6. Cơ cấu của Luận văn
3.1. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội cƣớp tài sản trên địa bàn tỉnh
3.1.2. Quan hệ phối hợp lực lượng
Tội phạm là hiện tượng tiêu cực, mang tính chống đối xã hội sâu sắc, một khi tội phạm xảy ra, nó khơng chỉ gây thiệt hại cho một người hay nhóm người, cơ quan tổ chức cụ thể mà nó cịn gây tổn hại cho tồn xã hội, xâm phạm khách thể mà nhà nước bảo vệ; tội phạm nói chung làm gia tăng chi phí xã hội và làm giảm chất lượng cuộc sống của mọi người. Vì vậy, tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều phải ý thức được vấn đề trên và nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động phịng ngừa tội phạm; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm phải thường xuyên phối hợp, công khai trao đổi thông tin kịp thời mới đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cơ sở pháp lý của hoạt động phối hợp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh là Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 03/3/2011 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị 06/CT-CTUB ngày 13/4/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường cơng tác phịng, chống tội
phạm trong tình hình mới và chỉ thị về đảm bảo an ninh trật tự hàng năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở đó, các cơ quan, ban, ngành, đồn thể của tỉnh, huyện và cấp cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ theo chiều ngang với nội dung phối hợp cụ thể; giữa các cấp có sự thơng tin, báo cáo, hướng dẫn kịp thời. Trong đó, có các quan hệ phối hợp lực lượng cơ bản như: quan hệ phối hợp giữa các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm; quan hệ giữa Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và các cơ quan bảo vệ pháp luật; quan hệ giữa cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm với Mặt trận và các thành viên của mặt trận, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật,…
Trong quan hệ phối hợp, các thành viên ban chỉ đạo phịng chống tội phạm có sự liên kết với nhau trong việc triển khai thực hiện nghị quyết của Cấp ủy và Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân về phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Các cơ quan, đơn vị chủ động kiểm tra, phát hiện những kẻ hở của ngành, lĩnh vực mình quản lý có thể làm phát sinh tội phạm để kịp thời khắc phục. Đối với Mặt trận và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý giáo dục có sự chủ động phối hợp với cơ quan Công an trong việc tuyên truyền pháp luật, tổ chức phát động thực hiện các phong trào: “toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, “xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, “Phụ nữ giáo dục, quản lý con khơng phạm tội”,… Nhìn chung, các đồn thể đều có nghị quyết liên tịch với Cơ quan Công an trong cơng tác phịng ngừa tội phạm, như: Đồn thanh niên có kế hoạch cảm hóa, giáo dục thanh niên chậm tiến tại cơ sở, Hội phụ nữ có nghị quyết liên tịch với Cơng an trong việc thực hiện các phong trào xây dựng gia đình an tồn, khơng có con cái phạm tội…
Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, Thanh tra, Tư pháp, Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát, Thi hành án tỉnh đều có quy chế phối hợp trong hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm. Các cơ quan này có sự trao đổi thơng tin, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý tin báo, tố giác tội phạm kịp thời. Giữa cơ quan Cơng an, Tịa án và Viện kiểm sát cịn chủ động phối hợp trong việc lực chọn án điểm để điều tra, truy tố, xét xử nhanh, đưa ra xét xử lưu động phục vụ tuyên truyền pháp luật và phịng ngừa tội phạm. Ngồi ra, giữa cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh cịn có quy chế phối hợp trong công tác kiểm sát, giám sát việc tạm giữ, tạm giam, giáo dục và quản lý người chấp hành án phạt tù. Qua đó, chế độ chính sách, các quyền không bị pháp luật tước đoạt của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, người chấp hành án phạt tù luôn được đảm bảo. Việc cảm hóa, giáo dục người phạm tội đạt hiệu quả tốt hơn, giúp họ dễ dàng hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành án.