Quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí

Một phần của tài liệu Pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (Trang 60 - 63)

2.1. Những quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến việc điều chỉnh

2.1.1. Quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí

tuệ

*Quy định của Hiến pháp

Điều 119 Hiến pháp 2013 ghi nhận Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Vì vậy, việc thực thi thoả thuận không cạnh tranh phải đảm bảo phù hợp với những quy định tại văn bản này. Một số nguyên tắc liên quan đến việc thực thi thoả thuận không cạnh tranh được Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Quyền tự do việc làm của NLĐ là một trong những quyền công dân được ghi nhận tại Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định: “Cơng dân có quyền làm việc, lựa chọn

nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”.

Mặt khác, Điều 57 Hiến pháp 2013 thừa nhận nguyên tắc: “Nhà nước bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định”.

Thêm vào đó, nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền cơng dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được thể hiện tại Điều 15 Hiến pháp 2013.

Như vậy, Hiến pháp không những thừa nhận quyền của NLĐ mà còn bảo vệ lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; việc thực thi quyền, lợi ích của chủ thể này không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể còn lại và khơng được xâm phạm lợi ích của quốc gia. Nói cách khác, NLĐ có quyền tự do việc làm nhưng việc thực hiện quyền tự do này không được xâm phạm lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Đồng thời, việc thực hiện quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của NSDLĐ không được xâm phạm quyền của NLĐ. Hiện nay, khơng có quy định nào của Hiến pháp cấm thoả thuận không cạnh tranh. Tuy nhiên, việc thực thi một thoả thuận không cạnh tranh tại Việt Nam phải đảm bảo cân bằng quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ.

*Quy định của Bộ luật Dân sự

trong Bộ luật Dân sự (Điều 7 BLDS 1995, Điều 4 BLDS 2005, Điều 3 BLDS 2015). Cụ thể, một thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, được các bên thoả thuận hồn tồn tự nguyện, khơng tồn tại sự áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản của bất kỳ bên nào có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Mặt khác, Điều 3 BLDS 2015 cũng thể hiện một nguyên tắc mà Hiến pháp thừa nhận: “Việc xác lập, thực hiện, chấm

dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khơng được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Từ đó, để đánh giá tính

hiệu lực của một giao kết theo pháp luật dân sự, các chủ thể phải chứng minh thoả thuận được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, khơng được xâm phạm đến

lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Thoả thuận không cạnh tranh cũng là một giao kết được hình thành trên cơ sở tự do hợp đồng. Tuy nhiên, giao kết này có được hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng như một quan hệ dân sự thuần t hay khơng thì cần phải xem xét. Nhìn lại đặc điểm và bản chất của thoả thuận không cạnh tranh, đây là một giao kết được phát sinh nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của NSDLĐ mà NLĐ được tiếp cận thông qua việc thực hiện hợp đồng lao động, chúng thường được giao kết trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong khi đó, mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ lại không phải là mối quan hệ không thật sự bình đẳng (NLĐ là chủ thể yếu thế hơn); vì vậy, quan hệ lao động được điều chỉnh bởi một chế định riêng mà trung tâm là Bộ luật Lao động. Hiện nay, thoả thuận khơng cạnh tranh thường có xu hướng bảo vệ NSDLĐ quá mức và nhiều trường hợp cịn xâm phạm đến lợi ích của NLĐ (được phân tích cụ thể tại Mục 2.2). Vì vậy, nếu xem đây như một giao dịch dân sự thuần tuý mà không cân nhắc đến vị thế của các bên trong thoả thuận sẽ dẫn đến những đánh giá không thoả đáng (đặc biệt là đối với NLĐ).

*Quy định của Luật Cạnh tranh

Luật Cạnh tranh từ lâu đã được xây dựng nhằm bảo vệ một mơi trường kinh doanh bình đẳng, tự do, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, mặc dù thoả thuận không cạnh tranh cũng là một trong những nhân tố tác động đến thị trường kinh doanh nhưng pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã loại trừ việc điều chỉnh thoả thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động. Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2004 là doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam.

Đến Luật Cạnh tranh 2018, khoản 2 Điều 14 đã thể hiện rõ: “Thoả thuận lao động,

thoả thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó”. Như vậy, theo quy định của

Luật Cạnh tranh hiện hành, có thể hiểu thoả thuận khơng cạnh tranh trong lĩnh vực lao động là một thoả thuận đặc thù, phải được thực hiện theo quy định của pháp luật đặc thù (pháp luật lao động).

*Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Như đã phân tích, thoả thuận khơng cạnh tranh thường được sử dụng để bảo vệ lợi ích kinh doanh hợp pháp của NSDLĐ và bí mật kinh doanh là một trong những lợi ích đó. Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật SHTT hiện hành, bí mật kinh doanh được hiểu là những thơng tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đồng thời, điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh cũng được quy định tại Điều 84 Luật này, theo đó, bí mật kinh doanh muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện bao gồm: (i) Không phải là hiểu biết thơng thường và khơng dễ dàng có được, (ii) khi được sử

dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người khơng nắm giữ hoặc khơng sử dụng bí mật kinh doanh đó, (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó khơng bị bộc lộ và khơng dễ dàng tiếp cận được. Ngoài ra, hành vi “vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lịng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh” là

hành vi xâm phạm quyền đối bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 127 Luật SHTT. Như vậy, dưới góc nhìn từ Luật SHTT, thoả thuận khơng cạnh tranh có thể được xem xét là một trong những biện pháp mà NSDLĐ sử dụng để bảo vệ bí mật kinh doanh.

Tuy nhiên, để chứng minh được như thế nào là bí mật kinh doanh theo quy định của Luật SHTT hiện hành là khơng dễ dàng vì những điều kiện này chưa được hướng dẫn cụ thể và phụ thuộc vào quan điểm xét xử của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, nhiều thơng tin mật có giá trị đối với hoạt động kinh doanh của NSDLĐ nhưng lại khơng đủ điều kiện để trở thành bí mật kinh doanh thì khơng thể được bảo hộ theo quy định của Luật SHTT. Hơn nữa, như đã phân tích, các cam kết khơng cạnh tranh thuộc hợp đồng bảo mật xuất hiện trong quan hệ lao động không thể được xem xét như một thoả thuận bảo mật (thoả thuận dân sự) hoàn toàn độc lập

với hợp đồng lao động. Vì vậy, để đánh giá hiệu lực của một thoả thuận không cạnh tranh một cách toàn diện, thấu đáo, theo tác giả, cần phải kết hợp quy định của pháp luật lao động và những văn bản pháp lý có liên quan.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)