Tổng quan về hoạt động kinh doanh thuốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động kinh doanh thuốc (Trang 40 - 42)

Chƣơng 1 : Những vấn đề lí luận về hoạt động kinh doanh thuốc

2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh thuốc tại Việt Nam

2.1.1 Giai đoạn 1975 – 1990: Hoạt động kinh doanh thuốc trong thời kì bao cấp

Trong giai đoạn này, ngành sản xuất thuốc sản xuất không đáng kể, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Các hoạt động bán buôn, bán lẻ thuốc chưa phát triển, mức tiêu thụ thuốc trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảng 0.5 – 1 USD/năm34. Do thuốc trong thời kì này cịn khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc chưa được chú trọng.

2.1.2 Giai đoạn 1991 – 2005: Hoạt động kinh doanh thuốc bƣớc vào thời kì đổi mới, chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng

Các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất thuốc được thu hẹp về số lượng và thu hẹp về cơ cấu để tập trung về chiều sâu, nâng cấp nhằm thực hiện thực hành tốt về sản xuất thuốc.

Ngày 13/08/1996, cơ quan quản lý cao nhất của ngành dược là Cục quản lý dược (trực thuộc Bộ Y tế) được thành lập theo Quyết Định số 547/TTg với chức năng quản lý chuyên ngành về thuốc và mỹ phẩm trong phạm vi cả nước. Tại các Tỉnh và Thành phố lớn, cơ quan quản lý về dược được tổ chức thành các phòng quản lý dược thuộc Sở y tế.

“Chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam” – văn bản pháp lí được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Nghị Quyết số 37/CP ngày 20/06/1996 nhằm đảm bảo cung cấp thường xuyên và đủ thuốc thiết yếu có chất lượng tốt đến nhân dân, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, nâng cao cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Luật Dược 2005 được Quốc Hội thơng qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 quy định cụ thể về hoạt động kinh doanh thuốc. Đây là văn bản pháp lí cao nhất điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh thuốc, giúp cho lĩnh vực này hoạt động trong môi trường pháp lí hồn chỉnh và đồng bộ.

2.1.3 Giai đoạn 2006 – 2009: Hoạt động kinh doanh thuốc trên đà phát triển, nhiều thuận lợi cũng nhƣ khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO nhiều thuận lợi cũng nhƣ khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO

Giai đoạn này, hoạt động kinh doanh thuốc đạt tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Trong giai đoạn 2003 – 2007, thị trường dược phẩm Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 16 – 17% và đạt quy mô 1,136 tỷ USD vào năm 2007.35

Việc Việt Nam gia nhập WTO có ảnh hưởng lớn

34 Nguyễn Hồng Trâm (2010), Báo cáo phân tích ngành dược tháng 3 – 2010, Hà Nội, tr.7.

35

đến hoạt động kinh doanh thuốc tại Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi về đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu mới với chi phí hợp lí,… hoạt động này gặp phải khơng ít khó khăn như: năng lực cạnh tranh thấp, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ, thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ, xuất nhập khẩu thuốc trong tình trạng khó kiểm sốt…

Những năm 2008, 2009 hoạt động kinh doanh thuốc có những chuẩn bị và chủ động hội nhập với thị trường thế giới nhằm đảm bảo cung cấp đủ thuốc và an toàn. Sau hơn 20 năm phát triển trong mơi trường cạnh tranh, có thể khẳng định hoạt động kinh doanh thuốc tai Việt Nam đã vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của ngành kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trị chi phối trên thị trường.

Trong xu thế tồn cầu hố và áp lực của hội nhập WTO, đặc biệt là việc mở cửa thị trường xuất nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài xuất nhập khẩu và quyền bán lẻ của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Việc sắp xếp lại hệ thống lưu thông phân phối thuốc, nâng cao chất lượng của các cơ sở bán lẻ và tổ chức lại thành một hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến định hướng phát triển của ngành Dược Việt Nam trong tương lai.

2.1.4 Giai đoạn năm 2010 đến nay: Hoạt động kinh doanh thuốc vẫn đang trong giai đoạn tăng trƣởng

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược ở Việt Nam tính đến 2010 ước chừng khoảng 200 doanh nghiệp nhưng quy mơ cịn nhỏ lẻ (về vốn và nhà xưởng), chủ yếu sản xuất phổ thơng và phân phối (Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm hơn 50% tổng số nhà thuốc tư nhân trên tồn quốc) cịn nhiều trùng lắp dẫn đến cạnh tranh cao trong thị trường nội địa. Ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng cao.

Cùng với thực phẩm, dược phẩm là mặt hàng thiết yếu với nhu cầu ngày càng cao, do đó, hoạt động kinh doanh thuốc vẫn đang phát triển tương đối ổn định. Dân số Việt Nam được dự báo sẽ đạt 93 triệu người vào năm 2015. Việc gia tăng dân số cùng với tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh như một nhu cầu thiết yếu thì các loại thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe như vitamin hay các loại thuốc tăng cường sức khỏe khác sẽ được sử dụng nhiều hơn. Theo số liệu dự báo của BMI (Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International – tổ chức nghiên cứu, đánh giá kinh tế, tài chính hàng đầu tại London) chi tiền thuốc bình quân một người tại Việt Nam vào năm 2012 sẽ là 18,9 USD, tăng 45,5% so với năm 2007.

36

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động kinh doanh thuốc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)