Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh vĩnh long từ góc độ nhân thân người phạm tội (Trang 76 - 77)

6. Cơ cấu của Luận văn

3.1. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội cƣớp tài sản trên địa bàn tỉnh

3.1.4. Nhận xét, đánh giá

Công tác phịng ngừa tội phạm nói chung và tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt được những kết quả nhất định, an ninh trật tự được giữ vững, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, tạo được môi trường xã hội bình yên cho nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động này còn những hạn chế nhất định, như: số vụ và số người phạm tội tùy từng năm có giảm nhưng xu hướng chung là tăng, tính chất của tình hình tội phạm ngày càng nguy hiểm hơn, địa bàn xảy ra tội phạm có xu hướng lan rộng về vùng nông thôn. Cơng tác phịng ngừa tội phạm thiên về mặt “chống” tội phạm hơn là loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Chưa có sự quan tâm đến các biện pháp phịng ngừa có tác dụng tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát triển toàn diện về nhân cách, trình độ nhận thức như: xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức xã hội trong gia đình, xóm ấp, khu dân cư. Cơng tác cải tạo, giáo dục phạm nhân, kể cả giáo dục bắt buộc đối với người vi phạm hành chính chưa hiệu quả, mang nặng tính hình thức, áp đặt chung cho tất cả đối tượng phạm tội, vì vậy tỷ lệ người có tiền án, tiền sự tiếp tục phạm tội gia tăng hàng năm.

Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh là hoạt động phức tạp, có thể xem xét theo những góc độ khác khau; dựa trên các tiêu chí: số vụ phạm tội và số người phạm tội tăng hay giảm, sự tăng hay giảm tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm và một số tiêu chí khác như sự chuyển biến về địa bàn phạm tội, lĩnh vực phát sinh tội phạm.

- Về số vụ và số người phạm tội: tổng số vụ và số người phạm tội trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012 thì chỉ có năm 2010 giảm về số vụ và số người phạm tội; năm 2009 tăng so với năm 2008 và là năm có số vụ và số người phạm tội cao nhất; tình hình tội phạm giảm về số vụ và số người phạm tội vào năm 2010, sau đó tăng dần vào năm 2011 và 2012 (bảng 1). Căn cứ vào tiêu chí số vụ và số người phạm tội, chúng ta thấy hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt được kết quả nhất định, các giải pháp phòng ngừa đã mang lại hiệu quả tích cực; mặc dù số vụ và số người phạm tội tăng dần từ năm 2011 và năm 2012 nhưng vẫn chưa đạt mức cao như năm 2009; từ đó cho thấy có thời điểm tình hình tội phạm đã được kéo giảm và kiềm chế ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, xu hướng tăng cả số vụ và số người phạm tội từ năm 2011 và năm 2012 thể hiện hiệu quả phịng ngừa tội phạm có sự giảm sút, cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng trên.

Đối với tội cướp tài sản, trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012 thì số vụ và số người phạm tội chỉ giảm vào năm 2009, năm 2010 không tăng, khơng giảm, sau đó tăng vào năm 2011 và tăng đột biến vào năm 2012 (tăng

hơn gấp đôi số vụ so với năm 2008 – Bảng 2). Từ diễn biến của số vụ và số người phạm tội cướp tài sản như trên thể hiện các biện pháp phòng ngừa đối với loại tội phạm này là chưa mang lại hiệu quả tích cực, làm cho loại tội phạm này tăng cao trong hai năm trở lại đây.

- Xét về tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm thì tình hình tội cướp tài sản thời gian qua thể hiện tính nguy hiểm cao. Số người phạm tội bị khởi tố, xét xử chủ yếu theo tình tiết “sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 133 Bộ luật hình sự. Người tái phạm, tái phạm nguy hiểm phạm tội cướp tài sản ngày càng gia tăng. Tình trạng trẻ hóa người phạm tội, số người phạm tội cướp tài sản có hành vi tàn ác, mất nhân tính, xem thường tính mạng, sức khỏe người khác ngày càng nhiều. Do vậy, có thể nói các biện pháp phịng ngừa tội phạm nói chung cũng như tội cướp tài sản, nhất là phòng ngừa xã hội chưa tạo được sự chuyển biến tích cực về mơi trường xã hội và cá nhân người phạm tội.

- Về địa bàn và lĩnh vực phát sinh tội phạm thể hiện tỷ lệ tội phạm xảy ra trên địa bàn nông thôn của tỉnh ngày càng gia tăng; tội phạm xảy ra trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội, gần đây xuất hiện tội phạm trong các lĩnh vực ngân hàng, tư pháp, xây dựng cơ bản,… Đối với tội cướp tài sản, địa bàn xảy ra phần lớn ở đô thị nhưng số vụ xảy ra ở nông thôn ngày càng tăng. Tuy nhiên, đối với một số địa bàn huyện nông thôn tội cướp tài sản xảy ra rất ít, trong đó có huyện Mang Thít, trong năm năm (2008-2012) chỉ xảy ra 01 vụ. Đối với một số địa bàn thường xảy ra tội cướp tài sản như thành phố Vĩnh Long, các khu vực nhà trọ sinh viên, công nhân, ký túc xá chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Từ đó cho thấy, hoạt động phịng ngừa còn dàn trãi, chưa tập trung vào các địa bàn trọng điểm để tạo sự đột phá trong công tác này.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh vĩnh long từ góc độ nhân thân người phạm tội (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)