Sơ lƣợc về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh vĩnh long từ góc độ nhân thân người phạm tội (Trang 38 - 40)

6. Cơ cấu của Luận văn

2.1. Sơ lƣợc về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 135km về phía Bắc và cách Thành phố cần thơ 33 km về phía Nam. Vị trí địa lý phía Bắc giáp với tỉnh Tiền Giang, phía Đơng giáp tỉnh Bến Tre, Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp thành phố Cần Thơ, Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Long có diện tích tự nhiên

1.496,8km2, theo số liệu của Cục thống kê tỉnh, năm 2011, dân số tỉnh có

1.028.600 người, mật độ dân số của tỉnh cao nhất khu vực đồng bằng sông

Cửu Long (687 người/km2). Tỉnh được chia thành 08 đơn vị hành chính cấp

huyện (6 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố), trong đó, thị xã Bình Minh mới được thành lập vào tháng 12/2012, thành phố Vĩnh Long được thành lập vào tháng 4/2009, huyện Bình Tân được thành lập vào năm 2007 trên cơ sở tách ra từ huyện Bình Minh.

Tỉnh Vĩnh Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình bằng phẳng, nằm giữa hai nhánh lớn của sông Mêkông là sông Tiền và sông Hậu với hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt. Trên bộ, hạ tầng giao thơng tương đối hồn chỉnh, có nhiều đoạn Quốc lộ đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 80 với 02 cơng trình cầu vượt sơng quan trọng trên Quốc lộ 1A là cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ. Vì vậy, có thể nói Vĩnh Long có điều kiện giao thơng thủy, bộ thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh, thành phố lớn trong khu vực nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Tài ngun khống sản của tỉnh rất hạn chế (chỉ có cát sơng, đất sét để sản xuất gốm, gạch ngói) nhưng có lợi thế về nông nghiệp, du lịch. Nguồn tài nguyên đất màu mở do phù sa của hai nhánh sơng Tiền và sơng Hậu của dịng Mêkông bồi đấp, cùng với nguồn nước ngọt dồi dào phân phối đều khắp thông qua hệ thống sơng ngịi chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, Vĩnh Long có nhiều di tích lịch sử, văn hóa; ẩm thực đa dạng; hệ sinh thái đặc trưng của miền Tây Nam Bộ nên là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Trong nhiều năm qua, tỷ trọng nông nghiệp và thương mại, du lịch, dịch vụ trong GDP luôn cao hơn tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp. Thời gian qua, thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và các ngành dịch vụ trong GDP, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm so với mục tiêu đề ra (trừ năm 2012). Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) hàng năm đều tăng (năm 2007: 13,25%, năm 2008: 12,95%, năm

2009: 9,12%, năm 2010: 11,42%, năm 2011: 10,02%, năm 2012: 7,82%), GDP bình quân đầu người tăng từ 10,67 triệu đồng/năm (năm 2007) lên 31,82

triệu đồng/năm (năm 2012)11.

Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Long luôn chú trọng giải quyết tốt các vấn đề xã hội và tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an tồn xã hội. Cơng tác xóa đói, giảm nghèo ln được sự quan tâm đúng mức của cả hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế, tỷ lệ giảm hộ nghèo thực hiện hàng năm đều đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra (năm 2011 giảm 2,35%; năm 2012 giảm 2%). Năm 2011, Vĩnh Long đào tạo nghề cho 33.063 người, giải quyết việc làm cho 26.900 lao động; năm 2012 đào tạo

nghề cho 31.568 người và giải quyết việc làm cho 26.550 lao động12.

Kinh tế phát triển, cùng với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội đã góp phần giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, tạo mơi trường xã hội thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, tình hình trật tự an tồn xã hội vẫn diễn biến phức tạp, là một trong những trở lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Theo nhận định của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long trong năm 2012:

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, ổn định, nhưng trên một số lĩnh vực vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, đáng chú ý là trên lĩnh vực an ninh nơng thơn. Tình hình trật tự an tồn xã hội, nhất là các vụ phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội tăng, đáng chú ý là các vụ giết người do nguyên nhân xã hội, trộm cắp tài sản… diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thơng tuy có giảm so với năm 2011 nhưng chưa bền vững13

.

Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trong năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử; tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng chống tội phạm trong tình hình mới, chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới… nhằm tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo mơi trường thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển tỉnh nhà.

11 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

12

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2011 và năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh vĩnh long từ góc độ nhân thân người phạm tội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)