QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 25 - 26)

3.2.1 SƠ ĐỒ CHO VAY

Phần lớn hộ nông dân có nhu cầu vay vốn thường xuyên, chủ yếu là vay từng lần, tuy nhiên ngân hàng thường cung cấp vốn cho hộ nông dân với thời gian ngắn hạn. Việc làm trên vừa giúp cho nông dân kịp thời có nguồn vốn để xoay sở, giảm bớt lãi suất và cũng giúp cho ngân hàng có thể xoay vịng vốn nhanh chóng. Thủ tục cho vay đối với hộ nông dân đã ngày càng đơn giản hơn rất nhiều tạo

điều kiện thuận lợi cho nơng dân có thể tiếp xúc với ngân hàng, tạo tâm lý thoải

mái cho bà con khi đến ngân hàng xin vay.

( Nguồn: Phịng tín dụng)

Hình 2: Quy trình xét duyệt cho vay

(1) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ vay của khách hàng từ tổ trưởng hoặc trực tiếp từ khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

(2) Sau khi kiểm tra, cán bộ tín dụng hẹn khách hàng tối đa trong thời gian 3 ngày đối với vay ngắn hạn, 5 ngày đối với vay trung, dài hạn để thẩm định và quyết định cho vay hay không.

(3) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn của khách hàng, báo cáo thẩm

định cho giám đốc xét duyệt cho vay. Giám đốc xét duyệt cho vay căn cứ vào báo

cáo thẩm định, căn cứ pháp lý của hồ sơ, đề xuất của cán bộ tín dụng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

(4) Hồ sơ vay vốn của khách hàng được giám đốc duyệt cho vay được chuyển sang bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán.

(5) Sau đó, hồ sơ được chuyển sang thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng. (6) Thủ quỹ tiến hành phát tiền vay.

Khách hàng Thủ quỹ

Kế toán CB Tín Dụng

3.2.2 QUY TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN

Dưới đây sẽ là những bước hướng dẫn cách thức vay vốn cụ thể tại chi

nhánh NHTMCPCTVN chi nhánh Đồng Tháp. Nó phản ảnh tồn bộ quy trình của một món vay từ lúc khách hàng bắt đầu tiếp xúc với cán bộ tín dụng cho tới khi

khoản nợ được ngân hàng thu hồi trở lại. Ở đây chúng ta sẽ xét cụ thể cho đối

tượng vay là hộ nông dân.

Bước 1: Hướng dẫn hộ nơng dân về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn. Bước 2: Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về hộ nông dân và phương án vay vốn.

Bước 3: Phân tích – thẩm định khách hàng và phương án vay vốn. Bước 4: Xét duyệt cho vay.

Bước 5: Giải ngân

Bước 6: Kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro Bước 7: Xử lý rủi ro.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng vay vốn

ª Kết luận: Về cơ bản, quy trình cho vay mà cụ thể là nghiệp vụ cho vay áp dụng cho các thành phần kinh tế là giống nhau. Tuy nhiên có những cơ chế, chính sách của Nhà nước khác nhau, đồng thời tính chất hoạt động của các khách hàng vay cũng có điểm khác nhau. Do đó thực hiện quy trình cũng địi hỏi cán bộ tín

dụng phải thực hiện các tác nghiệp khác nhau (phương pháp thẩm định, bộ hồ sơ cho vay, hình thức cho vay,…). Riêng đối với hộ nơng dân là một lĩnh vực rất đa dạng, rất nhiều hoạt động sản xuất, trình độ dân trí cũng khác nhau tác động

không nhỏ đến việc mở rộng khối lượng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Địi hỏi cán bộ ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng cần ln ln nghiên cứu, học hỏi và được tập huấn nghiệp vụ nhằm trau dồi kiến thức,

đúc kết kinh nghiệm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơ quan giao cho.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)