TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 44 - 46)

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.1.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn huy động đóng vai trị rất quan trọng vì vốn huy động càng lớn càng thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động được chi nhánh huy động từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như tiết kiệm dự

thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi… Điều này đã thúc đẩy ngân hàng phát huy tốt cơng tác huy động vốn, góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế, nhất là việc góp phần ổn định nguồn vốn, giảm thiểu tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở xuống chi nhánh.

™ Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Đối với thói quen tích lũy của người Việt Nam thì việc gửi tiền tiết kiệm

khơng kỳ hạn để thanh toán qua ngân hàng là chưa cao. Bởi họ xem tiền mặt là

cơng cụ thanh tốn chính cho mọi giao dịch. Chính vì thế mà khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động huy động vốn. Nhưng nếu gộp chung tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng thì loại hình tiền gửi này đều có sự tăng trưởng qua ba năm.

Cụ thể là, năm 2007, số dư loại tiền gửi này là 321.287 triệu đồng (tương đương 22,66%); năm 2008, con số này tăng đột biến, đạt 497.090 triệu đồng, tăng

54,72% so với năm 2007; và đến năm 2009, số dư tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lại tiếp tục tăng thêm, đạt 632.429 triệu đồng (tương

đương 31,12%), tăng 27,23% so với năm 2008.

Trong năm 2007 là do ảnh hưởng của những vấn đề xã hội cũng như việc thay đổi tiết kiệm của chi nhánh chưa cao làm cho việc huy động vốn tiết kiệm kém hiệu quả. Người dân chủ yếu giữ tiền mặt để tiêu dùng, mua sắm hoặc dự trữ vàng hơn là gửi tiết kiệm không kỳ hạn vào ngân hàng. Năm 2008, để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp 2 lần, buộc các NHTM phải tăng lãi suất huy động tại chỗ để đáp ứng yêu cầu mà NHNN đặt ra, và cuộc chạy đua lãi suất huy động đã diễn ra gay gắt chưa từng có trên thị trường tài chính ngân hàng. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của ngân hàng cấp trên, chi nhánh phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, các hình thức khuyến mãi, dự thưởng được tổ chức để thu hút khách hàng gủi tiền. Các đối tượng khách hàng càng thấy được

lợi ích từ các ưu đãi và hình thức khuyến mãi đó nên lượng tiền gửi tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2009, ngân hàng tiếp tục phát huy thành quả đạt được, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tất cả các sản phẩm tiền gửi của Vietinbank. Đặc biệt, chi nhánh đã tuyên truyền đến các đối tượng khách hàng về việc thực hiện

giao dịch đến 6h chiều hằng ngày và sáng thứ 7 để thu hút thêm khách hàng.

Tuy nhiên, loại tiền gửi này vẫn đang chiếm tỷ trọng khá cao, ngân hàng cần phải chú ý đến tính thanh khoản cho nguồn vốn huy động này, đặc biệt là đối với tiền gừi dùng trong thanh toán, tiền gửi khơng kỳ hạn, vì đây là những khoản tiền khơng ổn định, khách hàng gửi tiền ln có nhu cầu thanh toán hoặc rút bất ngờ. Nên tránh rủi ro thanh khoản, đảm bảo uy tín cho ngân hàng là việc làm không bao giờ thiếu.

™ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng

Đây là loại tiền gửi mà Ngân hàng luôn chú trọng đến việc mở rộng vì nó

khá ổn định, có thể dùng để đầu tư lâu dài được. Nhìn chung, tiền tiết kiệm này

tăng trưởng khá tốt qua 3 năm.

Qua bảng số liệu, năm 2007, số dư tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng đạt 56.882 triệu đồng, và tỷ trọng cũng rất thấp, chiếm khoảng 4,72%/ tổng vốn huy động,

ngun nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả nhiều mặt hàng đầu vào tăng cao, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống

người dân, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng muốn gửi tiền với lãi

suất cao nhưng ngại rủi ro; mặt khác do ngân hàng chậm đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới để thu hút khách hàng.

Tình hình này khả quan hơn trong năm 2008, tuy tình hình kinh tế biến chuyển phức tạp, nhưng chỉ tiêu này vẫn tăng và đạt 61.856 triệu đồng, tăng 8,74% so với năm 2007, tuy thấp nhưng cũng được xem là kết quả đáng khích lệ. Trong năm này, để cạnh tranh, ngân hàng đã liên tục đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn, phù hợp với tâm lý, nhu cầu của khách hàng cùng với các đợt quảng bá mạnh mẽ; và người dân đã có tâm lý gửi tiền vào Ngân hàng để đầu tư vào những khoản tiêu dùng trong tương lai.

Đến năm 2009, số dư tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng đã lên đến 94.903 triệu đồng, tăng 52,12% so với năm 2008. Đây là con số khả quan nhất từ trước đến nay, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, chi nhánh NHTMCPCT ĐT đã không

ngừng nổ lực trong công tác huy động vốn như đẩy mạnh các đợt phát hành GTCG dải hạn; tập trung công tác tiếp thị vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ cá thể, hộ kinh doanh…; bên cạnh đó, tình hình kinh tế tạm ổn định làm cho người dân tin tưởng hơn cho việc đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và chi nhánh cũng cần nhiều vốn để hoạt động kinh doanh trong năm này.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, thì vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng còn thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi trong cơng tác thu hút vốn có tính chất ổn định, chủ động được trong cho vay, đặc biệt là cho vay trung, dài hạn. Do đó, Ngân hàng phải không ngừng cải thiện

cơ cấu vốn huy động, không để phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn, nhất là trong thời gian tới, khi ngân hàng phải từng bước nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)