6. Cơ cấu của Luận văn
1.3. Đặc trƣng của nhân thân ngƣời phạm tội cƣớp tài sản
Theo quy định của Bộ luật hình sự, tội cướp tài sản là tội nguy hiểm nhất trong các tội xâm phạm sở hữu, có mức hình phạt nặng hơn so với các tội xâm phạm sở hữu khác, hình phạt cao nhất đối với tội này là tử hình. Từ tính chất nguy hiểm cao của tội cướp tài sản và phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm mà Điều 133 Bộ luật hình sự quy định cho thấy tính nguy hiểm, tiêu cực của nhân thân người phạm tội; trên cơ sở quy định của điều luật có thể rút ra những đặc trưng của nhân thân người phạm tội cướp tài sản như sau:
- Đặc trưng về giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, vai trị xã hội, hồn cảnh gia đình, nơi cư trú của người phạm tội...
+ Người phạm tội cướp tài sản phải có một sức mạnh, ưu thế về bạo lực so với người bị hại mới có thể dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực làm cho bị hại tê liệt khả năng kháng cự, vì vậy đối tượng phạm tội cướp tài sản chủ yếu là nam giới, đang ở độ tuổi mà sự phát triển về thể chất hoàn chỉnh, đang ở giai đoạn sung mãn nhất về thể chất đó là độ tuổi 15, 16, 17, nhưng chủ yếu là độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi.
Đối với những người lớn tuổi, thể lực kém hoặc phụ nữ không thể trực tiếp dùng vũ lực để áp chế bị hại thì họ thường phạm tội bằng việc thực hiện “hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” hoặc phạm tội nhưng khơng giữ vai trị là
người trực tiếp thực hiện tội phạm mà là người chủ mưu, người giúp sức, người xúi giục.
Những người trung niên, người lớn tuổi chín chắn hơn so với người trẻ tuổi, gia đình, nghề nghiệp, thu nhập của họ thường ổn định; sự phát triển về tâm lý, nhân cách hồn thiện hơn; vì vậy, họ ít phạm tội cướp tài sản hơn.
+ Nhiều cơng trình nghiên cứu về tội phạm học đã chỉ ra rằng: trình độ học vấn của người phạm tội thường thấp hơn so với người không phạm tội trong cùng lứa tuổi và ở các nhóm tội khác nhau trình độ học vấn của người phạm tội cũng khác nhau. Đối với nhóm tội gây rối trật tự công cộng, xâm phạm sở hữu, các tội có sử dụng bạo lực thường do người có trình độ học vấn thấp thực hiện. Những người khơng có việc làm có tỷ lệ phạm tội cao hơn
những người có việc làm, nhất là các đối tượng tái phạm, phạm tội chuyên nghiệp thường khơng có việc làm, không nghề nghiệp, không có nguồn thu nhập hợp pháp mà chỉ sử dụng tài sản chiếm đoạt được từ việc phạm tội để
tiêu xài cá nhân10.
Các đối tượng phạm tội cướp tài sản thường có trình độ học vấn thấp, và khơng có nghề nghiệp, việc làm ổn định để tạo thu nhập đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nhận thức về hành vi, hậu quả do hành vi của mình gây ra cho xã hội khơng đầy đủ, cũng như thái độ thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, không tôn trọng các quy tắc chung, xem thường tính mạng, sức khỏe của người khác do trình độ học vấn thấp là một trong những đặc trưng của nhân thân người phạm tội cướp tài sản. Đồng thời, người phạm tội cướp tài sản mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác làm tài sản của mình, mong muốn có tiền, tài sản để thỏa mãn nhu cầu của bản thân nhưng không qua lao động mà bằng cách dùng vũ lực tước đoạt của người khác.
Đối tượng phạm tội cướp tài sản chủ yếu có trình độ học vấn thấp, khơng có nghề nghiệp, khơng có việc làm hoặc có nhưng khơng ổn định, nhưng cũng có trường hợp tội phạm do người có trình độ học vấn cao thực hiện. Những người có trình độ học vấn cao phạm tội cướp tài sản thường có sự chuẩn bị phương tiện phạm tội, tìm hiểu quy luật sinh hoạt, đi lại, sự cảnh giác của nạn nhân trước khi phạm tội, cũng như có sự tính tốn về phương án phạm tội, phương án tẩu thoát, cách thức và nơi tiêu thụ tài sản,… sau khi chiếm đoạt được.
+ Các đối tượng phạm tội cướp tài sản thường có vai trị xã hội đơn
giản gắn liền với gia đình, họ hàng, nơi cư trú,… họ khơng có đảm đương vai trò xã hội quan trọng nào và ý thức về vai trị, trách nhiệm của mình là khơng rõ ràng, thậm chí thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Ngồi các quan hệ gia đình, nơi cư trú mà người phạm tội cướp tài sản phải đảm đương vai trị của mình thì đáng lưu ý là các nhóm nhỏ mà người phạm tội tham gia, thường là bạn bè của họ nhưng đây là tập hợp các thành viên có cùng sở thích, cùng hồn cảnh, có sự tương đồng về các đặc điểm nhân thân, khi có điều kiện là họ cùng nhau phạm tội. Đặc biệt là các đối tượng có tiền án, tiền sự, sau khi thụ án xong nhưng khơng chịu hồn lương thường móc nối với bạn tù, với các thành phần bất hảo để cướp tài sản; hoặc đối với những người chưa thành niên, nếu như gia đình quản lý lỏng lẻo, giáo dục khơng tốt, họ rất dễ tụ tập bạn bè xấu và bị lôi kéo, xúi giục phạm tội.
+ Người phạm tội cướp tài sản ln thể hiện tính manh động, cơng khai sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của người khác, nên phần lớn họ thường
là người chưa lập gia đình và xuất thân từ gia đình khơng an tồn, lành mạnh, khơng mẫu mực. Gia đình của họ thường có sự khiếm khuyết (như bố mẹ ly thân, ly hơn), thường xun có sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên, bạo hành kéo dài hoặc có các thành viên vi phạm pháp luật, phạm tội. Đối với người phạm tội cướp tài sản, sự giáo dục, giám sát của gia đình đối với họ là khơng có tác dụng, hoặc gia đình của họ thiếu những chức năng trên. + Nơi cư trú của đối tượng phạm tội cướp tài sản thường là địa bàn đô thị, các địa bàn có tốc độ đơ thị hóa nhanh. Trong điều kiện hiện nay, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp; ở các vùng nông thôn ngày nay giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc, internet về đến thôn, ấp. Từ đó, đặc trưng về nơi cư trú của người phạm tội, trong đó có người phạm tội cướp tài sản cũng có thay đổi, số người phạm tội cướp tài sản có địa bàn nơi cư trú ở vùng nơng thôn ngày càng tăng. Người phạm tội cướp tài sản ít nhiều chịu ảnh hưởng, bị tiêm nhiễm bởi các hiện tượng xã hội tiêu cực như tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm… có trong mơi trường nơi cư trú của họ.
- Đặc trưng về các dấu hiệu đạo đức – tâm lý xã hội của người phạm tội cướp tài sản:
+ Những người phạm tội cướp tài sản thường bị những nhu cầu đơn giản như cần tiền để mua xe môtô, mua sắm điện thoại di động đắt tiền, chơi game, uống rượu, chi xài cá nhân khác,… thôi thúc phạm tội. Trong trường hợp có sự mâu thuẩn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng thì những người bình thường có sự kìm chế và tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ bằng con đường hợp pháp, phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Đối với người phạm tội cướp tài sản, khi khả năng thực tế bản thân không thể đáp ứng nhu cầu họ tìm mọi cách để thỏa mãn, kể cả biện pháp thỏa mãn nhu cầu bất hợp pháp, chống lại xã hội. Người phạm tội cướp tài sản không đủ điều kiện nhưng luôn mong muốn thỏa mãn nhu cầu phát sinh bằng cách chiếm đoạt của người khác, khơng phải bằng lao động chân chính.
+ Định hướng giá trị của người phạm tội cướp tài sản không phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, họ thường có sự đánh giá khơng đúng, có sự nhầm lẫn giữa các giá trị trong xã hội; trong hệ thống giá trị của họ có sự mất cân đối, người phạm tội thường tập trung vào những giá trị thứ yếu, thực dụng mang tính cá nhân nhiều hơn. Khi thực hiện xử sự phạm tội, người phạm tội cướp tài sản đặt lợi ích cá nhân lên trước hết (cho dù đó là lợi ích khơng chính đáng) và xem thường lợi ích chung của mọi người xung quanh.
+ Cũng như những người bình thường khác, người phạm tội cướp tài sản cũng có những sự say mê, hấp dẫn ở một mức độ nào đó, đối với một số hoạt động hoặc đối tượng nhất định nhưng thường thì họ khơng hướng tới những đối tượng, hoạt động lành mạnh, chính đáng. Người phạm tội cướp tài sản thường chú ý tới những khoái cảm khi bản thân được thỏa mãn về vật chất
như uống rượu, bia, mua sắm trang sức, điện thoại di dộng, xe môtô,… và một số hoạt động như chơi game trực tuyến, đánh bi da, đua xe, hít keo, quan hệ tình dục,…
+ Từ hành vi khách quan, lỗi, mục đích được mơ tả trong cấu thành tội phạm cho thấy người phạm tội cướp tài sản có ý thức đạo đức kém, thậm chí có những hành vi mất cả nhân tính, vơ đạo đức. Họ khơng tn theo các giá trị đạo đức một cách tự giác, sự thấm nhuần các giá trị đạo đức vào trong con người họ chưa sâu sắc. Các quy tắc đạo đức không phát huy được tác dụng điều chỉnh xử sự hàng ngày của người phạm tội cướp tài sản. Một bộ phận người phạm tội cướp tài sản, nhất là những người có tiền án, tiền sự, họ khơng thừa nhận các giá trị chuẩn mực đạo đức chung của xã hội về tài sản, thân thể người khác…
+ Tương tự như ý thức đạo đức, người phạm tội cướp tài sản có ý thức pháp luật kém. Từ dấu hiệu lỗi của tội phạm cho thấy họ không tuân thủ pháp luật, nhất là các đối tượng có tiền án, tiền sự có thái độ xem thường pháp luật mặc dù đã được giáo dục pháp luật cơ bản trong quá trình thụ án. Từ việc cố ý dùng vũ lực xâm phạm thân thể người khác hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản đã thể hiện đặc trưng cơ bản về ý thức pháp luật của người phạm tội cướp tài sản, đó là sự bất chấp pháp luật, mặc dù hiểu biết việc dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của người khác là phạm tội nhưng họ vẫn cố ý thực hiện.
- Đặc trưng về các dấu hiệu pháp lý - hình sự:
Đặc trưng về các dấu hiệu pháp lý hình dự của phần lớn người phạm tội cướp tài sản ln thể hiện tính tiêu cực, thể hiện tính nguy hiểm cao của hành vi phạm tội mà họ thực hiện, đối với những người chưa có tiền án, tiền sự thì cũng phạm tội với nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhiều tình tiết định khung tăng nặng. Các đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý - hình sự của người phạm tội cướp tài sản thể hiện như sau:
+ Các đối tượng phạm tội cướp tài sản thường là các đối tượng cộm cán, thành phần bất hảo trong xã hội, họ thường có tiền án, tiền sự, thậm chí có nhiều tiền án, tiền sự hoặc là đối tượng tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tổ chức, phạm tội chuyên nghiệp. Chúng sẵn sàng thực hiện tội ác để chiếm đoạt cho bằng được tài sản, hoặc nhằm tẩu thoát, nhằm trốn tránh pháp luật, bất kể tính mạng, sức khỏe của người khác, làm cho quần chúng nhân dân hoang mang, lo sợ.
+ Động cơ, mục đích phạm tội cướp tài sản ln hướng đến chiếm đoạt tài sản của người khác, người phạm tội mong muốn biến tài sản của người khác thành tài sản của mình một cách vơ lý và phi pháp.
+ Lỗi của người phạm tội cướp tài sản luôn là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe tài sản của người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra, hậu quả xảy ra là hồn tồn phù hợp với ý muốn chủ quan của họ.
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI CƢỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG