6. Cơ cấu của Luận văn
2.3. Đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội cƣớp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh
2.3.1. Đặc điểm xã hội – nhân khẩu
- Giới tính: theo số liệu phân tích của bảng 5, tổng số người phạm tội
cướp tài sản đã xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2012 là 221 người, chủ yếu là nam giới phạm tội (217/221 người chiếm 98,2%), chỉ có 04 trường hợp người phạm tội là nữ, chiếm 1,8% trên tổng số người phạm tội trong năm năm. Biểu đồ 4 thể hiện rõ tỷ lệ người phạm tội cướp tài sản của hai giới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2012, từ đó có thể xác định chủ thể chủ yếu phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh là nam giới, nữ giới phạm tội này chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Tỷ lệ nữ giới phạm tội cướp tài sản thấp như trên là do đặc điểm tâm sinh lý của giới nữ và đặc trưng của loại tội phạm này. Do cấu tạo cơ thể nên nữ giới được xem là phái yếu, khơng thích hợp với hành vi bạo lực. Trong gia đình và nhà trường, phụ nữ được giáo dục về các giá trị đạo đức như: “tam tòng, tứ đức”, các tính cách cần phải có của một người phụ nữ, vai trò làm mẹ, làm vợ trong gia đình… Trong xã hội, phụ nữ nói chung thường tham gia, đảm nhiệm những công việc nhẹ nhàng hơn so với nam giới. Đối với các chuẩn mực đạo đức, phụ nữ thường có sự tuân thủ cao hơn so với nam giới. Do đặc điểm về thể chất và tâm lý nên phụ nữ thường có tính cách ơn hịa, mềm dẻo và ít có xu hướng sử dụng bạo lực trong các mối quan hệ mà họ tham gia hoặc để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sống, hoạt động của họ. Mặt khác, tội cướp tài sản ngoài hành vi khác, là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, nó địi hỏi người phạm tội phải có một sức mạnh thể lực nhất định mới có khả năng làm cho bị hại lâm vào tình trạng khơng thể kháng cự được. Với cấu tạo cơ thể của phụ nữ thì khơng thể đáp ứng được đòi hỏi trên.
Nghiên cứu các trường hợp phụ nữ phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhận thấy hành vi khách quan thường thuộc nhóm “hành vi khác” được mơ tả trong cấu thành tội phạm, hoặc phụ nữ là chủ mưu, là người giúp sức mà không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc.
Trường hợp phụ nữ phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản là hành vi khác thì thường họ lợi dụng mối quan hệ sẵn có hoặc tìm cách thiết lập quan hệ với nam giới, sau đó tạo điều kiện thuận lợi để chuốc rượu, thuốc ngủ hoặc thuốc mê làm cho bị hại bất tỉnh để chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như
trong vụ án sau: vào tháng 11/2012, Nguyễn Thị Xuân Mai, sinh năm 1980 làm tiếp viên quán karaokê Ngọc Hân tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Thời gian làm tiếp viên Mai có quen biết anh Nguyễn Văn Cần ngụ Bến Cát, Bình Dương và Mai giới thiệu mình quê quán Vĩnh Long. Thời gian quen biết anh Cần có bày tỏ tình cảm với Mai và được Mai chấp nhận. Ngày 03/12/2012 anh Cần về quê Mai ở Vĩnh Long, mục đích để đến chào hỏi cha, mẹ và gia đình Mai. Tuy nhiên khi anh Cần đến Vũng Liêm, Vĩnh Long, Mai ra đón nhưng khơng đưa về nhà mà chở anh Cần đến thuê phòng trọ ở. Thời gian ở trọ, anh Cần nhiều lần đề nghị Mai đưa về nhà Mai nhưng đều bị từ chối. Chiều ngày 04/12/2012, Mai biết sáng ngày 05/12/2012 anh Cần về Bình Dương nên chuẩn bị thức ăn và rượu để cả hai cùng uống. Khi anh Cần say rượu, Mai lén cho 02 viên thuốc ngủ vào ly nước cho anh Cần uống. Khi anh Cần ngủ mê, Mai lấy dầu gội đầu thoa lên ngón tay và tháo chiếc nhẫn có trọng lượng 9,47 chỉ vàng 24K trên tay anh Cần đem cất giấu vào cốp xe mơtơ 61L7-5928 của Mai, sau đó trốn khỏi nhà trọ. Tài sản chiếm đoạt đuợc Mai dùng mua nữ trang và chi xài cá nhân. Sau khi tỉnh dậy anh Cần đến cơ quan Cơng an trình báo sự việc, Mai bị Cơ quan Công an điều tra phát hiện và
khởi tố về tội cướp tài sản15.
Trường hợp phạm tội với hành vi dùng vũ lực thì người nữ thường tham gia với vai trò giúp sức hoặc chủ mưu phạm tội cùng với những đồng phạm khác (thường là nam giới). Phụ nữ phạm tội thường không trực tiếp dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để làm tê liệt sự kháng cự của bị hại. Đối với trường hợp phụ nữ chủ mưu phạm tội cướp tài sản, thực tế rất ít xảy ra nhưng khơng phải là khơng có. Chẳng hạn như trong vụ án sau: Lê Thị Cẩm Nhiên, sinh ngày 19/11/1991 và Nguyễn Thành Tài mới quen biết nhau và đi hát karaoke chung vào đêm 01/9/2009. Sau khi đi hát xong (khoảng 23 giờ) thì Nhiên dùng xe mơtơ nhãn hiệu Max biển số 64H6-3099 của Tài chở Tài về nhà. Trên đường đi tài rủ Nhiên vào nhà trọ nhưng Nhiên không đồng ý, lúc này Nhiên nảy sinh ý định chiếm đoạt xe môtô 64H6-3099 của Tài nên rủ Tài cùng đi tìm bạn của Nhiên. Mục đích để Nhiên kêu bạn của mình đánh cướp xe của Tài. Nhiên chở Tài đến khu vực chợ cá Vĩnh Long (thuộc phường 1, TP. Vĩnh Long) thì gặp bạn của mình là Huỳnh Long Vũ Hải, Đỗ Đại Dương, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hữu Hòa đang ngồi uống cà phê (Nhiên biết là những người này thường ngồi uống cà phê vào buổi tối tại khu vực chợ cá Vĩnh Long). Nhiên kêu Tài ngồi chờ ngoài xe để vào trong bàn bạc với nhóm bạn sau đó vào trong quán và nói với Hải, Dương, Sơn, Hịa: “thằng này (Tài) nó dê em, rủ em đi nhà trọ, mấy anh đánh nó dùm em rồi lấy xe nó ln”. Nhiên lên kế hoạch: Hải đóng giả vai anh hai của Nhiên,
Hòa là anh ba; hai người này sẽ la mắng Nhiên về việc đi chơi khuya sau đó chuyển sang mắng Tài và đánh, cướp xe của Tài. Cả bọn thống nhất địa điểm phạm tội là khu vực công viên bờ kè sông Tiền (phường 1, TP. Vĩnh Long), Hải, Dương, Sơn, Hịa đến đó chờ sẵn để chặn xe của Nhiên và Tài khi Nhiên chở Tài đến. Đúng như kế hoạch, khi Nhiên chở Tài đến khu vực công viên bờ kè sơng Tiền thì Hải, Dương, Sơn, Hịa chặn xe, la mắng Nhiên và Tài sau đó dùng mũ bảo hiểm đánh Tài. Tài giật chìa khóa xe bỏ chạy, Hải đuổi theo tiếp tục đánh, khi đến gần khách sạn Cửu Long thì bảo vệ phát hiện đánh nhau nên can ngăn thì Hải mới thơi khơng đánh nửa mà quay trở lại dẫn xe của Tài đi, cả bọn thống nhất giao xe cho Hải cất giấu. Sau đó Nhiên kêu Hải bán xe để chia tiền, Hải khơng đồng ý bán vì muốn giữ lại sử dụng. Nhiên kêu Hải đưa 400.000đ để trả nợ, Hải lấy tiền của mình chia cho Nhiên. Dương, Sơn, Hịa khơng địi chia tài sản chiếm đoạt được. Ngày 06/9/2009, Hải dùng xe cướp được gắn biển số giả lưu thơng trên đường thì bị lực lượng tuần tra thuộc Công an Long hồ kiểm tra, phát hiện, Hải khai ra toàn bộ hành vi cướp
tài sản của mình và đồng bọn16.
Như trên đã phân tích, người phạm tội phải có một sức mạnh thể lực nhất định mới có khả năng dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho bị hại lâm vào tình trạng khơng thể kháng cự được. Do đặc điểm thể chất của nam giới là phái mạnh, nên khi có ý định, động cơ phạm tội cướp tài sản thì dễ dàng thực hiện tội phạm hơn so với nữ giới. Mặc dù nam giới có khả năng về thể lực do cấu tạo cơ thể nhưng theo khảo sát của tác giả, thấy đa số trường hợp phạm tội cướp tài sản là có đồng phạm. Trong 75 vụ cướp tài sản xảy ra từ 2008 đến 2012 thì có đến 66 vụ có đồng phạm, trong đó nhiều vụ có đến bốn người, thậm chí năm người hoặc nhiều hơn cùng phạm tội. Đối với trường hợp một người phạm tội thì thường họ chọn đối tượng là phụ nữ hoặc người lớn tuổi để cướp tài sản. Điều đó cho thấy người phạm tội thường kết hợp lại, phân công cụ thể người khống chế, người đánh, người lấy tài sản…, để tạo được một ưu thế nhất định so với người bị hại mới có thể làm cho bị hại tê liệt sức kháng cự nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tóm lại, người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong năm năm gần đây chủ yếu là nam giới, rất ít trường hợp là nữ giới. Khi nữ giới phạm tội cướp tài sản thì thường hành vi khách quan mà họ thực hiện là hành vi khác được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc họ phạm tội chỉ với với vai trò chủ mưu, giúp sức cùng với những đồng phạm khác. Nắm được đặc điểm về giới tính của người phạm tội cướp tài sản cũng như một số phương pháp, thủ đoạn phạm tội gắn liền với mỗi giới là cơ sở để có giải pháp
tác động phù hợp, đúng đối tượng, nhằm phịng ngừa có hiệu quả loại tội phạm này trên địa bàn Tỉnh.
- Tuổi: Theo số liệu khảo sát trong thời gian từ 2008 đến 2012 trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long (bảng 6), người phạm tội cướp tài sản ở độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (162/221 người, chiếm tỷ lệ 73,2%), sau đó là người chưa thành niên dưới 18 tuổi (49/221 người, chiếm tỷ lệ 22,2%); nhóm người ở độ tuổi từ trên 30 đến 45 và nhóm người trên 45 tuổi phạm tội này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong tổng số 221 người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh trong năm năm gần đây thì chỉ có 07 người có độ tuổi từ 30 đến 45 (chiếm tỷ lệ 3,2%) và 03 người trên 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 1,4%).
Độ tuổi thể hiện được mức độ hoàn thiện về thể chất và tâm sinh lý của mỗi người, đó là thời gian mà mỗi người trải nghiệm, học tập, tiếp thu những chuẩn mực chung của xã hội. Người chưa thành niên chưa có đủ thời gian cần thiết để tiếp thu các giá trị chuẩn mực xã hội và sự phát triển về nhân cách chưa tồn diện. Trong q trình sống họ chưa tham gia nhiều các mối quan hệ xã hội, vì vậy kinh nghiệm xử lý, giải quyết tình huống chưa thật tốt. Thường họ chỉ tham gia các nhóm nhỏ như bạn bè xung quanh nơi cư trú, bạn học, quan hệ họ hàng… Kinh nghiệm sống chưa nhiều cùng với việc tiếp thu các chuẩn mực, đòi hỏi chung của xã hội chưa sâu sắc nên khi đứng trước lựa chọn xử sự phù hợp với yêu cầu của xã hội hoặc vi phạm pháp luật, phạm tội thì người chưa thành niên thường gặp khó khăn trong việc cân nhắc, quyết định và thường dễ bị lôi kéo, xúi giục phạm tội hoặc lựa chọn xử sự phạm tội.
Mặt khác, người chưa thành niên thường sống phụ thuộc gia đình, chưa có việc làm, thu nhập, thậm chí có nhiều người cịn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, khi phát sinh nhu cầu về vật chất, họ thường khơng có khả năng đáp ứng dẫn tới dễ phạm tội chiếm đoạt nói chung và tội cướp tài sản nói riêng. Nghiên cứu các trường hợp người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản thể hiện thường hành vi có tính bộc phát, nhất thời, nơng nỗi; mặc dù khơng kém phần nguy hiểm và liều lĩnh.
Người chưa thành niên phạm tội nhận thức được việc cướp tài sản của người khác là phạm tội nhưng ý thức về trách nhiệm, hậu quả của hành vi mà mình gây ra đối với bản thân, đối với người khác và đối với xã hội là không rõ ràng, đầy đủ. Nhiều bị cáo chưa thành niên khi đứng trước vành móng ngựa, nghe phân tích, phán xét của Hội đồng xét xử mới nhận ra được hậu quả mà mình đã gây ra cho bị hại, cho xã hội và hậu quả pháp lý mà bản thân phải gánh chịu.
Ví dụ như trong vụ án sau: vào khoảng 18 giờ ngày 23/10/2010 Nguyễn Thái Duy cùng Lê Công Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Tuấn, Lâm Quang Phát, Dương Minh Nhựt chơi game tại xã Trường An, thành phố Vĩnh Long. Chơi game xong Duy rủ Tuấn, Tuấn Anh, Phát, Nhựt đến sân vận động tỉnh
Vĩnh Long tìm các đơi nam nữ ngồi tâm sự để dùng dao khống chế cướp tài sản, cả nhóm đồng ý. Khoảng 20 giờ cùng ngày, Duy cùng nhóm bạn đến sân vận động tỉnh Vĩnh Long dùng dao khống chế cướp tiền (250.000đ) và điện thoại di động của anh Lê Phương Duy và chị Phạm Thị Thúy An. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, nhóm của Duy đến cửa hàng điện thoại di động của anh Võ Trung Hiếu bán được 800.000đ, khi vừa ra khỏi cửa hàng của anh Hiếu thì cả nhóm nhìn thấy lực lượng Cơng an nên bỏ chạy, nhưng tất cả cùng bị bắt giữ. Nguyễn Thái Duy chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên cơ quan Cơng an xử lý hành chính. Tuấn, Tuấn Anh, Phát, Nhựt bị truy tố và xét xử về tội cướp tài sản theo Điểm d, Khoản 2, Điều 133 Bộ luật hình sự. Tuấn Anh bị xử 02 năm tù, Tuấn bị xử 01 năm 6 tháng tù, Phát và Nhựt mỗi bị cáo
bị xử 01 năm tù17.
Trong vụ án trên, Lê Công Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Tuấn, Lâm Quang Phát, Dương Minh Nhựt, cùng sinh năm 1995, tính đến thời điểm phạm tội vào năm 2010 cả bốn bị cáo đều chưa đến tuổi thành niên; trong đó Tuấn Anh là thợ sửa xe, Tuấn, Phát, Nhựt cịn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Vì cần tiền tiêu xài cá nhân (chơi game) nên các bị cáo phạm tội, các bị cáo đều ý thức được hành vi của mình là phạm tội nhưng khơng nhận ra được khi bị đưa ra xét xử, phải chịu hình phạt thì việc học hành bị gián đoạn, tương lai gặp nhiều khó khăn, trở ngại hơn… Khi xét xử, được nói lời sau cùng, các bị cáo mới thực sự thấy hối tiếc cho việc làm của mình nên nhận lỗi trước bị hại, cha, mẹ và xin giảm nhẹ hình phạt.
Nhóm người phạm tội ở độ tuổi từ 18 đến 30 là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh trong năm năm trở lại đây. Ở độ tuổi này, sự phát triển về thể chất của con người gần như hoàn thiện; về tâm lý phát triển theo hướng vững vàng, bản lĩnh hơn, nhận thức về các chuẩn mực xã hội, đạo đức đầy đủ hơn. Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi nhạy cảm, có sự chuyển biến cả về thể chất, lẫn tâm lý trong mỗi người, từ giai đoạn chưa “trưởng thành” sang giai đoạn “trưởng thành”. Sự phát triển nhân cách của mỗi người ở độ tuổi này sẽ tách biệt thành hai hướng, đó là tích cực hoặc tiêu cực, đều là kết quả của việc giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội đối với mỗi người và chính việc học hỏi, rèn luyện của bản thân người đó. Những người khơng vững vàng, không tiếp nhận các chuẩn mực chung của xã hội, khơng lao động nhưng thích hưởng thụ cùng với sự phát triển mạnh về thể chất ở độ tuổi này rất dễ đi vào con đường phạm tội cướp tài sản để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Mặt khác, ở độ tuổi này nhiều người còn chưa tạo được việc làm, chưa có thu nhập ổn định nhưng nhu cầu phát triển đa dạng hơn so với độ tuổi chưa
thành niên; vì vậy, khi khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất, người