Các vấn đề cơ bản trong viêc cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch khánh hưng chi nhánh ngân hàng nn và ptnt sóc trăng (Trang 25)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.2. Các vấn đề cơ bản trong viêc cho vay

2.1.2.1. Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT phải đảm báo các nguyên tắc:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoả thuận trong hợp đồng tín

dụng giữa ngân hàng và khách hàng.

- Phải hoàn trả cả gốc và lãi vay đúng như đã thảo thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước và theo văn bản 167/QĐ – HĐQT ngày 18/01/2001 của

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.1.2.2. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách

nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả. - Phải có tài sản thế chấp đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Những tài sản thế chấp tiền vay, chủ hộ không được quyền chuyển nhượng, cho thuê, bán cho người khác khi chưa trả hết

nợ vay cho ngân hàng.

2.1.2.3. Đối tượng cho vay

NH No&PTNT cho vay các đối tượng sau:

- Giá trị vật tư, hàng hố, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.

- Số lãi tiền vay trả cho NH No&PTNT trong thời hạn kinh doanh (thi công) chưa nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng mà khoản trả lãi được tính vào thời hạn cố định đó.

2.1.2.4. Hợp đồng tín dụng

Sau khi thẩm định, quyết định cho vay, NH No&PTNT nơi cho vay và

khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về: điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng vốn, cách thức giải ngân, số tiền vay, thời

hạn cho vay, giá trị tài sản đảm bảo,… Hợp đồng tín dụng bao gồm các loại sau: - Hợp đồng tín dụng dành cho khách hàng là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

- Hợp đồng tín dụng dành cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp

tác.

- Sổ vay vốn dành cho khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông - lâm – ngư – diêm nghiệp vay vốn theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.1.2.5. Một số phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng cho vay thực hiện đầy đủ thủ tục vay vốn cần thiết, ký kết hợp

đồng tín dụng. Đây là hình thức vay vốn áp dụng đối với khách hàng vay vốn

không thường xuyên, sản xuất kinh doanh theo từng thương vụ hoặc thời vụ. - Cho vay theo hạn mức: là phương thức cho vay luân chuyển cũ, nhưng theo quy chế cho vay của ngân hàng đã biến nó thành phương thức mới, thơng qua việc thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Hình thức này thường áp dụng với khách hàng vay vốn ngắn hạn, có tín nhiệm với ngân hàng.

- Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác

định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả

nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

2.1.2.6. Quy định về trả nợ và xử lý những phát sinh trong quá trình

thu nợ

- Trả nợ trước hạn:

Khách hàng có thể trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ và được ngân hàng thoả thuận về điều kiện, số phí đối với số tiền vay trả nợ trước hạn (còn thời hạn hợp đồng) nhưng khơng q mức lãi và phí đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Ngân hàng có thể thu nợ trước hạn nếu: + Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích + Khách hàng đồng ý trả nợ trước hạn

+ Khách hàng đồng vi phạm các cam kết về quản lý, sử dụng đảm bảo tiền vay

Lãi tiền vay được tính theo số ngày thực tế nhận nợ và số dư của khoản vay - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Ki khách hàng đang gặp kho khăn về tài chính, ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của khách hàng bằng cách điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu + Khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì ngân hàng nơi cho vay xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay.

+ Khách hàng khơng có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng

đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn

cho vay thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với người trả nợ

Thời hạn cho gia hạn nợ đối với khoản vay ngắn hạn tối đa bằng thời hạn cho vay đã thoả thuận hoặc bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng khơng

q 12 tháng. Cịn đối với khoản vay trung hạn tối nay bằng ½ thời hạn cho vay

đã thoả thuận trong hợp đồng.

+ Khách hàng chậm trả lãi vốn một số ngày so với kỳ hạn trả lãi vốn như đã thoả thuận, ngân hàng đã chủ động đôn đốc khách hàng vay trả nợ lãi đúng hạn hoặc thỏa thuận về việc quá một số ngày so với kỳ hạn trả lãi nhưng khách hàng vẫn khơng trả và khơng có văn bản yêu cầu gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển nợ gốc khoản vay đó sang nợ quá hạn.

Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay trong hợp đồng, nếu khách

hàng không trả hết số nợ gốc hoặc lãi đúng hạn và không được ngân hàng nơi

cho vay chấp nhận gia hạn nợ (gốc hoặc lãi) hay không đồng ý chuyển số nợ

chưa được trả sang kỳ hạn tiếp theo thì ngân hàng nơi cho vay sẽ chuyển toàn bộ số dư của hợp đồng tín dụng đó sang nợ q hạn.

- Cho vay thêm: khi dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn chủ

yếu do thiếu vốn làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu nợ của ngân hàng

nhưng dự án có khả năng phát triển rất tốt thì ngân hàng xem xét cho vay thêm.

2.1.2.7. Quy trình xét duyệt cho vay

Ngân hàng cho khách hàng vay vốn đều tuân thủ theo từng bước thực hiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu (6) (1) (7) (5) (4a) (2) (4b) (3)

Hình 1: QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI PGD KHÁNH HƯNG CN NH NO&PTNT SÓC TRĂNG

(1) Khách hàng có nhu có nhu cầu vay vốn đến và lập hồ sơ gửi cán bộ tín dụng.

(2) Cán bộ tín dụng sau khi nhận hồ sơ tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, báo cáo thẩm định cho vay trình trưởng phịng tín dụng.

(3) Trưởng phịng tín dụng có trách nhiệm xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, nếu có nghi vấn thì tiến hành tái thẩm định, nếu thấy đảm bảo và mang tính khả thi thì trình lên giám đốc xem xét và ký duyệt.

(4) Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phịng tín

dụng trình quyết định cho vay hoặc khơng cho vay.

(4a) Nếu Giám đốc khơng đồng ý cho vay thì ngân hàng thơng báo từ chối cho vay cho khách hàng biết bằng văn bản và nêu rõ lí do từ chối cho vay

(4b) Nếu Giám đốc đồng ý cho vay thì ngân hàng cùng khách hàng lập hợp

đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo tài

sản). Hồ sơ vay vốn được Giám đốc ký duyệt cho vay và chuyển cho phịng kế

tốn thực hiện nghiệp vụ hạch tốn kế toán (5) Chuyển đến thủ quỹ giải ngân. (6) Phát tiền vay cho khách hàng

(7) Hồ sơ vay vốn được chuyển về phịng kế tốn lưu trữ độc lập. Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phịng tín dụng Giám đốc Kế tốn cho vay Kế toán ngân quỹ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 2.1.3.1. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động 2.1.3.1. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy

động. Cơng thức tính:

Tổng dư nợ

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100% Tổng vốn huy động

2.1.2.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.

Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Cơng thức tính:

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ = x 100% Dư nợ

2.1.2.3. Chỉ tiêu vịng vay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng phản

ảnh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng vay vốn tín

dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ Vịng quay vốn tín dụng (lần) =

Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình qn được tính theo cơng thức sau:

Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) / 2

2.1.2.4. Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng hay thiện chí trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ nhất định trên một đồng doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn càng tốt vì nó cho thấy cơng tác thu nợ của ngân hàng có hiệu quả và ngược lại.

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu từ bảng báo cáo năm của PGD Khánh Hưng

- Thu thập số liệu từ bảng cân đối kế toán chi tiết của PGD Khánh Hưng

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: so sánh số tuyệt đối biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. So sánh số tuyệt đối giữa số

thực tế và số kế hoạch, giữa số thực tế của những khoảng thời gian khác nhau để thấy được sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch, giữa thực tế của những khoảng thời gian khác nhau

Cơng thức tính:

Số so sánh tuyệt đối = Số thực hiện thực tế - số kế hoạch Hoặc:

Số so sánh tuyệt đối = Số thực hiện năm t - số thực hiện năm (t-1) - Phương pháp so sánh số tương đối:

+ Số tương đối động thái: (so sánh ngang)

Là số biểu hiện sự biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Nó được xác định bằng cơng thức sau:

Mức độ đạt kì nghiên cứu

Số tương đối động thái = x 100%

Mức độ đạt kỳ gốc + Số tương đối kết cấu: (so sánh dọc)

Là số biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa các bộ phận chiếm trong mức độ

đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Chỉ số này cho thấy mối

quan hệ, vị trí, vai trò của từng bộ phận trong tổng thê. Nó được xác định bởi

công thức:

Mức độ đạt được của bộ phận

Số tương đối động thái = x 100% Mức độ đạt được của tổng thể

- Phương pháp thay thế liên hoàn:

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến

động của các chỉ tiêu tín dụng. Nó được xác định như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Với: Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích

Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc

+ Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố phân tích với chỉ tiêu Giả sử có 3 nhân tố a,b,c có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Ta có

Q1 = a1b1c1 Q0 = a0b0c0

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

ü Mức ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = a1b0c0 - a0b0c0 ü Mức ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1b1c0 - a1b0c0 ü Mức ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = a1b1c1- a1b1c0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆a + ∆b + ∆c = ∆Q

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD KHÁNH HƯNG

3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PGD KHÁNH HƯNG – CHI NHÁNH NH NO&PTNT SÓC TRĂNG

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Nơng nghiệp Việt Nam được thành lập theo QĐ 400/CP ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ( nay là thủ tướng Chính phủ ).

Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập bằng 100% vốn Ngân sách

Nhà nước cấp và là một NHTM quốc doanh hoạt động từ chuyên kinh doanh

phát triển nông nghiệp chuyển sang kinh doanh đa năng. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành NNN0&PTNT Việt Nam theo QĐ 280/QĐNH ngày 10/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng

Chính phủ uỷ quyền ký quyết định thành lập tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/07/1996

Theo quyết định số 53/NH của NH Nông nghiệp, ngày 14/07/1989, Chi

nhánh NH Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã được thành lập, thời gian đó NH

Nơng nghiệp tỉnh Sóc Trăng là một chi nhánh Thị xã của của NH Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang.

Sau khi tỉnh Hậu Giang được tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng theo Nghị quyết của kỳ họp thứ X Quốc hội khố VIII, CN NH Nơng nghiệp tỉnh

Sóc Trăng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với

cơ cấu tổ chức là một NHTM quốc doanh tỉnh. Sau khi Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành NHN0&PTNT Việt Nam năm 1996, NH Nơng nghiệp

tỉnh Sóc Trăng cũng được đổi tên thành NH NHN0&PTNT Sóc Trăng. Hiện nay, mạng lưới hoạt động của NHN0&PTNT Sóc Trăng trong tồn tỉnh đã mở rộng ra 13 chi nhánh cơ sở, trong đó có 9 NH huyện thị, 4 NH cấp 4 và 1 PGD Khánh

Hưng, hội sở chính đặt tại số 04 - Trần Hưng Đạo - Phường 2 - tỉnh Sóc Trăng. PGD Khánh Hưng – CN NHN0&PTNT Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt

động ngày 09/12/2002, đặt trụ sở tại 20C - Quốc lộ 1 - Phường 7 – TP Sóc Trăng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, PGD Khánh Hưng chuyển vào 64A – Quốc Lộ 1 – Khu dân cư Minh Châu – Phường 7- TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch khánh hưng chi nhánh ngân hàng nn và ptnt sóc trăng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)