CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.2.1 Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2009– 2011)
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phịng Kế tốn hành chánh Sacombank chi nhánh Cần Thơ)
Tín dụng ngắn hạn:
Trong hoạt động cấp tín dụng, nếu xét về thời hạn thì ta thấy có sự biến động giữa vay ngắn hạn và vay trung-dài hạn. Trong khi cho vay ngắn hạn tăng dần qua
các năm chiếm tỷ trọng 42,83% năm 2009 tăng lên đến 73,18% năm 2011; thì cho
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 - 2009 2011 - 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 398.880 42,83 628.544 48,57 903.112 73,18 229.664 57,58 274.568 43,68 Trung dài hạn 532.482 57,17 665.602 51,43 331.000 26,82 133.120 25,00 (334.602) (50,27) Tổng cộng 931.362 100,00 1.294.146 100,00 1.234.112 100,00 362.784 38,95 (60.034) (4,64)
còn 26,82% năm 2011. Bởi mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu
động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân; nên vòng quay vốn rất nhanh, NH có thể cho vay tiếp tục nữa nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời an toàn từ đồng vốn của mình.
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng tương
đối ổn định trong 3 năm. Cụ thể năm 2009 DSCV ngắn hạn là 398.880 triệu đồng; sang năm 2010 là 628.544 triệu đồng, đến năm 2011 là 903.112 triệu đồng. Nhìn chung DSCV ngắn hạn tăng dần qua các năm, giải thích cho vấn đề gia tăng liên
tục qua 3 năm của Ngân hàng là do đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa phần số khách hàng này có nhu cầu bổ sung vốn
lưu động, kinh doanh thiếu hụt tạm thời vì vậy vay ngắn hạn là giải pháp tối ưu mà
doanh nghiệp lựa chọn trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, trong tình hình lãi suất
thường xuyên biến động như hiện nay, NH chú trọng vào việc cho vay ngắn hạn hơn, do thời gian thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được rủi ro tín dụng.
Tín dụng trung và dài hạn: Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì các doanh nghiệp, cá nhân cũng có nhu cầu vay vốn trung dài hạn. Nhìn chung, tín dụng trung và dài hạn biến động khơng đều và có xu hướng giảm về tỷ trọng so với vay ngắn hạn trong giai đoạn năm 2009 - 2011. Đặc điểm của món vay này là số tiền tương đối lớn, chu kỳ sản xuất kinh doanh thường nhiều hơn một năm nên đòi hỏi thời gian vay vốn phải tương ứng để doanh nghiệp, cá nhân chủ động được
nguồn vốn vay.
Năm 2009 DSCV đạt 532.482 triệu đồng, đến năm 2010 thì doanh số cho vay trung hạn tăng lên thành 665.602 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 51,43% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do việc xuất hiện thêm các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp làm ăn tương đối thuận lợi cũng có nhu cầu mở rộng thị trường nên có nhu cầu đầu tư cho trang thiết bị, máy móc. Mặt khác,
đời sống phát triển kéo theo những nhu cầu sinh hoạt tăng như sửa chữa nhà cửa,
mua xe trả góp,… Sang đến năm 2011 thì doanh số cho vay trung hạn là 331.000 triệu đồng so và chỉ chiếm tỷ trọng 26,82% trong tổng doanh số cho vay, nguyên
nhân đó là khách hàng trong năm 2010 vay nhưng chưa trả nợ vay nên ngân hàng
kinh tế hoạt động kém hiệu quả, đồng vốn chưa quản lý chặc chẽ. Do đó, để hạn chế rủi ro, NH thường thận trọng trong việc cho vay vốn, kiên quyết không thực
hiện khi bên vay khơng có một phương án kinh doanh khả thi hoặc khơng có mục
đích rõ ràng. Mặt khác do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhất là các
ngân hàng có bề dày đáng nể, có vị thế vững mạnh trên thương trường về hoạt động kinh doanh của mình và sự xuất hiện của các ngân hàng mới thành lập còn
non trẻ cũng từng bước lao vào vịng xốy vơ hình này nên làm cho doanh số cho vay trung hạn trong năm này có sự sụt giảm cũng là điều dễ hiểu.
Qua phân tích bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay qua ba năm tăng và tập
trung chủ yếu vào các đối tượng các cơng ty, doanh nghiệp có uy tín, làm ăn có lãi cần mở rộng quy mô hoạt động, hộ sản xuất kinh doanh có phương án kinh doanh cụ thể, có tài sản thế chấp. Những đối tượng này sẽ góp phần đảm bảo an tồn cho nguồn vốn vay và duy trì cho vay một cách hiệu quả. Kết quả là tăng doanh số cho
vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Vì vậy, Ngân hàng cần duy trì thực hiện tốt cơng tác cho vay, tăng doanh số cho vay, mở rộng phạm vi tín dụng phục vụ các ngành
kinh tế.