Các trường hợp hủy niêm yết chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 70 - 73)

b) Cơng ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; c) Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khốn chun

2.1.5. Các trường hợp hủy niêm yết chứng khoán

Tại Việt Nam, cơ sở pháp lý cũng như trình tự, thủ tục của việc hủy niêm yết được quy định tại Điều 14, Nghị định 14/2007/NĐ-CP. Theo đó, chứng khốn có thể bị hủy niêm yết trong 2 trường hợp cơ bản là tự nguyện và bắt buộc.

Khoản 2, Điều 16 của Quy chế 168 và khoản 4, Điều 17 của Quy chế 420 đều quy định trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, SGDCK xem xét chấp

thuận/ không chấp thuận hủy niêm yết chứng khoán. Trường hợp khơng chấp thuận, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do.

Đối với trường hợp hủy niêm yết bắt buộc, Khoản 1, Điều 14, Nghị định 14/2007/NĐ-CP liệt kê 9 trường hợp hủy niêm yết chứng khoán, bao gồm:

- Tổ chức niêm yết chứng khoán tại SGDCK, TTGDCK khơng cịn đáp ứng được các điều kiện niêm yết theo quy định tại Điểm a và d Khoản 1, Điểm a và c Khoản 2, Điểm a và c, Khoản 3 Điều 8; Điểm a và c, Khoản 1; Điểm a, Khoản, 2 Điều 9 Nghị định này trong thời hạn một năm;

- Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ một năm trở lên;

- Tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;

- Cổ phiếu khơng có giao dịch tại SGDCK, TTGDCK trong thời hạn 12 tháng; - Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục và tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất;

- Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản, quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động;

- Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;

- Tổ chức kiểm tốn có ý kiến khơng chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết;

- Tổ chức được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại SGDCK, TTGDCK trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết.

Thực tế quản lý niêm yết tại các SGDCK thời gian qua cho thấy, hầu hết các trường hợp hủy niêm yết là tự nguyện107 do thực hiện thủ tục “chuyển sàn” theo quy định tại Khoản 1, Điều 29, Nghị định 14/2007/NĐ-CP108. Riêng đối với hủy niêm yết bắt buộc chỉ xảy ra đối với 2 trường hợp là cổ phiếu BTC của Cơng ty cổ phần cơ khí Bình Triệu, kể từ ngày 01/07/2009 với lý do là “tổ chức kiểm tốn có ý kiến khơng chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức

107

Chi tiết xem: Thanh Thương, “14 công ty xin hủy niêm yết tại sàn TPHCM”, tại: http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/chungkhoan/15142

108

Theo Khoản 1, Điều 29, Nghị định 14/2007/NĐ-CP thì:

Tổ chức đã niêm yết tại TTGDCK TP. HCM trước khi Nghị định này có hiệu lực, nếu khơng đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết tại SGDCK quy định tại Nghị định này, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK. Quá thời hạn trên nếu không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK thì phải chuyển sang niêm yết tại TTGDCK.

niêm yết”109 và sau đó là cổ phiếu BBT đối với Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết với lý do là 3 năm kinh doanh thua lỗ liên tục và tổng lỗ lũy kế lớn hơn vốn chủ sở hữu.

Phân tích các trường hợp hủy niêm yết được quy định trên đây cho thấy một số trường hợp cần làm rõ thêm hoặc cần có sự sửa đổi nhất định để đảm bảo tính thực thi.

Trước hết là đối với trường hợp hủy niêm yết do TCNY ngừng hoặc bị ngừng

các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ một năm trở lên. Đây là một quy định

mà tính khả thi khơng cao vì chưa làm rõ khái niệm “hoạt động kinh doanh chính” là hoạt động nào. Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ của các doanh nghiệp trong kinh doanh được pháp luật tơn trọng và bảo vệ, trong đó có quyền tự do lựa chọn lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tận dụng quyền này nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang thực hiện kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực với nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng. Vậy hoạt động nào là lĩnh vực kinh doanh chính và hoạt động nào là lĩnh vực kinh doanh phụ? Pháp luật hiện nay cũng chưa có câu trả lời cụ thể về vấn đề này. Thiết nghĩ, để đảm bảo tính khả thi và tránh trường hợp lạm quyền khi áp dụng pháp luật thì pháp luật về chứng khốn và TTCK cần đưa ra khái niệm thế nào là hoạt động kinh doanh chính của TCNY.

Tiếp theo là trường hợp hủy niêm yết đối với cổ phiếu khơng có giao dịch tại SGDCK, TTGDCK trong thời hạn 12 tháng cũng tỏ ra không hiện thực và khơng

mang tính thực thi cao. Khó có thể tưởng tượng được đối với cổ phiếu niêm yết của một cơng ty đại chúng mà khơng có giao dịch, chuyển nhượng nào thực hiện trong suốt 12 tháng. Vả lại, nếu có một cổ phiếu nào đó mà tính thanh khoản khơng có đến mức khơng có nhu cầu mua bán của NĐT thì việc tạo ra một giao dịch để đối phó từ phía TCNY hoặc từ các NĐT là một vấn đề hết sức đơn giản. Chỉ cần hai NĐT bỏ ra 10 cổ phiếu theo quy định lơ giao dịch tối thiểu hiện nay là tồn bộ quy định trên đây sẽ trở nên vô hiệu. Nếu xem hủy niêm yết như một chế tài đối với những cổ phiếu khơng có chất lượng đáp ứng u cầu thì biện pháp chế tài này khơng mang tính răn đe và như đã nói ở trên hồn tồn khơng thực tế. Chúng tôi cho rằng, dụng ý của nhà làm luật khi đưa ra trường hợp hủy niêm yết này là để đảm bảo tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết. Tuy nhiên, lẽ ra nên rút ngắn thời hạn khơng có giao dịch xuống đến mức hợp lý và thực tế hơn.

Riêng đối với trường hợp hủy niêm yết do tổ chức kiểm tốn có ý kiến khơng

chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ

109

Xem: Bạch Hường, “Cổ phiếu đầu tiên bị hủy niêm yết”, tại: http://www.vnexpress.net/GL/Kinh- doanh/Chung-khoan/2009/05/3BA0EEFC/

chức niêm yết. Theo thơng lệ và các quy định về kiểm tốn, khi một một báo cáo tài

chính “có vấn đề” về tính trung thực, chính xác, độ tin cậy thì tùy theo mức độ mà tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính có thể đưa ra các kết luận sau đây: chấp thuận có loại trừ, khơng chấp thuận và từ chối cho ý kiến. Trong đó, hai hình thức sau được xem là nặng nhất. Trong điều kiện pháp luật về kế toán, kiểm toán hiện nay đang từng bước được hoàn thành và các chuẩn mục đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực này cũng mới chỉ đang trong giai đoạn xây dựng thì chưa có gì để đảm bảo chắc chắn rằng, các kết luận của tổ chức kiểm tốn là hồn tồn khách quan. Vì vậy, một cổ phiếu bị hủy niêm yết chỉ do tổ chức kiểm tốn có ý kiến khơng chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến liệu quyền lợi của TCNY và các NĐT có được bảo đảm? Vì trên thực tế, có trường hợp tổ chức kiểm toán biết doanh nghiệp thua lỗ nhưng vẫn xác nhận lời (như trường hợp đối với cổ phiếu BBT chẳng hạn) và như vậy khả năng một tổ chức niêm yết có lãi nhưng bị tổ chức kiểm tốn “làm khó” cho ý kiến khơng chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến là hồn tồn có thể xảy ra. Thiết nghĩ, trong trường hợp này, pháp luật nên cho TCNY cho phép một cơng ty kiểm tốn thứ hai “vào cuộc” để thẩm định sẽ khách quan hơn.

Tại các Quy chế 168 và Quy chế 420 về niêm yết chứng khoán tại SGDCK TP. HCM và SGDCK Hà Nội đều liệt kê lại các trường hợp hủy niêm yết đã được quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 14/2007/NĐ-CP. Thế nhưng điều đáng chú ý là Quy chế 168 còn bổ sung thêm một trường hợp hủy niêm yết nữa là “các trường hợp mà Sở Giao dịch Chứng khoán xét thấy cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người đầu tư và sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN” (Điểm 1.10, Khoản 1, Điều 17, Quy chế 168). Khoản 1, Điều 18, Quy chế 420 cũng có quy định tương tự. Việc bổ sung quy định này là hoàn toàn trái với Khoản 1, Điều 19, Nghị định 14/2007/NĐ-CP và khơng thể có giá trị pháp lý. Mặt khác, quy định bổ sung này sẽ tạo ra “kẽ hở” cho các hành vi lạm quyền có thể xuất phát từ các SGDCK và mặc nhiên các SGDCK tự trao cho mình quyền được làm luật, được đưa ra các quy định và hành xử theo hướng mà mình thấy là cần thiết trong khi các văn bản của SGDCK chỉ dừng lại ở chức năng hướng dẫn về nghiệp vụ cho các TCNY.

Một phần của tài liệu Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)