6. Cơ cấu của Luận văn
3.1. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội cƣớp tài sản trên địa bàn tỉnh
3.1.1. Phân công trách nhiệm
Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của tồn xã hội, Điều 4 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm như sau:
1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cơng dân đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
3. Mọi cơng dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
- Hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Đảng, Chính quyền địa phương và các đoàn thể:
+ Các cơ quan Đảng với tư cách là cơ quan lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tội phạm: Đảng cộng sản Việt Nam là cơ quan lãnh đạo toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động phịng ngừa tội phạm nói chung và tội cướp tài sản. Phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng là hoạch định phương hướng, đường lối chung làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước, các đoàn thể tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm. Để thống nhất lãnh đạo cơng tác phịng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 03/3/2011 về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong cơng tác này. Trong đấu tranh phịng, chống tội phạm, lấy phịng ngừa là chính, phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh các loại tội phạm; ổn định trật tự xã hội là nền tảng để xây dựng và phát triển kinh tế; chú trọng giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
+ Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp: Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân các cấp có vai trị quan trọng, đây là các cơ quan chủ yếu tham gia vào chương trình phịng chống tội phạm quốc gia và điều hành cơ quan chun mơn phịng chống tội phạm ở địa phương mình. Ủy ban nhân dân các cấp có vai trị điều hành kinh tế xã hội của địa phương, và cịn có vai trị khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong quản lý kinh tế, xã hội là một trong những nguyên nhân gây ra tội phạm.
Để thực hiện tốt Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 03/3/2011 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, cũng như khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm thực hiện tốt cơng tác phịng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; ngày 13/4/2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Chỉ thị 06/CT-CTUB về tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Bên cạnh đó, hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đều ban hành chỉ thị về công tác đảm bảo an ninh trật tự nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ban chỉ đạo 138/CP Vĩnh Long là cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân tỉnh trong cơng tác phịng chống tội phạm và tổ chức lực lượng phòng chống tội phạm; đến nay, có 107/107 xã, phường, thị trấn của tỉnh có thành lập ban chỉ đạo phòng chống tội phạm.
+ Hoạt động phịng ngừa tội phạm của các Đồn thể xã hội và mọi cá nhân cơng dân: Các đồn thể có vai trị quan trọng trong cơng tác phịng ngừa
tội phạm thông qua việc quản lý các thành viên của tổ chức mình. Bằng các hoạt động đặc thù, các đồn thể góp phần quan trọng trong việc loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Chẳng hạn như thông qua phong trào vận động phụ nữ xây dựng gia đình no ấm bền vững, hạnh phúc; gia đình khơng có tội phạm,… của Hội phụ nữ. Trên địa bàn tỉnh, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các thành viên của mặt trận như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,…đều có nghị quyết liên tịch với cơ quan Cơng an về hoạt động phịng ngừa tội phạm, như Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT giữa Công an và Hội liên hiệp phụ nữ
Tỉnh về phối hợp quản lý, giáo dục con em trong gia đình khơng phạm tội và tệ nạn xã hội giai đoạn 2008-2012... Từ đó, nhiều hoạt động, mơ hình phịng ngừa tội phạm hiệu quả được hình thành và đi vào hoạt động.
Đối với quần chúng nhân dân, lực lượng đông đảo tham gia vào hoạt động phịng ngừa tội phạm, chủ yếu thơng qua các phong trào, các hoạt động do chính quyền và các đồn thể phát động như: phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào tồn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,... Qua đó, quần chúng đã cung cấp nhiều thơng tin có ích cho cơ quan Công an, tham gia vây bắt tội phạm, bảo vệ bình n xóm làng, khu phố. Tuy nhiên, hiện nay sự tham gia của quần chúng nhân dân vào hoạt động phòng, chống tội phạm cũng còn hạn chế do ý thức về hoạt động này chưa cao, do lo sợ cho an tồn của cá nhân nên khơng dám đối đầu với tội phạm.
- Hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật:
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự: “Trong quá trình
tiến hành tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tịa án có nhiệm vụ tìm ra những ngun nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa”. Nhiệm vụ
quan trọng của các cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án là phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với hành vi phạm tội, ngồi ra cịn phải tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội để yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Trong năm năm qua, các cơ quan tố tụng của tỉnh Vĩnh Long đã điều tra, truy tố và đưa ra xét xử 2.057 vụ án hình sự với 4.089 bị cáo; Cơ quan điều tra hai cấp đã điều tra, khám phá nhiều vụ cướp tài sản phức tạp; ba ngành Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát hai cấp trong tỉnh cũng đã phối hợp chọn án điểm đối với các vụ cướp tài sản để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhanh, xử lưu động nhằm tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội để khắc phục là nội dung cơ bản của phòng ngừa tội phạm, bên cạnh đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cũng có ý nghĩa phịng ngừa cá biệt và phịng ngừa chung. Vì vậy, có thể nói hoạt động phịng ngừa tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật có phạm vi nội dung rất rộng.
+ Cơ quan Công an: Công an là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Trong thời gian qua, Lực lượng công an đã nổ lực điều tra, khám phá án nhằm phát hiện kịp thời các loại tội phạm, trong đó tỷ lệ phá án đối với tội cướp tài sản cũng như các loại tội phạm khác hàng năm luôn đạt mức cao. Công tác điều tra cơ bản, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, trinh sát, tuần tra luôn được Công an các cấp thực hiện thường xuyên; hàng năm, vào các dịp lễ, tết, hoặc dịp xảy ra các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, lực lượng Cơng an đều có mở đợt cao điểm truy quét tội phạm nhằm duy trì
an ninh, trật tự. Qua công tác điều tra tội phạm, Công an các cấp đã tìm ra được nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phương thức, thủ đoạn của tội phạm để kiến nghị cơ quan hữu quan phòng ngừa, hoặc tổ chức hoạt động phòng ngừa phù hợp và cảnh báo cho người dân thông qua các phương tiện thơng tin. Ngồi ra, cơ quan Cơng an cịn tổ chức các hoạt động phòng ngừa thiết thực, hướng dẫn người dân nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng chống tội phạm để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và bảo vệ trật tự an tồn xã hội.
Công an tỉnh và huyện phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc gắn với phong trào tồn dân tích cực xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, với nhiều nội dung, mơ hình như: “Tiếng kẻng an ninh”, “gia đình văn hóa”, “gia đình khơng có tội phạm”, “đội xe ơm phịng chống tội phạm”, “nhà trọ an tồn”,… Cơng an các cấp cịn phối hợp với các đoàn thể, ngành giáo dục để tổ chức các biện pháp phòng ngừa thiết thực từ nhà trường, gia đình và khu dân cư, thông qua tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động cá biệt, cảm hóa người lầm lỗi,… góp phần kéo giảm tình hình tội phạm nói chung và tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh.
+ Viện Kiểm sát: Trong thời gian qua, Viện kiểm sát hai cấp của tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, nhất là hoạt động tư pháp hình sự. Chú trọng cơng tác kiểm sát điều tra, gắn hoạt động công tố với hoạt động điều tra, tích cực tranh luận để làm rõ nội dung vụ án; thực hiện tốt công tác chọn án điểm để điều tra, truy tố, xét xử nhanh phục vụ cơng tác tun truyền pháp luật và phịng ngừa tội phạm đối với các vụ án có tính thời sự, trong đó có các vụ án cướp tài sản. Qua thực hiện nhiệm vụ công tố và kiểm sát tư pháp, hoạt động của Viện kiểm sát góp phần đảm bảo pháp luật được thực hiện thống nhất, mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý nghiêm minh. Trong thực hiện nhiệm vụ, nhiều hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát có hiệu quả cao trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao cảnh giác của người dân cũng như cảnh tỉnh các đối tượng không vững vàng trong xã hội như: hoạt động xét hỏi, luận tội, tranh luận tại phiên tòa (đặc biệt là tại các phiên tòa lưu động), hoạt động kháng nghị theo các thủ tục.
Bên cạnh đó, Viện kiểm sát hai cấp còn làm tốt công tác phát hiện nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trong các lĩnh vực của đời sống xã hội để kiến nghị cơ quan hữu quan khắc phục. Trong đó, đã kiến nghị ngành bưu điện trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; kiến nghị ngành giáo dục và các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn trong việc quản lý học sinh, sinh viên phạm tội trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích cũng như quản lý, đảm bảo an ninh trong các khu ký túc xá học sinh, sinh viên.
+ Tòa án nhân dân: Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh đã đưa ra xét xử kịp thời các vụ án trong đó có án hình sự về tội cướp tài sản. Mọi hành vi phạm tội đều được xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được áp dụng chính xác; hình phạt áp dụng tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; trách nhiệm dân sự đúng với thiệt hại về vật chất và tinh thần mà tội phạm gây ra cho bị hại, người liên quan. Qua cơng tác xét xử đã thể hiện được tính phịng ngừa riêng đối với người phạm tội, cũng như phòng ngừa chung. Bên cạnh đó, Tịa án hai cấp cịn tổ chức nhiều phiên tòa xét xử lưu động để tuyên truyền pháp luật, phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Thơng qua các phiên tịa xét xử cơng khai, nhất là các phiên tịa lưu động, đã tác động tích cực đến ý thức pháp luật, tinh thần cảnh giác của người dân. Kết quả xét xử cịn là hồi chng cảnh tỉnh những đối tượng lầm lỗi, không vững vàng trong xã hội từ bỏ hành vi phạm tội.
Nhìn chung, hoạt động phịng ngừa tội phạm nói chung và tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua được tổ chức chặt chẽ, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Trong đó, có nhiều hoạt động phịng ngừa tích cực, hiệu quả, hướng tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Tuy nhiên, cơng tác phịng ngừa tội phạm nhiều lúc, nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, nhiều hoạt động mang tính hình thức, không đi vào chiều sâu; hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật thiên về nhiệm vụ chống tội phạm hơn là phòng ngừa tội phạm trước khi nó xảy ra; nhiều cơ quan, đơn vị chưa có sự quan tâm thường xuyên đến hoạt động phòng ngừa tội phạm, kể cả trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình; hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ.