Các giải pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ - svth nguyễn tuyết trinh (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

5.2.5 Các giải pháp bảo đảm tiền vay

5.2.5.1 Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay khơng có bảo đảm tài sản

Trường hợp này, ngân hàng có thể quyết định cho vay nhưng cần lưu ý một số điểm sau:

- Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm

- Có biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp trên

5.2.5.2 Trường hợp vay vốn có đảm bảo bằng tài sản

- Nếu tiền vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng cần có biện pháp quản lý như sau:

-Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn

vay của người vay.

-Kiểm tra giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát q trình sử dụng tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết.

-Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ 3, ngân hàng cần chú ý các điểm sau:

- Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của

người vay.

- Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mịn, mất

giá thì khơng nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.

- Đối với các tài sản khơng bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.

- Thu thập thông tin về tài sản đảm bảo tránh trường hợp khách hàng giả mạo giấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.

-Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá tài sản bảo đảm, tránh tình trạng định giá quá cao giá trị tài sản thế chấp, cầm cố khiến cho khi gặp phải rủi ro, việc phát mại tài sản không đủ bù đắp số vốn đã cho vay.

5.2.6 Các biện pháp xử lý nợ khó địi

Đây là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã

xảy ra. Đây là một vấn đề bức xúc đối với các NHTM Việt Nam hiện nay trong việc xử lý các khoản nợ khó địi đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ quá hạn.

Đối với các khoản nợ này ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết như sau:

-Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp: Ngân hàng kết hợp với các cơ

quan luật pháp tiến hành kê biên tài sản thế chấp để phát mại hoặc cho thuê, tự

khai để thu hồi nợ. Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ để thu hồi nợ và lãi thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại, nếu khách

hàng khơng trả được thì thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản để thu hồi nợ còn lại.

-Đối với các khoản vay khơng có tài sản thế chấp: Ngân hàng đề nghị

khách hàng thắt chặt ngân quỹ, khuyên bán bớt các tài sản có giá trị, thanh lý các tài sản khơng sử dụng...để có tiền trả nợ ngân hàng. Hoặc là kết hợp với với cơ quan cảnh sát kinh tế dùng áp lực để ép các đối tượng có nợ quá hạn lớn, có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn trả nợ. Trường hợp khơng cịn khả năng thu hồi nợ thì ngân hàng phải thực hiện xóa nợ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ - svth nguyễn tuyết trinh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)