Tác động của thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (Trang 28 - 30)

1.1. Khái quát về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động

1.1.2. Tác động của thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động

1.1.2.1. Tác động tích cực

Khi thoả thuận khơng cạnh tranh được xây dựng và sử dụng phù hợp sẽ có tác động tích cực đến NSDLĐ, NLĐ và cả nền kinh tế của đất nước, cụ thể:

Về phía NSDLĐ, thoả thuận khơng cạnh tranh là một cơng cụ hiệu quả để họ bảo vệ lợi thế kinh doanh của mình, yên tâm đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản xuất và các hoạt động đổi mới trong q trình kinh doanh. Nói cách khác, nhờ vào khả năng hạn chế đối thủ kinh doanh nắm bắt và chiếm đoạt lợi thế kinh doanh của loại thoả thuận này mà NSDLĐ có thể thúc đẩy việc nâng cấp, cải tiến doanh nghiệp. Lợi thế kinh doanh được đề cập ở đây có thể là bí mật thương mại, kết nối

khách hàng hoặc lực lượng lao động được đào tạo ổn định31

.

Về phía NLĐ, chính vì niềm tin của NSDLĐ được tạo ra từ thoả thuận không cạnh tranh mà NLĐ có cơ hội được đầu tư, đào tạo kỹ năng chuyên sâu; cơ hội thương lượng lợi ích kèm theo ngay từ khi tham gia quan hệ lao động. Rõ ràng hơn, một thoả thuận không cạnh tranh hợp lý phải mang lại lợi ích cho NLĐ để bù đắp cho những ràng buộc mà chúng tạo ra. Theo đó, nếu NLĐ có hiểu biết về loại thoả thuận trên thì trong hoặc sau khi kết thúc quan hệ lao động, họ có thể thương lượng được một mức lương cao hơn hay nhận thêm một bù đắp cho những ràng buộc mà

29 Đỗ Văn Đại, Lê Ngọc Anh (2019), “Thoả thuận không cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động - kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, (09/130), tr. 70.

30

Baker McKenzie, “What To Consider Before Using A Global Noncompete: Part Two”,

[https://www.bakermckenzie.com/en/insight/publications/2020/02/what-to-consider-global-noncompete-part- two], (truy cập ngày 10/6/2020).

31 Tay Yong Seng, Ang Ann Liang and Alyssa P'ng (2019), “Restraint of Trade Covenants in Employment Law: When are They Enforceable?”, SAL Prac, (21), tr. 3.

mình phải gánh chịu. Khảo sát tại Hoa Kỳ cho thấy NLĐ có thể thương lượng được mức lương cao hơn, nhận được chi phí đào tạo nhiều hơn và họ hài lịng với cơng việc của mình hơn nếu giao kết một thoả thuận không cạnh tranh trước khi chấp

nhận làm việc cho NSDLĐ32

.

Dưới góc độ xã hội, một thoả thuận khơng cạnh tranh được xây dựng hợp lý, cân bằng lợi ích giữa NSDLĐ và NLĐ có tác động duy trì sự ổn định và nâng cao năng lực của lực lượng lao động, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường từ việc khai thác NLĐ của đối thủ cạnh tranh để chiếm đoạt bí mật thương

mại của NSDLĐ33. Do đó, NSDLĐ ngày càng chú trọng vào đầu tư, kinh doanh, tạo

động lực phát triển kinh tế của quốc gia, đặc biệt là những ngành nghề sáng tạo, mang hàm lượng tri thức cao.

1.1.2.2. Tác động tiêu cực

Từ những lợi ích mà thoả thuận khơng cạnh tranh mang lại, NSDLĐ ngày càng áp dụng chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nếu NSDLĐ lạm dụng điều khoản trên sẽ có thể tạo tác động tiêu cực đến NLĐ và cả nền kinh tế, cụ thể:

Về phía NLĐ, tác động tiêu cực của việc sử dụng không hợp lý thoả thuận không cạnh tranh là kiềm hãm sự di chuyển lao động, gây khó khăn cho NLĐ trong việc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, nếu pháp luật khơng quy định điều kiện thực thi thoả thuận không cạnh tranh một cách chặt chẽ, việc áp dụng thoả thuận này quá dễ dàng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám. Theo đó, các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy trong nhiều trường hợp, một NLĐ có nghĩa vụ khơng cạnh tranh phải chuyển hướng sang một ngành khác hoặc phải rời tiểu bang của mình để tìm

kiếm một cơng việc khác34. Đồng thời, việc ngăn cản NLĐ áp dụng các kỹ năng của

họ trong các lĩnh vực mà họ có kinh nghiệm nhất thì có thể cản trở sự tăng trưởng tiền lương và thăng tiến trong công việc của NLĐ.

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, mặc dù không cần thiết nhưng NSDLĐ vẫn

32 Harrison Frye (2020), “The Ethics of Noncompete Clauses”, Business Ethics Quarterly, 30(2), tr. 239. 33

Vũ Đình Khơi (2011), Xây dựng khung pháp lý cho thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 10.

34

Matt Marx, “Reforming noncompetessupport_workers”,

[https://www.brookings.edu/wpcontent/uploads/2018/02/es_2272018_reforming_noncompetes_support_wor kers_marx_policy_proposal.pdf], (truy cập ngày 10/6/2020).

áp dụng thoả thuận không cạnh tranh gây thiệt hại đáng kể đối với NLĐ, đặc biệt là lực lượng lao động chân tay (chẳng hạn công nhân), những người này thường khơng có hoặc có rất ít quyền thương lượng so với NSDLĐ và công việc luôn luôn quan trọng với họ. Đồng thời, những NLĐ này thường khơng có đủ điều kiện để tiếp cận tư vấn pháp lý và do đó dễ dàng ký kết thoả thuận một thoả thuận không cạnh tranh. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, đối với công nhân, đa phần việc ký kết thoả thuận không cạnh tranh khơng phải là kết quả của q trình đàm phán, thương lượng mà công nhân chỉ đọc và ký kết; thậm chí, họ khơng nhận được khoản bù đắp

nào từ việc ký kết này35. Do đó, trong giai đoạn gần đây (từ năm 2016-2020), phần

lớn tiểu bang tại Hoa Kỳ đồng loạt thay đổi những quy định thành văn điều chỉnh thoả thuận không cạnh tranh theo hướng bảo vệ NLĐ chống lại những ảnh hưởng tiêu cực nói trên.

Đối với nền kinh tế, thoả thuận khơng cạnh tranh có thể hạn chế sự gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh hoặc khiến họ giảm khả năng thuê mướn lao động. Bằng việc giảm tính di động của nhân viên, điều khoản này có thể đe doạ sự phát triển và đổi mới toàn diện nền kinh tế. Đồng thời, giảm dần sự kết hợp và giao thoa giữa các doanh nghiệp trên thị trường thông qua sự dịch chuyển của NLĐ.

Như vậy, việc áp dụng thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động có thể mang lại những tác động tích cực đối NSDLĐ nhưng cũng có thể gây nên những hậu quả tiêu cực đối với NLĐ. Tuy vậy, trong bối cảnh mà sự cạnh tranh quyết định vị thế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì việc cơng nhận và thực thi thoả thuận này là một điều tất yếu và cần thiết hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)