6. Cơ cấu của Luận văn
2.3. Đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội cƣớp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh
2.3.2. Đặc điểm liên quan đến nhóm dấu hiệu đạo đức – tâm lý xã hội
- Nhu cầu: Nghiên cứu các trường hợp phạm tội cướp tài sản trên địa
phạm tội cướp tài sản chủ yếu sử dụng tài sản chiếm đoạt được để thỏa mãn nhu cầu vật chất, tiêu xài vào các hoạt động như chơi game trực tuyến, uống rượu, bia, mua sắm điện thoại di động, ăn uống… Ví dụ như trong vụ án Đặng Tuấn Anh và đồng bọn như trình bày ở trên, Tuấn Anh và bạn bè tụ tập uống rượu nhưng khơng có tiền mua rượu nên đi cầm điện thoại di động lấy tiền mua rượu. Sau khi uống rượu xong thì rủ đồng bọn mang hung khí đi cướp tài sản của người khác để chuộc điện thoại di động và mua rượu uống tiếp. Hoặc vụ án Huỳnh Tuấn Phương và Huỳnh Tuấn Đông cùng đồng bọn nêu trên cũng tương tự, do khơng có tiền mua rượu để tiếp tục uống nên các bị cáo cùng nhau đi cướp tài sản người khác lấy tiền mua rượu. Trong các trường hợp như ví dụ trên, chúng ta thấy rằng người phạm tội chỉ đơn giản thỏa mãn nhu cầu vật chất bình thường.
Ngồi ra, cịn có nhiều vụ cướp tài sản khác liên quan đến rượu, bia, người phạm tội chỉ đơn giản chiếm đoạt tài sản người khác để có tiền mua rượu uống, mặc dù họ không phải là người nghiện rượu. Chẳng hạn như trong vụ án sau: Khoảng 14 giờ ngày 05/4/2010, Nguyễn Thanh Tâm, Lê Phạm Phước Huy, Trương Đình Nguyên, Trần Thiện Quang, Võ Thanh Liêm cùng uống rượu tại khu vực bến xe thuộc phường 8, TP. Vĩnh Long. Sau khi uống rượu xong thì cả nhóm đi đánh bi da đến khoảng 18 giờ. Lúc này Nguyễn Thanh Tâm rủ những người còn lại đi vào khu vực ký túc xá Trường cao đẳng cộng đồng Vĩnh Long đánh người cướp tài sản bán lấy tiền mua rượu uống thì tất cả đồng ý. Bàn bạc xong, nhóm của Tâm đã thực hiện hành vi đánh cướp điện thoại di động, tiền mặt của nhiều người khác nhau tại khu vực ký túc xá
Trường cao đẳng cộng đồng Vĩnh Long24. Ngoài nhu cầu vật chất, có một vài
trường hợp phạm tội cướp tài sản để thỏa mãn tính ích kỷ, lịng tham, sự ghen tuông, thù hận cá nhân. Ví dụ như vụ án sau: Ông Cao Văn Dinh và bà Nguyễn Thị Hằng là vợ chồng, đến năm 1998 ông Dinh tiếp tục sống như vợ chồng với Trần Thị Loan và có một người con riêng. Ngày 10/01/2012, bà Hằng phát hiện Loan ở nhà cùng ông Dinh tại xã Đông Thành, Bình Minh, Vĩnh Long thì đánh Loan và lấy một số tài sản trên người Loan nên phát sinh mâu thuẫn. Ngày 04/3/2012 Loan nhờ Nguyễn Ngọc Phước (là bạn trai của Phạm Thị Bé Lan – con ông Dinh và Loan) đến nhà ông Dinh để đánh bà Hằng và lấy hết tài sản trên người cùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Hằng, Phước đồng ý theo lời của Loan. Phước rủ thêm Nguyễn Văn Trận, Lê Văn Vàng, Trịnh Công Giang cùng đi. Ngày 05/3/2012, Phước, Trận, Vàng, Giang đến nhà ông Dinh dùng dao khống chế ông Dinh và bà Hằng để cướp tài sản và lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chỉ
cướp được 02 điện thoại di động thì bị quần chúng phát hiện vây bắt25
. Trong vụ án này Trần Thị Loan là chủ mưu, bên cạnh nhu cầu vật chất thì chủ yếu là nhằm thỏa mãn sự tức giận, ghen tuông; đối với Nguyễn Ngọc Phước thì có nhu cầu chủ yếu nhằm chứng tỏ mình trước bạn gái… Tuy nhiên, trường hợp phạm tội như trên không phổ biến, phần lớn người phạm tội cướp tài sản nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất.
Những người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thời gian qua chủ yếu là thanh niên trong độ tuổi lao động và người chưa thành niên nhưng họ khơng có những nhu cầu chính đáng như: nhu cầu lao động, học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh hoặc có những nhu cầu này, nhưng nó biểu hiện không rõ nét, không mạnh mẽ. Do nhiều yếu tố khác nhau tác động dẫn đến hệ thống nhu cầu của người phạm tội làm cho nó bị mất cân đối, lệch lạc. Trong đó có một số nhu cầu biến dạng hình thành trong thời gian ngắn, nhất thời như đã phân tích ở trên. Vì khơng làm việc, tạo thu nhập chính đáng, ổn định hoặc một số thanh niên có việc làm nhưng chỉ là cơng việc tạm thời, thu nhập bấp bênh nên khi phát sinh nhu cầu thì khả năng đáp ứng khơng có. Từ đó, làm phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu, mâu thuẫn đó thơi thúc người phạm tội tìm kiếm biện pháp đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu, kể cả biện pháp bất hợp pháp, đó là phạm tội cướp tài sản. Vì vậy, tác động nhằm hình thành những nhu cầu chính đáng, hạn chế nhu cầu lệch lạc là một trong những giải pháp phòng ngừa hiệu quả đối với tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh.
- Định hướng giá trị: đối với người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long thời gian qua, họ có sự đánh giá khơng đúng, có sự nhằm lẫn giữa các giá trị trong xã hội. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, giáo dục và kinh nghiệm bản thân người phạm tội, họ thường bị hạn chế trong việc tiếp nhận những giá trị được xã hội thừa nhận rộng rãi. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức nói chung bị hạn chế, quá trình sống, trải nghiệm chưa đủ dài để hình thành những giá trị chân chính ở người phạm tội.
Những người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, chủ yếu họ thiên về các giá trị vật chất và cá nhân. Do đó, khi thực hiện xử sự phạm tội, họ đặt lợi ích cá nhân lên trước hết và xem thường lợi ích chung cũng như lợi ích của người khác. Vì đề cao những giá trị, lợi ích vật chất, cá nhân, nên người phạm tội cướp tài sản đã lựa chọn xử sự trái với yêu cầu chung của xã hội, bất chấp pháp luật, xâm phạm tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Định hướng giá trị phù hợp có tác động rất lớn đến việc lựa chọn xử sự, hành vi con người. Người có định hướng giá trị phù hợp
25 Bản kết luận điều tra số 16/KLĐT ngày 13/6/2012 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Minh.
thường hành động, xử sự cẩn thận, có tính tốn cân nhắc kỹ lưỡng theo hướng lựa chọn những xử sự tích cực, phù hợp với yêu cầu của xã hội hơn là lựa chọn những xử sự khơng tích cực, khơng phù hợp với yêu cầu chung. Định hướng giá trị có vai trị quan trọng trong việc lựa chọn những phương án xử sự trong đời sống cá nhân. Vì vậy, để hạn chế những xử sự tiêu cực nói chung và hành vi phạm tội cướp tài sản nói riêng, cần phải tác động định hướng tạo sự cân đối, hài hòa trong định hướng giá trị của mỗi người; giúp mỗi người hiểu và nắm bắt được ý nghĩa, nội dung của hệ thống thang bậc giá trị, các nhóm giá trị trong xã hội.
- Hứng thú: Đối với các trường hợp người phạm tội cướp tài sản trên
địa bàn tỉnh trong thời gian qua thì nhận thấy họ khơng có hứng thú đặc biệt sâu sắc với một hoạt động cụ thể nào. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, người phạm tội cũng có những sự say mê, hấp dẫn ở một mức độ nào đó, đối với một số hoạt động hoặc đối tượng nhất định. Đặc điểm hứng thú của người phạm tội cướp tài sản thường không hướng tới những đối tượng, hoạt động lành mạnh, chính đáng; họ thường chú ý tới những khoái cảm khi bản thân được thỏa mãn về vật chất như uống rượu, bia, mua sắm trang sức, điện thoại di dộng, xe môtô,… và một số hoạt động như chơi game trực tuyến, đánh bi da, đua xe, hít keo, quan hệ tình dục,…
Trong một số vụ án, người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản, sau đó cịn khơng chế hiếp dâm người bị hại. Ví dụ như trong vụ án sau: vào khoảng 23 giờ ngày 26/4/2011, chị Võ Thị Hồng Phước đậu xe ở đầu đường vào chợ Cầu Đơi (thuộc ấp Tân Bình, Tân Hạnh, Long Hồ, Vĩnh Long) để giao rau, cải cho khách hàng. Đến khoảng 23 giờ 35 phút chị Phước phát hiện Nguyễn Thanh Phong dẫn xe đạp từ trong chợ Cầu Đôi đi ra và hỏi mua rau. Chị Phước thấy biểu hiện bất thường của Phong thì định lên xe chạy đi nhưng bất ngờ bị Phong dùng tay bóp vào cổ, dùng dao dí vào sườn đe dọa. Phong tiếp tục kéo chị Phước vào sạp rau cải gần đó và kêu chị Phước tháo bơng tai, lấy tiền trong người đưa cho Phong. Chị Phước tháo bông tay trọng lượng 03 phân vàng 18K và lấy 900.000đ giao cho Phong. Lấy được tài sản, Phong tiếp tục dùng dao khống chế đòi chị Phước cởi quần áo ra để Phong quan hệ tình dục. Sau khi cưỡng hiếp chị Phước xong, Phong tiếp tục khống chế chị Phước đưa lên xe của mình để chở đến nơi khác tiếp tục quan hệ tình dục với chị Phước nhưng chị Phước bỏ chạy thoát được và đến trụ sở Ban nhân dân ấp Tân Bình trình báo
sự việc. Nguyễn Thanh Phong bị khởi tố về tội cướp tài sản và tội hiếp dâm26.
26 Bản kết luận điều tra số 83/KLĐT ngày 21/11/2011 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Long Hồ.
Trong vụ án trên, người phạm tội là Nguyễn Thanh Phong sinh năm 1977, trình độ học vấn lớp 2/12, bản thân Phong có một tiền án về tội cướp tài sản và một tiền án về tội hiếp dâm trẻ em. Từ những biểu hiện ra bên ngoài qua hành vi người phạm tội như trên cho thấy trong trường hợp này, người phạm tội mong muốn chiếm đoạt tài sản của bị hại để thỏa mãn về vật chất, đồng thời còn mong muốn thỏa mãn về tình dục chẳng những một lần mà cịn địi hỏi nhiều lần từ phía nạn nhân. Những hứng thú của người phạm tội cướp tài sản chủ yếu nhằm mong muốn thỏa mãn những khoái cảm vật chất như trên đã thúc đẩy việc hình thành động cơ phạm tội, làm cho họ sẵn sàng phạm tội khi có đủ điều kiện cần thiết. Hứng thú có vai trị tác động trực tiếp đến việc hình thành động cơ, làm nảy sinh khát vọng hành động của con người. Vì vậy, cần có biện pháp tác động làm cho mỗi người hướng tới những hứng thú có nội dung lành mạnh, phù hợp làm cho mỗi người có sự say mê, cuốn hút cao độ đối với cá nhân khi thực hiện những hành vi, xử sự tích cực cũng như hướng tới những đối tượng, những hoạt động lành mạnh, tích cực; hạn chế những hứng thú thiên về khoái cảm thấp hèn, mang tính cá nhân, hưởng thụ. Từ đó, sẽ làm hạn chế đến mức thấp nhất hành vi, xử sự chống đối xã hội nói chung và tội cướp tài sản nói riêng.
- Ý thức đạo đức: người phạm tội cướp tài sản có ý thức đạo đức khơng
cao như những người không phạm tội. Nghiên cứu các truờng hợp phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thời gian qua, nhận thấy người phạm tội nhận thức được các nội dung yêu cầu cơ bản của đạo đức xã hội. Chẳng hạn như, người phạm tội hiểu được tài sản của người khác là do họ lao động tạo nên; tính mạng, sức khỏe là bất khả xâm phạm; có lao động thì mới có hưởng thụ,… Mặc dù phần lớn người phạm tội có trình độ học vấn thấp, nhưng đây là những giá trị đạo đức cơ bản nhất mà bất kỳ thành viên nào trong xã hội cũng nắm bắt được. Tuy nhiên, ở người phạm tội cướp tài sản, sự thấm nhuần các giá trị đạo đức là chưa cao, chưa đến mức làm cho họ tuân theo các giá trị đó một cách tự giác; sự ảnh hưởng của ý thức đạo đức lên hành vi, xử sự hàng ngày của họ là khơng rõ nét, thậm chí là hành vi vơ đạo đức, hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, một bộ phận người phạm tội cướp tài sản, nhất là những người có tiền án, tiền sự, họ khơng thừa nhận các giá trị chuẩn mực đạo đức chung về tài sản, thân thể người khác, về quan hệ với mọi người xung quanh,… mà cộng đồng xã hội thừa nhận. Bản thân người phạm tội nói chung đều hiểu được cần phải tôn trọng cũng như không được xâm phạm tài sản, thân thể người khác nhưng họ vẫn cố ý phạm tội để thỏa mãn nhu cầu ích kỷ của bản thân. Đối với những người phạm tội cướp tài sản không thừa nhận, tin tưởng vào các giá trị đạo đức trong xã hội có nguyên nhân từ những tác động tiêu cực của môi trường sống như: các hiện tượng tiêu cực xã hội, tệ
nạn, có nhiều người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền khơng nghiêm,… Sự giáo dục của gia đình và nhà trường cũng có vai trị quan trọng trong việc hình thành ý thức đạo đức của mỗi cá nhân. Gia đình giữ gìn được các giá trị truyền thống để truyền lại cho thế hệ sau, gia đình an tồn, lành mạnh, gia đình có phương pháp giáo dục con đúng đắn sẽ góp phần hình thành các giá trị đạo đức tích cực trong thế hệ con cái.
Ý thức đạo đức có vai trị quan trọng trong cơ chế hành vi của mỗi cá nhân, khi các giá trị đạo đức chuyển hóa vào trong mỗi cá nhân làm cho họ tự giác chấp hành các chuẩn mực chung. Vì vậy, cần tác động từ phía gia đình, nhà trường và xã hội làm cho mỗi người tiếp thu được đầy đủ các giá trị đạo đức một cách sâu sắc, phát huy vai trò điều chỉnh hành vi, xử sự của ý thức đạo đức trong mỗi con người nhằm hạn chế hành vi, xử sự tiêu cực cũng như tội phạm. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao ý thức đạo đức xã hội, tạo môi trường xã hội lành mạnh, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, làm cho mọi người tin tưởng vào các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội và tự giác tuân theo.
- Ý thức pháp luật: Nghiên cứu những người phạm tội cướp tài sản
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thời gian qua nhận thấy họ có ý thức pháp luật kém, nhất là những người có tiền án, tiền sự. Sự hạn chế trong ý thức pháp luật của họ thể hiện ở sự hiểu biết pháp luật, sự tuân thủ pháp luật và thái độ đối với pháp luật. Đối với người phạm tội cướp tài sản, lỗi của họ luôn là lỗi cố ý, vì vậy họ ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, phạm tội hình sự và phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, người phạm tội cướp tài sản không hiểu được về tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội mà mình gây ra cũng như trách nhiệm pháp lý cụ thể mà mình phải gánh chịu, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,... Do hiểu biết pháp luật của người phạm tội cướp tài sản chỉ ở mức độ nhất định nên sự tuân thủ pháp luật của họ cũng hạn chế, kể cả những người đã chấp hành biện pháp giáo dục bắt buộc, người đã chấp hành án được trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản. Tuy nhiên, khi trở về với cuộc sống bình thường, hịa nhập với cộng đồng xã hội thì họ lại tiếp tục phạm tội. Về thái độ đối với pháp luật, người phạm tội cướp tài