LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 46 - 47)

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.1.3 LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN

BẢNG 4: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG BÌNH QUÂN TRONG NĂM (2007-2009)

ĐVT: %/ tháng

(Nguồn: phịng kế tốn)

Nhìn chung, qua ba năm, lãi suất huy động thay đổi theo chiều hướng tăng ở năm 2007, 2008 và giảm lại ở năm 2009. Qua số liệu ta thấy, năm 2007, mức lãi huy động khá cao, cho thấy ngân hàng đã rất linh hoạt trong công tác huy động

vốn, đáp ứng nhu cầu gửi tiền ngày một cao của tửng đối tượng cá nhân, tổ chức

kinh tế và doanh nghiệp tại địa phương, bằng cách tung ra nhiều sản phẩm tiền gửi khác nhau, thời hạn gửi khác nhau, lãi suất cũng khác nhau cho từng sản phẩm,

Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Không kỳ hạn 0,25 0,50 0,25 1 tháng 0,67 0,93 0,35 2 tháng 0,68 0,94 0,38 3 tháng 0,69 0,95 0,48 6 tháng 0,70 1,00 0,52 9 tháng 0,72 0,96 0,55 12 tháng 0,74 0,96 0,58

nhằm thu hút lượng tiền đang nhàn rỗi trên thị trường. Thị trường bất động sản và chứng khoán phát triển mạnh, giá vàng tăng liên tục, nhiều kênh đầu tư khác sinh lời nhiều hơn thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Khi đó, lãi suất huy động được điều chỉnh tăng lên để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư. Lãi suất tăng một mặt làm tăng nguồn vốn huy động, chủ động nguồn vốn để cho vay, một mặt làm tăng chi phí trả lãi. Do

đó, điều chỉnh lãi suất phù hợp với yêu cầu phát triển là vấn đề đặt ra cho mỗi ngân

hàng.

Năm 2008, lãi suất tăng đáng kể so với năm 2007. Trong năm 2008, lạm phát tăng cao, NHNN ra quyết định tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc để thu hút

tiền trong lưu thơng. Theo đó, NHTMCPCTVN đã có rất nhiều lần thay đổi lãi suất huy động. Do cần một lượng lớn tiền mặt trong ngắn hạn nên đã có lúc lãi suất huy

động kỳ hạn 1 tháng bằng với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng (vào khoảng tháng 5-

6/2008). Lãi suất cao thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng, tạo tâm lý an tâm nơi khách hàng là tiền không bị mất giá trị do lãi suất đã bù lạm phát.

Đến năm 2009, lãi suất huy động đã giảm đi nhiều nhưng vẫn rất cạnh tranh so

với các ngân hàng trên địa bàn, cho thấy tình hình kinh tế đã coi như ổn định. Bên

cạnh đó, chi nhánh ln cố gắng phát huy tiềm lực sẵn có, mở rộng danh mục khách hàng, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi để thu hút số lượng lớn tiền gửi. Khẳng định niềm tin và vị trí của ngân hàng mình trong lịng khách hàng.

Trong mơi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì lãi suất ln là yếu tố chính để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, để tránh rủi ro lãi suất, ngân hàng phải có cơ cấu cân đối hợp lý giữ thu và chi, để một mặt tăng khả năng cạnh tranh, mặt khác, vẫn bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)