Diễn biến tình hình tội phạm cƣớp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh vĩnh long từ góc độ nhân thân người phạm tội (Trang 40 - 41)

6. Cơ cấu của Luận văn

2.2. Diễn biến tình hình tội phạm cƣớp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Long từ năm 2008 đến năm 2012

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã xảy ra tổng cộng 2.507 vụ án hình sự với 4.089 bị cáo đã được đưa ra xét xử sơ thẩm, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 501 vụ, 817 bị cáo. Theo số liệu thống kê (bảng 1), xu hướng vận động chung của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh trong năm năm trở lại đây biến động tăng, giảm bất thường. Năm 2008 xảy ra 523 vụ và tăng lên 549 vụ vào năm 2009 (tăng 14% so với năm 2008); năm 2010 số vụ phạm tội giảm đáng kể, còn 442 vụ (bằng 84% so với năm 2008), sau đó tăng dần theo từng năm, đến năm 2012 là 520 vụ. Số người phạm tội cũng diễn biến tăng, giảm tương tự như số vụ án, trong đó, nhiều nhất là năm 2009 (937 người), tăng so với năm 2008 là 11% (937/840 người). Số người phạm tội giảm đáng kể vào năm 2010 (còn 644 người bằng 76% so với năm 2008), sau đó tăng liên tục đến năm 2012 là 883 người.

Riêng đối với tình hình tội cướp tài sản, trong năm năm xảy ra 75 vụ, 221 bị cáo đã đưa ra xét xử sơ thẩm (chiếm 2,3% về số vụ và 5,4% số bị cáo so với tội phạm nói chung), trung bình mỗi năm xảy ra 15 vụ, xu hướng biến động chung của tình hình tội phạm này trên địa bàn tỉnh là tăng trong năm năm trở lại đây. Theo số liệu thống kê (bảng 2), năm 2008 trong toàn tỉnh xảy ra 13 vụ cướp tài sản, sau đó giảm xuống còn 11 vụ vào năm 2009, năm 2010 tình hình tội này khơng tăng, khơng giảm; tuy nhiên, đến năm 2011 tăng lên 13 vụ (bằng 100% so với năm 2008) và tăng đột biến vào năm 2012 là 27 vụ (tăng 107% so với năm 2008). Số người phạm tội cướp tài sản, cũng tăng, giảm bất thường, năm 2008 là 49 người, năm 2009 giảm xuống còn 30 và tiếp tục giảm xuống 28 người vào năm 2010. Đến năm 2011, số người phạm tội cướp tài sản tăng lên 46 người và tăng cao nhất vào năm 2012 là 68 người.

Tỷ trọng tội cướp tài sản trong tổng số các tội đã phát hiện, xử lý không cao (chiếm 2,3% trong tổng số vụ và 5,4% số người phạm tội trong năm năm – bảng 3, biểu đồ 3) nhưng tội cướp tài sản luôn đứng ở mức cao trong cơ cấu theo tội danh của tình hình tội phạm trong những năm gần đây, chỉ đứng sau các tội: trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, vi phạm các quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ, đánh bạc, giết người14.

Nếu xét theo khung hình phạt thì đa số bị cáo bị xét xử theo Điểm d, Khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự, rất ít bị cáo phạm tội theo Khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự (những vụ án bị cáo phạm tội đơn giản và những vụ án bị cáo bị khởi tố về hai tội: giết người và cướp tài sản). Từ số liệu thống kê (bảng 1, 2 và biểu đồ 1,2) cho thấy tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long diễn biến rất phức tạp, có

xu hướng tăng dần trong hai năm gần đây cả về số vụ và số người phạm tội. Từ đó cho thấy các cơ quan chức năng của tỉnh gặp khó khăn nhất định trong việc kéo giảm tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình tội cướp tài sản nói riêng, cơng tác phòng ngừa tội phạm chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh vĩnh long từ góc độ nhân thân người phạm tội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)