CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.5 Nợ xấu
4.1.5.1 Nợ xấu theo thời hạn
Tình hình nợ xấu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ từ 2009 – 2011 như sau :
BẢNG 9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010 - 2009 Chênh lệch 2011 - 2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 6.542 8.361 3.840 1.819 27,80 (4.521) (54,07) Trung-dài hạn 1.026 1.545 956 519 50,58 (589) (38,12) Tổng nợ xấu 7.568 9.906 4.796 2.338 30,89 (5.110) (51,58)
(Nguồn : Phòng Kế Toán Hành Chánh Sacombank chi nhánh Cần Thơ)
0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm Ngắn hạn Trung-dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2009-2011 đã có những giảm sút đáng kể. Tổng nợ xấu của của năm 2010 tăng lên so với năm 2009, và năm 2011 lại giảm xuống so với
năm 2010. Đó là những dấu hiệu rất khả quan.
Nhìn vào bảng số liệu về tình hình nợ xấu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ, ta thấy thực trạng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng liên tục tăng cao qua các
năm nên việc phát sinh tình trạng nợ quá hạn thì ở khoản mục cho vay ngắn hạn cũng là điều dễ hiểu. Do nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao lại có xu hướng tăng trong năm 2010 nên kéo theo tổng nợ xấu của ngân hàng nói chung cũng gia tăng đáng kể nhất là trong năm 2010. Cụ thể năm 2009 nợ xấu của ngân hàng là 7.568
triệu đồng, năm 2010 tăng lên 30,89% so với cùng kỳ 2009. Đây là một năm mà Sacombank chi nhánh Cần Thơ phải đứng trước những thách thức hết sức to lớn; tuy nhiên nếu so sánh nợ xấu với tổng dư nợ của ngân hàng trong năm thì tỷ lệ này vẫn
được đánh giá là tốt. Đến năm 2011 nợ xấu của ngân hàng giảm mạnh 51,58% so với
cùng kỳ năm 2010. Do ngân hàng đã có những biện pháp quản lý nợ hiệu quả hơn. Trên thực tế người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh
hưởng khác nhau đối với Ngân hàng, giả sử ngân hàng đang trong tình trạng thiếu
vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi ngân hàng đang ứ động về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng , tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại cần phải xử lý ngay.
Bất cứ một ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ và lãi đúng hạn khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới
được xem là hoàn tất và ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra được
lợi nhuận từ việc cấp tín dụng. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ xấu thì ngồi việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng cịn phải kiểm sốt chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu hồi nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng.