem: http://www.hsx.vn/
49
Theo Quyết định số 46/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 10/07/2008 ban hành Quy chế tổ chức quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội, thì TTGDCK Hà Nội tổ chức giao dịch cho các TPCP đã lưu ký tập trung và đã đăng ký niêm yết (Khoản 1, Điều 10). Do vậy, tất cả TPCP niêm yết giao dịch tại SGDCK TP. HCM phải chuyển sang niêm yết giao dịch tại TTGDCK Hà Nội.
niêm yết của cổ phiếu đã đạt mức 57,395 ngàn tỷ đồng. Song song đó, mức vốn hố tồn thị trường của các cổ phiếu niêm yết cũng tăng lên nhanh nhóng, đặc biệt là trong giai đoạn “phát triển nóng” của thị trường. Cuối năm 2000, giá trị vốn hoá của các cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP. HCM là 986 tỷ đồng chiếm 0,22% GDP quốc gia thì đến cuối năm 2007 khi chỉ số cổ phiếu VN-Index đạt trên 1100 điểm thì con số này là 364,425 ngàn tỷ đồng và đã chiếm 31,85% GDP quốc gia. Sang cuối năm 2008 do tác động của tình hình khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng khoảng tài chính tồn cầu đã đẩy chỉ số VN-Index giảm xuống mức kỷ lục là 296,42 điểm vào ngày 16 tháng 12 năm 200850. Điều đó làm cho mức vốn hố toàn thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP. HCM giảm xuống chỉ còn 169,326 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2008, chiếm 13,93% trên tổng GDP của quốc gia.
Như vậy, có thể thấy rằng quy mơ niêm yết chứng khoán tại SGDCK TP. HCM đã không ngừng nâng cao qua mỗi năm và ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tham gia. Nếu trong những năm đầu mới khai trương TTGDCK TP. HCM, các doanh nghiệp Việt Nam còn chần chừ, chưa muốn niêm yết vì chưa có thói quen cơng bố thơng tin và chưa nhận thức được lợi ích của việc niêm yết thì hiện nay tình hình đã thay đổi hẳn. Niêm yết là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp tận dụng kênh TTCK để huy động vốn hiệu quả, khẳng định uy tín và thương hiệu của mình trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động của SGDCK TP. Hồ Chí Minh đã có tác động tích cực đối với q trình cổ phần hố các doanh nghiệp Nhà nước là những doanh nghiệp niêm yết tiềm năng trên thị trường. Tính đến ngày 23/06/2009, SGDCK TP. HCM đã tổ chức được 148 cuộc đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá với 1,056 tỷ cổ phần được bán tương đương với tổng giá trị là 54,923 ngàn tỷ đồng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước51. Bên cạnh đó, sự ra đời của SGDCK TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra cho các nhà đầu tư một môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và hiệu quả, đúng pháp luật dưới sự kiểm tra, giám sát và quản lý của UBCKNN. Hoạt động giao dịch chứng khốn sơi động tại SGDCK TP. HCM đã góp phần thu hút đầu tư vào nền kinh tế từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở ra cho các nhà đầu tư nước ngoài một cơ hội đầu tư linh hoạt bên cạnh kênh đầu tư trực tiếp vốn kém linh hoạt hơn do thu tục cấp phép và cơ chế rút vốn khó khăn.
Với sự khởi sắc trở lại của TTCK, trong thời gian tới nhiều doanh nghiệp lớn đang xác định lộ trình và kế hoạch niêm yết cổ phiếu của mình trên SGDCK TP. HCM.
50
Chỉ số VN-ndex sau đó lại tiếp tục giảm sâu, đạt mức kỷ lục là 245,74 điểm vào ngày 27/0/2009, xem: http://www.hsx.vn/.
51
Trong số các doanh nghiệp đó, bao gồm các tập đồn tài chính, tập đồn viễn thơng lớn như Tập đồn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Mobifone, Vinafone…
1.3.2. Tình hình niêm yết chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Nội
Mặc dù Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK Hà Nội) cũng được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QÐ-TTg cùng lúc với TTGDCK TP. HCM nhưng trên thực tế Trung tâm này mới chính thức đi vào hoạt động ngày 08/03/2005. Trong giai đoạn đầu, TTGDCK Hà Nội chủ yếu thực hiện chức năng thực hiện đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu Chính phủ. Ngày 14/07/2005 TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn giao dịch chứng khoán thứ cấp và trên thực tế đã trở thành thị trường giao dịch tập trung cho các chứng khoán niêm yết ở Việt Nam. Điều kiện niêm yết cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK Hà Nội thấp hơn các điều kiện ở SGDCK TP. HCM. Chính vì vậy, TTGDCK Hà Nội nhanh chóng thu hút được nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK TP. HCM đưa cổ phiếu vào niêm yết giao dịch.
Tính đến 18/11/2009, SGDCK Hà Nội đã thực hiện 1000 phiên giao dịch với trên 240 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch và trên 700.000 tài khoản của NĐT được mở. Theo thống kê mới đây, tổng giá trị chứng khốn niêm yết tính theo mệnh giá tại SGDCK Hà Nội là 35.500 tỷ đồng tương ứng với 150.000 tỷ đồng mức vốn hóa, chiếm gần 10% GDP. Hiện đã có gần 50% doanh nghiệp niêm yết tại đây huy động vốn qua TTCK. Năm 2007 có 54 doanh nghiệp và năm 2008 có 58 doanh nghiệp phát hành chứng khoán bổ sung để huy động vốn với tổng vốn huy động được là 10.450 tỷ đồng52.
Thực hiện Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Theo Quyết định này, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại TTGDCK Hà Nội vốn là một đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Điều 2 của Quyết định 01/2009/QĐ-TTg quy định, SGDCK Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khốn của tổ chức phát hành có điều kiện niêm yết chứng khoán quy định tại Điều 9, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày
52
19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Vào ngày 24/06/2009, SGDCK Hà Nội đã tổ chức long trọng Lễ ra mắt.
Nhận định về sự kiện trên, Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng:
Sự chuyển đổi này là bước đi quan trọng trong việc tăng năng lực thể chế và kỹ thuật để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới cao hơn, chuyên nghiệp hơn của thị trường vốn Việt Nam, cho phép SGDCK khắc phục được những nhược điểm của mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu, nâng cao tính tự chủ về tài chính và giảm bớt gánh nặng ngân sách, tách biệt quản lý Nhà nước và hoạt động dịch vụ; tăng cường vị thế của SGDCK trong quan hệ quốc tế”53.
Như vậy, Quyết định 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cụ thể hố mơ hình TTCK VN đã được quy định trong Luật chứng khoán 2006, phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua nghiên cứu cho thấy, mơ hình hai sàn niêm yết hoạt động song song có lịch sử lâu đời nhất thế giới là Sở giao dịch chứng khoán New York và thị trường Nasdaq của Mỹ54.
Bên cạnh việc tổ chức giao dịch cho các chứng khoán niêm yết, SGDCK Hà Nội còn tổ chức và quản lý giao dịch chứng khốn của các cơng ty đại chúng chưa niêm yết bao gồm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi, chứng khốn của các cơng ty đại chúng huỷ niêm yết tại SGDCK TP. HCM55 theo Điều 1, Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khốn cơng ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 20 tháng 11 năm 2008. Ngay trong ngày khai trương thị trường này tại SGDCK HN đã có 10 cổ phiếu đăng ký giao dịch với tổng giá trị đăng ký đạt 1,2 ngàn tỷ đồng56.
Kết luận Chương 1:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động niêm yết chứng khoán dưới góc độ pháp lý là khá mới mẻ và phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển TTCK đồng thời cũng rất cần thiết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại Chương 1, tác giả đã trình bày khái quát về những vấn đền lý luận cơ bản liên quan đến niêm yết chứng khoán như khái niệm, đặc điểm và phân loại niêm yết chứng khoán; khái niệm và đặc điểm của những loại chứng khoán cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng khốn phái sinh…Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo sát những vấn đề
53
Xem: Sự kiện và bình luận (2009), “HNX: vị thế mới, sức bật mới”, Đầu tư chứng khoán, (118), tr. 16.
54
Tường Vy, “Sàn Hà Nội đón nhiệm vụ lớn”, Đầu tư chứng khoán, (116) , tr. 14-15.
55
Thị trường giao dịch những chứng khốn này có tên viết tắt bằng tiếng Anh là UPCoM (Unlisted Public Company).
56
có ý nghĩa thực tế như vai trò của việc niêm yết chứng khoán đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và NĐT đồng thời chỉ ra một số thách thức khi doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTCK.
Việc tổng hợp tình hình hoạt động niêm yết của SGDCK TP. HCM và SGDCK Hà Nội trong thời gian qua giúp người đọc có những thơng tin đáng tin cậy về sự phát triển của TTCK VN.
Chương 2