ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THÔNG QUA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch khánh hưng chi nhánh ngân hàng nn và ptnt sóc trăng (Trang 70)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THÔNG QUA

CÁC CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

3.3.1 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động

Tỷ lệ này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này đạt 100% thì có hiệu quả và tỷ lệ này càng cao càng tốt, ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì nguồn vốn bị tồn đọng, cho vay chưa đạt hiệu quả.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 16: TỔNG DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG QUA 3 NĂM 05 - 07

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ Triệu đồng 80.761 103.899 134.652

Tổng vốn huy động Triệu đồng 6.889 10.694 12.833 Dư nợ/ vốn huy động (%) 1.172,32 971,66 1.049,26

(Nguồn: Phịng tín dụng)

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng 3 năm qua

đạt hiệu quả rất cao. Cụ thể, năm 2005 là 1.172,32%, sang năm 2006 giảm còn

971,66%, giảm so với năm 2005 là 200,7%, năm 2007 tăng lên 1.049,26, tăng 77,6% so với năm 2006. Lí do để tổng dư nợ trên tổng vốn huy động luôn cao hơn 100% là vì nguồn vốn huy động không đủ cho vay, ngân hàng phải nhận

thêm vốn từ CN NH No&PTNT Sóc Trăng để đáp ứng được nhu cầu về vốn của người dân. Năm 2006, kinh doanh thuận lợi nên người dân gửi tiền nhiều, vốn huy động tăng lên nên chỉ số này giảm. Năm 2007, lạm phát tăng cao, gửi ngân hàng bị lỗ nên vốn huy động giảm cộng thêm nhu cầu vay tăng lên khiến chỉ số này tăng cao.

Để tránh bị động về nguồn vốn, ngân hàng cần phải tăng cường vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Tuy nhiên, tình hình hiện nay là lạm phát vẫn ở mức cao, cộng thêm các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt để huy động vốn khiến

PGD Khánh Hưng gặp nhiều khó khăn.

3.3.2. Hệ số thu nợ

Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn thì khả năng thu nợ càng cao.

Bảng 17: HỆ SỐ THU NỢ QUA 3 NĂM 05 - 07

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ Triệu đồng 80.761 103.899 134.652

Doanh số cho vay Triệu đồng 83.134 143.677 227.094

Hệ số thu nợ (%) 48,73 83,89 59,26

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Năm 2005, hệ số này chỉ là 48,73%, năm 2006, hệ số này tăng lên 83,89%, tăng 35,16% và năm 2007 giảm còn 59,26%. Hệ số này tăng cao năm 2006 cho thấy việc thu hồi nợ của ngân hàng đã được thực hiện tốt. Sang năm 2007, hệ số này giảm cho thấy việc thu nợ gặp khó khăn và nợ quá hạn tăng cao. Trong thời gian tới, ngân hàng cần cố gắng nâng hệ số thu nợ ở mức trên 70%.

3.3.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này lại phản ánh chất lượng tín dụng và nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao.

Bảng 18: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ QUA 3 NĂM 05 - 07

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ quá hạn Triệu đồng 140 630 10.356

Dư nợ Triệu đồng 80.761 103.899 134.652

Nợ quá hạn/ Dư nợ (%) 0,17 0,61 7,69

(Nguồn: Phịng tín dụng)

Năm 2005, chỉ tiêu này là 0,17%, năm 2006 tăng lên 0,61% và năm 2007 tăng đột biến lên 7,69%, trong khi chỉ tiêu của ngân hàng là khống chế chỉ số này dưới mức 0,5%, điều này cho thấy nợ quá hạn đang tăng lên và chất lượng tín dụng đang giảm đi. Tình trạng nợ quá hạn cần phải được nhanh chóng giải quyết để tránh gây hậu quả xấu cho ngân hàng

3.3.4 Vịng quay vốn tín dụng

Chỉ số này dùng để đánh giá tốc độ luân chuyển của đồng vốn, nếu số lần luân chuyển càng nhiều thì càng tốt và sẽ tạo được nhiều lợi nhuận hơn.

Bảng 19: VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 05 -07

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số thu nợ Triệu đồng 40.538 120.540 199.887 Dư nợ bình quân Triệu đồng 59.437,5 92.308 119.276

Vịng quay vốn tín dụng Lần 0,68 1,30 1,68

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trong 3 năm qua, chỉ số này liên tục tăng cao. Cụ thể năm 2005 chỉ có 0,68 lần, năm 2006 đã tăng lên 1,30 lần và năm 2007 tăng lên 1,68 lần. Điều này là do công tác thu nợ năm 2006 đạt được nhiều thuận lợi nên dư nợ giảm, còn năm 2007 doanh số thu nợ tăng cao trong khi dư nợ chỉ tăng nhẹ nên vòng quay vốn tín dụng tăng lên. Để duy trì và tăng thêm vịng quay vốn tín dụng, cơng tác thu nợ cần được chú trọng, đảm bảo khâu kiểm tra, giám sát, nhắc nhở khách hàng

trả nợ đúng thời hạn.

Ta có thể tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của PGD Khánh Hưng qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 20: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA PGD KHÁNH HƯNG QUA 3 NĂM 05-07

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ/ vốn huy động (%) 1.172,32 971,66 1.049,26

Hệ số thu nợ (%) 48,73 83,89 59,26

Nợ quá hạn/ Dư nợ (%) 0,17 0,61 7,69

Vòng quay vốn tín dụng Lần 0,68 1,30 1,68

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD KHÁNH HƯNG 4.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY

Bảng 21: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DSCV THEO MỤC ĐÍCH

SỬ DỤNG

Số lần cho vay/ mục đích vay

(lần) Số tiền cho vay/lần vay (triệu đồng) Mục đích sử dụng 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Kinh doanh dịch vụ 869 1.146 1.355 64,8 98,5 105,9 Xây dựng&sửa chữa nhà 390 305 562 57,4 76,9 120,2 Đời sống& tiêu dùng 70 78 154 36,2 39,7 49,7

Cho vay khác 54 104 198 36,4 41,1 42,9

(Nguồn: Phịng tín dụng)

4.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến DSCV năm 2006 so với năm 2005

Gọi Q05 là doanh số cho vay (DSCV) theo mục đích năm 2005 Q06 là DSCV theo mục đích năm 2006

a05, a06 lần lượt là số lần cho vay/mục đích sử dụng năm 2005, 2006.

b05, b06 lần lượt là số tiền cho vay/ lần vay năm 2005, 2006 Ta có: Q05 = a05b05 = 869 x 64,8 + 390 x 57,4 + 70 x 36,2 + 54 x 36,4

= 83.134 triệu đồng

Q06 = a06b06 = 1.146 x 98,5 + 305 x 76,9 + 78 x 39,7 + 104 x 41,1 = 143.677 triệu đồng

=> ∆Q = Q06 - Q05 = 143.677 - 83.134 = + 60.543 triệu đồng

Như vậy, DSCV năm 2006 tăng so với năm 2005 là 60.543 trệu đồng Các nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng bởi số lần vay/mục đích sử dụng: + Kinh doanh dịch vụ:

∆a = a06b05 - a05b05 = 1.146 x 64,8 - 869 x 64,8 = 17.972 triệu đồng

+ Xây dựng & sửa chữa nhà:

∆a = a06b05 - a05b05 = 305 x 57,4 - 390 x 57,4 = -4.889 triệu đồng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

∆a = a06b05 - a05b05 = 78 x 36,2 - 70 x 36,2 = 260 triệu đồng

+ Cho vay khác:

∆a = a06b05 - a05b05 = 104 x 36,4 - 59 x 36,4 = 1.825 triệu đồng

=> ∆a = +15.168 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/lần vay: + Kinh doanh dịch vụ:

∆b = a06b06 - a06b05 = 1.146 x 98,5 - 1.146 x 64,8 = 38.6234 triệu đồng

+ Xây dựng & sửa chữa nhà:

∆b = a06b06 - a06b05 = 305 x 76,9 - 305 x 57,4 = 5.990 triệu đồng

+ Đời sống tiêu dùng:

∆b = a06b06 - a06b05 = 78 x 39,7 - 78 x 36,2 = 272 triệu đồng + Cho vay khác:

∆b = a06b06 - a06b05 = 104 x 41,1 - 104 x 36,4 = 489 triệu đồng

=> ∆b = + 45.375 triệu đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Bảng 22: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỬA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN DSCV CỦA NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005

ĐVT: triệu đồng

Nhân tố

Mục đích sử dụng Số lần cho vay/ mục đích sử dụng vốn vay/lần vay Số tiền cho Tổng hợp nhân tố

Kinh doanh dịch vụ 17.972 38.624 56.956

Xây dựng sửa chữa nhà -4.889 5.990 1.051

Đời sống tiêu dùng 260 272 532

Cho vay khác 1.825 489 2.314

Tổng 15.168 45.375 60.543

(Nguồn: Tổng hợp phân tích)

* Nhận xét:

- DSCV của đối tượng kinh doanh dịch vụ năm 2006 tăng 56,956 tỷ so với năm 2005 do số lần cho vay tăng thêm 227 lần làm cho DSCV tăng thêm 17,972 tỷ đồng. Số tiền cho vay/lần vay cũng tăng lên 33,7 triệu/lần cũng khiến DSCV tăng thêm 38,624 tỷ. Điều này cho thấy các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu địa bàn được mở rộng về số lượng và quy mô, phù hợp với xu hướng phát triển

của thành phố mới.

- Trong khi đó, vay với mục đích xây dựng sửa chữa nhà lại giảm 85 lần

nên DSCV giảm 4,899 tỷ, nhưng số tiền vay/lần lại tăng 19,5 triệu/lần khiến DSCV tăng 5,990 tỷ nên DSCV của đối tượng này vẫn tăng 1,051 tỷ. Lí do vì năm 2006, thị trường bất động sản trầm lắng nên hoạt động này có chiều hướng giảm xuống nhưng giá vật liệu xây dựng lại tăng nên số tiền vay tăng lên.

- Đời sống tiêu dùng có DSCV tăng 532 triệu vì số lần cho vay tăng 7 lần

khiến DSCV tăng 260 triệu và số tiền/lần vay tăng 3,5 triệu/lần giúp DSCV tăng 272 triệu. Kinh tế phát triển thuận lợi nên nhu cầu đời sống và tiêu dùng cũng

tăng, ngân hàng cũng mở rộng hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng này vay vốn

- Đối với cho vay khác, DSCV tăng 2,314 tỷ nhờ số lần cho vay tăng 50 lần nên DSCV tăng 1,825 tỷ và số tiền/lần vay tăng thêm 4,7 triệu/lần giúp DSCV tăng 489 triệu. Điều này cho thấy năm 2006, ngân hàng đã chú trọng mở rộng

quy mô, hướng đến nhiều đối tượng vay, người dân trên địa bàn cũng đã tiếp cận với hoạt động của ngân hàng nhiều hơn

4.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến DSCV năm 2007 so với năm 2006

* Xác định đối tượng phân tích:

Gọi Q07 là DSCV theo mục đích sử dụng năm 2007

a07 là số lần cho vay/ mục đích sử dụng và b07 là số tiền cho vay/lần vay năm 2007

Q07 = a07b07 = 1.355 x 105,9 + 562 x 120,2 + 154 x 49,7 + 198 x 42,9 = 227.194 triệu đồng

∆Q = Q07 - Q06 = 227.194 - 143.677 = +83.517 triệu đồng

Như vậy, DSCV năm 2007 tăng so với năm 2006 là 83.517 triệu đồng * Các nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng bởi số lần vay/mục đích sử dụng vốn vay: + Kinh doanh dịch vụ:

∆a = a07b06 - a06b06 = 1.355 x 98,5 - 1.146 x 98,5 = 20.587 triệu đồng

+ Xây dựng sửa chữa nhà:

∆a = a07b06 - a06b06 = 562 x 76,9 - 305 x 76,9 = 19.763 triệu đồng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

∆a = a07b06 - a06b06 = 154 x 39,7 - 78 x 39,7 = 3.017 triệu đồng

+ Cho vay khác:

∆a = a07b06 - a06b06 = 198 x 41,1 - 104 x 41,1 = 3.863 triệu đồng

=> ∆a = + 47.230 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/lần vay: + Kinh doanh dịch vụ:

∆b = a07b07 - a07b06 = 1.355 x 105,9 – 1.355 x 98,5 = 10.008 triệu đồng

+ Xây dựng sửa chữa nhà:

∆b = a07b07 - a07b06 = 562 x 120,2 - 562 x 76,9 = 24.369 triệu đồng

+ Đời sống tiêu dùng:

∆b = a07b07 - a07b06 = 154 x 49,6 - 154 x 39,7 = 1.534 triệu đồng + Cho vay khác:

∆b = a07b07 - a07b06 = 198 x 42,9 - 198 x 41,1 = 386 triệu đồng

=> ∆b = 36.287 triệu đồng

- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 23: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN DSCV CỦA NĂM 2007 SO VỚI NĂM 2006

ĐVT: triệu đồng

Nhân tố

Mục đích sử dụng Số lần cho vay/ mục đích sử dụng vốn vay/lần vay Số tiền cho Tổng hợp nhân tố

Kinh doanh dịch vụ 20.587 10.008 30.595

Xây dựng sửa chữa nhà 19.763 24.369 44.132

Đời sống tiêu dùng 3.017 1.534 4.551

Cho vay khác 3.863 386 4.249

Tổng 47.230 36.287 83.517

(Nguồn: Tổng hợp phân tích)

* Nhận xét:

- DSCV của đối tượng kinh doanh dịch vụ năm 2007 tăng 30,595 tỷ so với năm 2006 do số lần cho vay tăng thêm 209 lần làm cho DSCV tăng thêm 20,587 tỷ đồng. Số tiền cho vay/lần vay cũng tăng trung bình 7,4 triệu đồng/lần vay cũng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu giúp DSCV tăng 10,008 tỷ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn vẫn tiếp tục được mở rộng số lượng và quy mơ

- Vay với mục đích xây dựng sửa chữa nhà đã tăng 257 lần nên DSCV tăng 19,763 tỷ, và số tiền vay/lần tăng 43,4 triệu/lần khiến DSCV tăng 24,369 tỷ nên DSCV của đối tượng này tăng đột biến lên 44,132 tỷ. Lí do vì năm 2007, thị

trường bất động sản tăng nhiệt cộng với giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao nên DSCV cũng tăng cao.

- Đời sống tiêu dùng có DSCV tăng 4,551 tỷ vì số lần cho vay tăng đột biến 76 lần khiến DSCV tăng 3,017 tỷ và số tiền/lần vay tăng 10,0 triệu/lần giúp DSCV tăng 1,534 tỷ. Lạm phát khiến người đi vay được lợi nên số lần vay và số tiền vay tăng lên. Điều này cũng cho thấy người dân đầu tư cho tiêu dùng ngày

càng nhiều hơn

- Đối với cho vay khác, DSCV tăng 4,249 tỷ nhờ số lần cho vay tăng 94 lần nên DSCV tăng 3,853 tỷ và số tiền/lần vay tăng thêm 1,8 triệu/lần giúp DSCV tăng 386 triệu. Điều này cho thấy năm 2007, ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô, hướng đến nhiều đối tượng vay.

4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ THU NỢ

Bảng 24: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DSTN THEO MỤC ĐÍCH

SỬ DỤNG Số lần thu nợ/mục đích sử dụng (lần) Số tiền thu nợ/lần (triệu đồng) Mục đích sử dụng 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Kinh doanh dịch vụ 665 1.144 1.711 41,3 74,2 86,4 Xây dựng&sửa chữa nhà 170 394 420 46,1 70,8 98,9 Đời sống & tiêu dùng 119 141 135 30,1 34,7 48,0

Thu nợ khác 51 78 102 31,9 37,1 39,7

(Nguồn: Phịng tín dụng)

4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến DSTN năm 2006 so với năm 2005

Gọi Q05 là doanh số thu nợ (DSTN) theo mục đích năm 2005 Q06 là DSTN theo mục đích năm 2006

a05, a06 lần lượt là số lần thu nợ/mục đích sử dụng năm 2005, 2006.

b05, b06 lần lượt là số tiền thu nợ/lần năm 2005, 2006

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu = 40.538 triệu đồng

Q06 = a06b06 = 1.144 x 74.2 + 394 x 70.8 + 141 x 30.1 + 51 x 37.1 = 120.539 triệu đồng

=> ∆Q = Q06 - Q05 = 120.539 - 40.538 = + 80.001 triệu đồng

Như vậy, DSTN năm 2006 tăng so với năm 2005 là 80.001 trệu đồng Các nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng bởi số thu nợ/mục đích sử dụng: + Kinh doanh dịch vụ:

∆a = a06b05 - a05b05 = 1.144 x 41,3 - 665 x 41,3 = 19.774 triệu đồng

+ Xây dựng & sửa chữa nhà:

∆a = a06b05 - a05b05 = 394 x 46,1 - 170 x 46,1 = 10.311 triệu đồng + Tiêu dùng đời sống:

∆a = a06b05 - a05b05 = 141 x 30,1 - 119 x 30,1 = 640 triệu đồng

+ Thu nợ khác:

∆a = a06b05 - a05b05 = 78 x 31,9 - 51 x 31,9 = 861 triệu đồng

=> ∆a = + 31.568 triệu đồng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch khánh hưng chi nhánh ngân hàng nn và ptnt sóc trăng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)