PHÁP LUẬT VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1.2. Quy định pháp luật về điều kiện và thủ tục niêm yết chứng khoán
2.1.2.1. Điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khốn
Theo thơng lệ của nhiều nước, Luật chứng khốn khơng trực tiếp quy định các điều kiện niêm yết chứng khoán mà “trao quyền” cho các SGDCK. Thông thường, các SGDCK sẽ đưa ra các điều kiện để chứng khoán được niêm yết giao dịch tại Sở trong các văn bản do cơ quan này ban hành. Căn cứ theo từng giai đoạn phát triển của thị trường mà các điều kiện có thể thay đổi. Mục đích của việc quy định các điều kiện, tiêu chuẩn niêm yết là nhằm đảm bảo chứng khoán được niêm yết phải là những chứng khốn có chất lượng cao, đảm bảo sự ổn định và an toàn của thị trường cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán. Điều kiện niêm yết bao gồm cả các điều kiện mang định tính và các điều kiện định lượng. Điều kiện niêm yết càng chi tiết, khắt khe bao nhiêu thì mức độ bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro do đầu tư vào chứng khoán kém chất lượng được tăng lên bấy nhiêu. Ở các nước mà TTCK đã hình thành và phát triển từ lâu thì điều kiện niêm yết chứng khốn càng có những yêu cầu cao hơn so với những nước có TTCK mới hình thành. Sở dĩ có hiện tượng trên là do các nước mới xây dựng TTCK thường có những chính sách khuyến
khích niêm yết để tạo hàng hoá cho thị trường. Một trong những giải pháp khuyến khích được áp dụng khá phổ biến là hạ thấp điều kiện niêm yết. Chính vì vậy mà rủi ro đối với các nhà đầu tư trên TTCK mới nổi thường cao hơn ở những nước có TTCK đã phát triển.
Nghiên cứu các điều kiện niêm yết chứng khoán ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, phần lớn các SGDCK rất chú trọng đối với nhóm điều kiện định lượng đối với doanh nghiệp niêm yết như: thời gian hoạt động từ khi thành lập doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu sở hữu vốn cổ phần, lợi suất thu được từ vốn cổ phần, tỷ lệ nợ, sự phân bổ cổ đông…Đây là những điều kiện hiện diện hữu hình có thể “cân, đong, đo, đếm” được, giúp các SGDCK “bắt mạch” khá chính xác “sức khỏe” của một doanh nghiệp thông qua các tiêu chí định lượng cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, các điều kiện định tính như: triển vọng phát triển của cơng ty, ý kiến kiểm tốn về các báo cáo tài chính, cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, minh bạch thơng tin…cũng đóng vai trị khơng kém phần quan trọng. Các điều kiện tạo cho các nhà đầu tư có “độ tin cậy” cao hơn vào tiềm năng, triển vọng của cơng ty. Qua đó, giúp họ có một sự lựa chọn tốt hơn trong hoạt động đầu tư của mình, vì đầu tư chứng khốn là đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp.
Singapore là quốc gia có nền kinh tế phát triển rất mạnh. Các điều kiện niêm yết trên SGDCK Singapore được xem là khá cao và phù hợp với chuẩn mực của các nước có TTCK phát triển. Theo các quy định hiện hành của SGDCK Singapore thì một CTCP muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường này phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Về doanh thu và mức vốn hóa: CTCP phải đáp ứng một trong 3 tiêu chí cơ bản.
Thứ nhất, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong ba năm kề trước thời điểm ít
nhất là 7,5 triệu $ Sing, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất mỗi năm không dưới 1 triệu $ Sing. Thứ hai, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong một hoặc hai năm kề
trước ít nhất là 10 triệu $ Sing. Thứ ba, mức vốn hóa tối thiểu là 80 triệu $ Sing tại thời điểm phát hành ra công chúng lần đầu tiên, dựa vào giá phát hành và vốn cổ phần sau khi phát hành.
- Về sự phân bổ cổ phần: Được quy định tùy thuộc vào mức vốn hoá của từng CTCP nhằm mục đích đảm bảo tính đại chúng của CTCP khi niêm yết73.
- Về số lượng cổ đơng: CTCP phải có lượng cổ đơng tối thiểu là 1000 cổ đông.
73
Cụ thể:
– Mức vốn hóa thấp hơn 300 triệu $ Sing: 25% vốn cổ phần bổ sung được công chúng nắm giữ.
– Mức vốn hóa từ 300 triệu đến 400 triệu $ Sing: 20% vốn cổ phần bổ sung được công chúng nắm giữ.
– Mức vốn hóa từ 400 triệu đến 1 tỉ $ Sing: 15% vốn cổ phần bổ sung được công chúng nắm giữ.
- Về hạn chế chuyển nhượng của cổ đông sáng lập: Các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn sáu tháng sau thời điểm niêm yết, và không được chuyển nhượng quá 50% lượng cổ phần nắm giữ trong thời hạn một năm sau thời điểm niêm yết.
- Về tình trạng tài chính và tính minh bạch: Báo cáo tài chính phải được lập theo chuẩn mực kế toán của Singapore, Mỹ, hoặc quốc tế. Tất cả các khoản vay của các giám đốc, các cổ đông lớn, và các công ty được điều hành bởi các giám đốc và các cổ đông lớn phải được thanh tốn, trừ các khoản vay của cơng ty con và công ty liên kết với công ty xin niêm yết74.
Tại SGDCK Hàn Quốc, các điều kiện niêm yết cổ phiếu cũng được quy định khá cụ thể và chi tiết. Theo đó, một CTCP muốn niêm yết phải thỏa mãn các yêu cầu về thời gian hoạt động kể từ khi thành lập, vốn cổ phần và số lượng cổ phiếu, sự phân bổ cổ đông, tỷ lệ nợ, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần…Các yêu cầu cụ thể đối với CTCP thực hiện niêm yết cổ phiếu bao gồm:
- Có thời gian hoạt động kể từ thời điểm thành lập cho đến khi niêm yết tối thiểu là năm năm liên tục và CTCP phải có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường OTC75 ít nhất một năm.
- Có mức vốn cổ phần ít nhất là 3 tỷ won76 và vốn cổ đơng ít nhất là 5 tỷ won, số lượng cổ phiếu đang lưu hành ít nhất là 300.000 cổ phiếu.
- Doanh số bình quân trong ba năm trước thời điểm niêm yết ít nhất là 18 tỷ won và trong năm trước đó ít nhất là 20 tỷ won.
- Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng phải được thực hiện trước thời điểm niêm yết ít nhất là một năm. Số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết chào bán ra cơng chúng ít nhất là 30% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành. Số lượng cổ đông nhỏ nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành ít nhất là 1000 cổ đông.
- Tỷ lệ nợ trong năm hoạt động kinh doanh trước khi niêm yết phải nhỏ hơn 1,5 lần tỷ lệ nợ bình quân của tất cả các doanh nghiệp niêm yết trong cùng một ngành.
- Tỷ lệ lãi trên vốn cổ phần trong năm gần nhất không được thấp hơn 25%. Đồng thời tổng tỷ lệ lãi trên vốn cổ phần trong ba năm gần nhất không được thấp hơn 50%.
74
Xem: http://www.saga.vn/Cohoigiaothuong/Thitruong1/Thitruongchungkhoan/558.saga
75
Thị trường OTC (viết tắt từ chữ tiếng Anh – Over The Countre) là thị trường giao dịch khơng qua quầy. Các chứng khốn giao dịch tại đây là những chứng khốn khơng đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết giao dịch tại SGDCK.
76
Giá trị tài sản ròng của một cổ phần77 phải lớn hơn ba lần mệnh giá và thu nhập trên mỗi cổ phần78 cũng phải lớn hơn ba lần mệnh giá.
Ngoài các chỉ tiêu định lượng nêu trên, SGDCK Hàn Quốc còn đưa ra một số các điều kiện định tính như: Báo cáo tài chính ba năm liền trước năm niêm yết phải được kiểm tốn bởi một cơng ty kiểm toán do UBCKNN chỉ định và ý kiến của kiểm toán viên phải ghi rõ là đã đạt hay không đạt tiêu chuẩn theo quy định; mức sở hữu của cổ đơng kiểm sốt và cổ đông sở hữu trên 1% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành không được thay đổi trong thời hạn một năm trước ngày nộp đơn niêm yết; CTCP phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyển nhượng với cơ quan chuyển nhượng, khơng có một vụ kiện tụng nào chưa được giải quyết có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh79…
SGDCK New York là một trong những SGDCK lâu đời và lớn nhất thế giới cũng có những quy định rất chặt chẽ về điều kiện niêm yết cổ phiếu. Là một SGDCK mang tính quốc tế cao, SGDCK New York ban hành 2 bộ tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu: một áp dụng cho các CTCP nội địa và một bộ áp dụng cho các CTCP nước ngoài. Tuy nhiên, so với điều kiện niêm yết tại SGDCK Singapore và SGDCK Hàn Quốc thì các điều kiện niêm yết tại đây khá tập trung và ít phân tán hơn. Ngồi những yêu cầu về tính minh bạch, độ tin cậy của báo cáo tài chính, điều kiện niêm yết cổ phiếu tại SGDCK New York áp dụng cho các CTCP Mỹ bao gồm 4 nhóm cơ bản:
Nhóm 1: Yêu cầu lợi nhuận trước thuế của CTCP tối thiểu là 2,5 triệu USD
trong năm cuối hoặc 2 triệu USD trong 2 năm trước khi niêm yết hoặc lợi nhuận gộp của 3 năm liền trước khi niêm yết là 6,5 triệu USD, trong đó năm cuối cùng phải dạt ít nhất 4,5 tỷ đồng thời phải có lãi trong ba năm liên tục.
Nhóm 2: Tài sản hữu hình của CTCP tối thiểu là 18 triệu USD và phải lớn hơn
tổng giá trị cổ phiếu thường tính theo giá trị thị trường.
Nhóm 3: Giá trị thị trường của cổ phiếu do công chúng đang nắm giữ điều chỉnh
phù hợp theo điều kiện của thị trường thấp nhất là 18 triệu USD.
Nhóm 4: Số lượng cổ phiếu thường do công chúng nắm giữ tối thiểu là 1,1 triệu
cổ phiếu. Phải có 5000 cổ đơng nắm giữ từ 100 cổ phiếu trở lên80.
77
Giá trị tài sản ròng của một cổ phần (Net Asset Value – NAV) bằng tổng tài sản của CTCP trừ tổng nợ của cơng ty tại thời điểm tính chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
78
Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning Per Share – EPS) là chỉ số rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của CTCP trừ cổ tức ưu đãi chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành.
79
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1998), Báo cáo tổng kết Dự án trợ giúp kỹ thuật thành lập Sở giao dịch chứng
khoán Việt Nam, Phần IV: Hệ thống niêm yết, Hà Nội, tr. 14-16.
80
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1998), Báo cáo tổng kết Dự án trợ giúp kỹ thuật thành lập Sở giao dịch chứng
Đối với các CTCP nước ngoài, các điều kiện niêm yết được quy định chặt chẽ hơn nhiều so với các CTCP Mỹ. Ví dụ, về cơ cấu cổ đơng phải có ít nhất 5000 cổ đơng sở hữu từ 100 cổ phiếu trở lên; tổng giá trị thị trường của cổ phiếu tối thiểu là 100 triệu USD; tổng thu nhập trước thuế trong 3 năm gần nhất tối thiểu là 100 triệu USD…
Tại SGDCK Thẩm Quyến (Trung Quốc), các điều kiện niêm yết cổ phiếu cũng xoay quanh các yêu cầu về quy mô vốn, thời hạn hoạt động, cơ cấu cổ đông, tỷ lệ cổ phiếu chào bán ra công chúng…Cụ thể, một CTCP muốn niêm yết trên SGDCK này phải đáp ứng các điều kiện như:
- Vốn cổ phần không dưới 50 triệu Nhân dân tệ;
- Cơng ty có thời gian hoạt động liên tục trên 3 năm và kinh doanh có lãi trong trong 3 năm gần nhất tính đến thời điểm niêm yết. Trong trường hợp công ty niêm yết là DNNN cổ phần hố thì tính cả thời gian là DNNN;
- Số lượng cổ đông mà sở hữu tổng cổ phiếu không lớn hơn 1.000 Nhân dân tệ (theo mệnh giá) phải khơng ít hơn 1.000 người;
- Khối lượng cổ phiếu chào bán ra công chúng phải lớn hơn 25% tổng vốn cổ phần của công ty. Đối với công ty mà có vốn cổ phần từ 400 triệu nhân dân tệ, tỷ lệ này là 15%;
- Các tài liệu pháp lý của công ty phải đầy đủ tính hợp pháp, báo cáo tài chính khơng có ghi nhận xấu trong ba năm gần nhất.
Ngoài việc quy định các điều kiện niêm yết cổ phiếu, các SGDCK trên thế giới cũng quy định các điều kiện niêm yết đối với các loại chứng khoán khác như: quyền mua cổ phần, chứng quyền, trái phiếu doanh nghiệp (kể cả trái phiếu chuyển đổi), hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, chọn bán81.
Tại Việt Nam, cũng giống như thơng lệ quốc tế, Luật chứng khốn 2006 chỉ quy định những tắc cơ bản cho việc quản lý hoạt động niêm yết chứng khốn. Theo đó, các SGDCK, TTGDCK được quyền ban hành các Quy chế về niêm yết chứng khoán, việc chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết và giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết. Tuy nhiên, khác với các nước, SGDCK, TTGDCK không được ban hành các điều kiện niêm yết chứng khoán mà các điều kiện này được quy định tại Nghị định 14/2007/NĐ-CP. Chúng tôi cho rằng, sở dĩ các nhà làm luật Việt Nam chọn cách tiếp cận như trên là vì các lý do sau đây:
Một là, các điều kiện niêm yết cần phải có sự linh hoạt nhất định để thích ứng
với điều kiện, hồn cảnh cụ thể của nền kinh tế và gắn với mục tiêu, chiến lược phát
81
Trần Đắc Sinh (2006), Hoàn thiện và phát triển hệ thống niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán
triển kinh tế và TTCK của Chính phủ trong từng giai đoạn. Vì vậy, nếu luật hố các điều kiện niêm yết chứng khốn sẽ làm mất tính linh hoạt nói trên bởi u cầu về tính ổn định của văn bản luật. Trong khi Nghị định là văn bản pháp quy do Chính phủ ban hành, có cơ chế sửa đổi, bổ sung các điều khoản dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hai là, TTCK VN mới hình thành và trong giai đoạn tích lũy kinh nghiệm,
trong đó có kinh nghiệm về quản lý, điều hành. Chính vì vậy, bản thân các SGDCK, TTGDCK chưa có đủ kinh nghiệm và điều kiện để tiến hành khảo sát, xây dựng một bộ tiêu chí niêm yết đầy đủ một mặt có thể khuyến khích hoạt động niêm yết chứng khoán, mặt khác vẫn đảm bảo tính chất ổn và hiệu lực pháp lý của các điều kiện này.
Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định hai nhóm điều kiện niêm yết chứng khốn: nhóm điều kiện thứ nhất áp dụng cho các chứng khoán niêm yết tại SGDCK (Điều 8), nhóm điều kiện thứ hai áp dụng đối với các chứng khoán niêm yết tại TTGDCK (Điều 9). Thế nhưng, trong thực tế sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 02/01/2009 thì tại Việt Nam khơng cịn tồn tại TTGDCK nữa. Mặc dù vậy, trong Luận văn này khi nói về các quy định của Luật chứng khoán năm 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP và các văn bản khác tác giả vẫn sử dụng thuật ngữ “TTGDCK” cho phù hợp với Luật chứng khoán 2006 và các văn bản này. Theo Quyết định nêu trên thì SGDCK Hà Nội được kế thừa các quyền và nghĩa vụ của TTGDCK Hà Nội trước đây. Do đó, các điều kiện niêm yết quy định tại Điều 7, Nghị định 14/2007/NĐ-CP mặc nhiên được bảo lưu áp dụng cho các chứng khoán niêm yết trên SGDCK Hà Nội hiện nay. Để bảo đảm tính nhất quán của hệ thống các văn bản pháp luật về chứng khoán, thiết nghĩ Luật chứng khoán 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP và các văn bản có liên quan cần có sự điều