Các trường hợp niêm yết đặc biệt

Một phần của tài liệu Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55 - 61)

b) Cơng ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khốn; c) Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên

2.1.3. Các trường hợp niêm yết đặc biệt

2.1.3.1. Niêm yết do tách, gộp cổ phiếu

Trong quá trình hoạt động của CTCP nói chung và CTCP có cổ phiếu niêm yết tại các SGDCK nói riêng, vì nhiều lý do và mục đích khác nhau có thể dẫn đến cổ phiếu của công ty sẽ bị tách ra hoặc gộp lại. Về bản chất, đây là những động thái kỹ thuật nhằm thay đổi số lượng cổ phiếu của công ty nhưng không làm thay đổi cấu trúc vốn. Tuy nhiên, do số lượng cổ phiếu thay đổi nên sẽ tác động đến các chỉ tiêu tài chính của cơng ty như thu nhập trên mỗi cổ phần, chỉ số giá trên thu nhập và tỷ lệ cổ tức. Theo Khoản 6, Điều 2, Quy chế 168 và Quy chế 420 thì, tách cổ phiếu là việc chia nhỏ một cổ phiếu thành nhiều cổ phiếu với mệnh giá giảm xuống theo tỷ lệ tương ứng. Thông thường CTCP tách cổ phiếu trong các trường hợp giá cổ phiếu trên thị trường đã khá cao và như vậy khó có khả năng tăng giá. Khi cổ phiếu được tách ra tức là được chia nhỏ thành nhiều cổ phiếu thì mệnh giá sẽ giảm xuống theo tỷ lệ tách và thị giá cũng sẽ giảm xuống tương ứng sẽ tạo ra một mức giá mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận được nên cổ phiếu tiếp tục có cơ hội tăng giá tiếp theo. Mặt khác, việc tách cổ phiếu sẽ làm tăng khối lượng cổ phiếu tham gia giao dịch, do đó, giá mội cổ phiếu bị giảm xuống nên sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia mua bán và qua đó sẽ làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu. Nếu tách cổ phiếu là tín hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP rất hiệu quả và được nhà đầu tư đánh giá tốt thể hiện qua sự tăng giá cao của cổ phiếu thì gộp cổ phiếu là một quá trình ngược lại. Đó là tín hiệu cho thấy CTCP hoạt động không hiệu quả, giá cổ phiếu trên thị trường sụt giảm và thậm chí dưới mệnh giá. Gộp cổ phiếu là việc gom nhiều cổ phiếu thành một cổ phiếu với mệnh giá tăng lên theo tỷ lệ tương ứng (Khoản 7, Điều 2, Quy chế 168 và Quy chế 420). Hệ quả của việc gộp cổ phiếu là cổ phiếu trên thị trường sẽ tăng lên nhưng khối lượng cổ phiếu sẽ giảm xuống và tất nhiên kèm theo đó là tính thanh khoản cũng giảm theo.

Theo Điều 12, Quy chế 168 thì quyết định tách hoặc gộp cổ phiếu phải được ĐHĐCĐ thơng qua và CTCP có cổ phiếu niêm yết được tách/gộp phải thực hiện nghĩa

vụ công bố thông tin theo quy định. Trong vịng 03 ngày làm việc kể từ ngày hồn tất việc tách/ gộp cổ phiếu, tổ chức niêm yết phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi niêm yết cho SGDCK, TTGDCK.

Như vậy, có thể thấy các quy định về trình tự, thủ tục niêm yết cổ phiếu khi tổ chức niêm yết thực hiện tách/gộp cổ phiếu trong Quy chế về niêm yết chứng khoán tại các SGDCK, TTGDCK là khá chặt chẽ. Mặc dù vậy, các Quy chế này được ban hành đến nay vẫn chưa có một trường hợp tách/gộp cổ phiếu niêm yết nào xảy ra. Sở dĩ có tình trạng trên là do một rào cản rất lớn được “thiết lập” tại Khoản 2, Điều 10, Luật chứng khốn 2006. Theo đó, mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra cơng chúng là mười nghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm nghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam. Trong khi, như đã trình bày trên việc tách/gộp cổ phiếu sẽ làm cho mệnh giá cổ phiếu sau khi tách/gộp sẽ giảm hoặc tăng lên tương ứng và khi đó sẽ vi phạm quy định trên. Sự không thống nhất này dẫn đến việc tách/gộp cổ phiếu niêm yết ở Việt nam là khơng thể thực hiện được và vì vậy các quy định về tách/gộp cổ phiếu trong các Quy chế về niêm yết chứng khoán nêu trên bị vơ hiệu hố hồn tồn. Ở các nước như Thái Lan, Hoa Kỳ…việc tách gộp cổ phiếu xảy ra rất thường xuyên do luật pháp các nước này không quy định thống nhất về mệnh giá chứng khoán.

2.1.3.2. Niêm yết cổ phiếu do phát hành thêm

Trong quá trình hoạt động, các CTCP niêm yết có thể phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát hành thêm cổ phiếu là việc chào bán cổ phiếu khi CTCP có nhu cầu tăng vốn điều lệ của công ty. Khi thực hiện phát hành thêm, tùy thuộc vào tính chất, mục đích, quy mơ của đợt phát hành mà cơng ty có thể lựa chọn hình thức phát hành cổ phiếu để chào bán riêng lẻ (chào bán nội bộ) hoặc chào bán ra công chúng. Phát hành cổ phiếu để chào bán nội bộ là việc phát hành, phân phối cổ phiếu trong một phạm vi hẹp cho các chủ thể xác định trước với những điều kiện nhất định mà không chào bán một cách rộng rãi ra công chúng. Hoạt động phát hành cổ phiếu để chào bán nội bộ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp. Trong khi đó, phát hành cổ phiếu để chào bán ra công chúng là việc phát hành cổ phiếu để chào bán rộng rãi cho mọi đối tượng. Cổ phiếu phát hành ra công chúng là hàng hoá giao dịch trên TTCK và chịu sự điều chỉnh pháp luật về chứng khoán và TTCK. Hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chúng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và tuân thủ những qui định nhất định về điều kiện phát hành89 và thực hiện các nghĩa vụ CBTT. Việc phát hành cổ

89

phiếu ra cơng chúng phải đáp ứng các hình thức quy định tại khoản 12, Điều 6, Luật chứng khoán 2006 về chào bán chứng khốn ra cơng chúng. Đó là việc chào bán phải theo một trong các phương thức sau đây:

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;

- Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp;

- Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.

Theo Khoản 2, Điều 3, Nghị định 14/2007/NĐ-CP thì các hình thức chào bán thêm cổ phiếu bao gồm: chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ và chào bán tiếp cổ phiếu ra công chúng để thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ.

Sau khi đã phát hành cổ phiếu bổ sung thì theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 của Quy chế 168, tổ chức niêm yết phải đăng ký niêm yết bổ sung. Niêm yết bổ sung là việc đăng ký niêm yết cho số lượng cổ phiếu phát hành thêm của loại cổ phiếu đã được niêm yết tại SGDCK. Như vậy, có thể thấy rằng Quy chế về niêm yết chứng khoán tại SGDCK TP. HCM và SGDCK HN đều quy định việc niêm yết bổ sung đối với các trường hợp phát hành cổ phiếu bổ sung của tổ chức niêm yết như là một nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức niêm yết. Quy định này là nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông được phân phối cổ phiếu trong đợt phát hành bổ sung và tính thanh khoản của các cổ phiếu này. Thời gian phải thực hiện thủ tục niêm yết bổ sung là trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành thêm.

2.1.3.3. Niêm yết chứng khốn ở nước ngồi

Cơ sở pháp lý quan trọng cho việc niêm yết chứng khốn tại các SGDCK nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam là Khoản 3, Điều 40 Luật chứng khốn 2006. Theo đó, Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán tại tại SGDCK. Trong khi đó, Nghị định 14/2007/NĐ-CP chỉ có 3 Điều 15, 16 và 17 quy định về việc niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài. Lần đầu tiên kể từ khi TTCK đi vào hoạt động chính thức, pháp luật Việt Nam về chứng khốn và TTCK mới có quy định điều chỉnh vấn đề này. Việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình niêm yết chứng khoán ở nước ngoài là hoàn toàn phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế và TTCK hiện nay của Việt Nam, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp Việt Nam có thể huy động vốn ở nước ngồi, đồng thời quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường thế giới. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có một doanh nghiệp Việt Nam nào niêm yết cổ phiếu ở nước ngồi. Vậy ngun nhân của tình trạng này nằm ở đâu?

Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN có 3 khó khăn chủ yếu cản trở việc niêm yết cổ phiếu tại SGDCK nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ nhất,

là sự khác biệt về chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Khác biệt lớn nhất, theo IAS, giá trị tài sản được ghi nhận theo giá trị thị trường, trong khi theo VAS, giá trị tài sản lại ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh, thường được định giá thấp hơn giá trị thị trường khi tiến hành cổ phần hóa liên quan đến vấn đề sở hữu và phạm vi quyền sử dụng đất tập thể. Ông Bằng cho rằng, vấn đề này cần được giải quyết thông qua việc dần dần xây dựng một chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, kết hợp với việc lựa chọn các tổ chức kế toán và tư vấn chuyên nghiệp.

Thứ hai, ngoài các yêu cầu về vốn và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh như

quy định phải có lợi nhuận trước thuế tích lũy cao hơn nhiều so với điều kiện của Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc đáp ứng các quy định về quản trị cơng ty, kiểm sốt nội bộ. Thứ ba, khung pháp lý cho họat động niêm yết trên thị trường nước ngồi đã có nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể. Ông Bằng nhấn mạnh:

Việt Nam gần như chưa có các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết nước ngoài, quy định về các loại giấy phép, chính sách kiểm sốt ngoại hối - chuyển ngoại tệ ra vào khi phát hành cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức, quy định về tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài 90.

Theo tác giả, nhận định của Ơng Vũ Bằng là hồn tồn có cơ sở. Tại Điều 15, Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định khá chung chung về điều kiện để một doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở SGDCK nước ngoài.

Thứ nhất, doanh nghiệp đó phải khơng thuộc danh mục ngành nghề mà pháp

luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, phải có quyết định thơng qua việc niêm yết tại SGDCK nước ngoài của

HĐQT hoặc của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước).

Thứ ba, phải đáp ứng các điều kiện niêm yết tại SGDCK của nước mà cơ quan

quản lý TTCK hoặc SGDCK đã có thoả thuận hợp tác với UBCKNN của Việt Nam.

90

Lê Hường, “Ba vướng mắc chính khi niêm yết cổ phiếu ở nước ngồi”, xem tại:

Cũng theo quy định tại Nghị định 14, sau khi đã niêm yết ở SGDCK nước ngoài, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ CBTT theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước sở tại, đảm bảo tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) mà pháp luật Việt Nam quy định. Đối với báo cáo tài chính phải được thực hiện theo chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc cả chuẩn mực kế tốn quốc tế và Việt Nam.

Phân tích kỹ các quy định trên đây có thể thấy rằng, các quy định này không đủ để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong hoạt động niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tác giả cho rằng, vướng mắc chủ yếu về mặt pháp lý đối với việc niêm yết cổ phiếu ở SGDCK nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện ở các vấn đề sau đây:

Một là, vấn đề quản lý tỷ lệ sở hữu của NĐTNN. Khoản 2, Điều 17 Nghị định

14/2007/NĐ-CP quy định doanh nghiệp có chứng khốn niêm yết tại SGDCK nước ngồi có nghĩa vụ đảm bảo tỷ lệ tham gia của NĐTNN theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 04 năm 2009 về tỷ lệ tham gia của NĐTNN trên TTCK VN thì tỷ lệ này là 49% trên tổng số cổ phiếu niêm yết. Như vậy, có thể hiểu rằng trong 49% cổ phiếu niêm yết mà nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu là bao gồm phần nắm giữ của NĐTNN trên TTCK trong nước và các nhà đầu tư trên TTCK nước ngoài.

Với cách hiểu ấy, hiện nay cơ quan quản lý đang xử lý cho trường hợp của Vinamilk đang làm thủ tục niêm trên TTCK Singapore theo hướng cho phép Vinamilk phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn ở Singapore đồng thời niêm yết toàn bộ số cổ phiếu phát hành thêm này tại SGDCK Singapore. Số cổ phiếu này sẽ được trừ cố định vào tổng khối lượng cổ phiếu được phép sở hữu của NĐTNN tương ứng với 49% của cổ phiếu Vinamilk, nghĩa là sẽ điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của NĐTNN của Vinamilk tại thị trường trong nước xuống bằng 49% trừ đi phần sẽ niêm yết tại Singapore (khoảng 5%). Đây là giải pháp có tính khả thi nhất trong thời điểm hiện tại xét về khía cạnh kỹ thuật cho cơ quan quản lý, thế nhưng, xét về khía cạnh quyền lợi của cổ đơng thì chưa hẳn, bởi vì đương nhiên NĐTNN tại Việt Nam sẽ chỉ còn tỷ lệ nắm giữ tối đa là 44%, ngay cả khi NĐTNN tại Singapore có thể khơng mua (hoặc chỉ mua một phần) khối lượng đã niêm yết tại Singapore.

Tuy nhiên, để làm được giải pháp tối ưu, tức là quản lý tổng khối lượng được phép mua của NĐTNN (tại Singapore và tại Việt Nam) bằng cách phần bên này tăng lên thì phần bên kia giảm xuống lại là một vấn đề khơng đơn giản. Điều đó địi hỏi có một sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan lưu ký chứng khoán giữa 2 nước và một cơ sở pháp lý đầy đủ cho phép Trung tâm lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) của Việt Nam ghi

nhận đầy đủ về sở hữu của nhà đầu tư tại thị trường nước ngồi và điều này là khơng dễ thực hiện trong tương lai gần.

Hai là, vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Cũng tại Điều 17, Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp có chứng khốn niêm yết tại SGDCK nước ngoài CBTT theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, do quy định nguyên tắc này chưa có hướng dẫn cụ thể nên trên thực tế sẽ phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi. Ví dụ cổ đơng sẽ nhận được Bản cáo bạch niêm yết theo cả hai mẫu theo quy định của pháp luật trong nước và pháp luật nước ngoài hay là nghĩa vụ CBTT này chỉ bao hàm nghĩa vụ sau niêm yết? Đối với nghĩa vụ CBTT của cổ đông nước ngồi (tại nước ngồi) là cổ đơng nội bộ, cổ đông lớn của tổ chức niêm yết thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm giám sát? Nếu tổ chức niêm yết không CBTT theo quy định của pháp luật của nước ngồi thì chúng ta có kiểm sốt được việc đó hay khơng? Các vấn đề xử lý vi phạm trong trường hợp không

Một phần của tài liệu Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)