Khái quát pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao

Một phần của tài liệu Pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (Trang 42 - 45)

việc cho phép một chuyên gia thiết lập hiệu quả độc quyền trong lĩnh vực cụ thể trong khu vực địa lý bị hạn chế, bao gồm ảnh hưởng đến phí và sự sẵn có của bác sĩ trong trường hợp khẩn cấp; và (iii) sự quan tâm của cộng đồng về việc có thể chọn một bác sĩ thẩm mỹ. Từ đó, Tồ án đã lập luận rằng có sự thiếu hụt bác sĩ thẩm mỹ trong khu vực áp dụng thoả thuận không cạnh tranh và thoả thuận này được xem là

gây tác hại tiềm tàng với công chúng và khơng được thực thi67

.

Tóm lại, nếu thoả thuận không cạnh tranh không đáp ứng được một trong các điều kiện trên thì có thể bị Tồ án tun vơ hiệu. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia theo truyền thống thông luật (như Anh, Hoa Kỳ, Singapore…), khi một thoả thuận không cạnh tranh được cho là q rộng, Tồ án có thể điều chỉnh một cách hợp lý - cho phép một phần của giao ước bị thay đổi hoặc xố bỏ trong khi phần cịn lại vẫn có hiệu lực (blue pencil). Đây là một giải pháp hạn chế sự vô hiệu của thoả thuận không cạnh tranh, nhất là khi NLĐ đã tuân thủ trên thực tế, tuy nhiên công cụ blue pencil thường được các Toà án cân nhắc sử dụng kĩ càng bởi nó có thể khiến cho NSDLĐ yên tâm soạn thảo một điều khoản không hợp lý với suy nghĩ Tồ án sẽ điều chỉnh lại mà khơng vơ hiệu hoá chúng.

1.2. Khái quát pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động động

1.2.1. Khái niệm pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động Hiện nay, không tồn tại một khái niệm thống nhất về pháp luật trong khoa học Hiện nay, không tồn tại một khái niệm thống nhất về pháp luật trong khoa học pháp lý nhưng theo quan điểm phổ biến thì “pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự

Evan Starr, “The Use, Abuse, and Enforceability of Non-Compete and No-Poach Agreements: A Brief Review of the Theory, Evidence, and Recent Reform Efforts”, [https://eig.org/wp- content/uploads/2019/02/Non-Competes-Brief.pdf], (truy cập ngày 20/6/2020).

67

Katherine Cassidy, “Enforcing Covenants Not to Compete Against Doctors: Public Policy Considerations”, [https://lindleylawoffice.com/blog/2019/04/04/enforcing-covenants-not-to-compete-against-doctors-public- policy-considerations/], (truy cập ngày 20/6/2020).

chung do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”68 . Theo đó, pháp luật là cơng cụ để nhà nước điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội.

Từ khái niệm chung về pháp luật, có thể hiểu pháp luật về thoả thuận không

cạnh tranh trong lĩnh vực lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động.

Như đã trình bày tại Mục 1.1, từ lâu, thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động đã được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận giá trị pháp lý thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật. Chính vì bản chất và chủ thể đặc biệt của thoả thuận không cạnh tranh mà pháp luật điều chỉnh loại thoả thuận này cũng mang những đặc điểm, nội dung khác biệt so với pháp luật về hợp đồng giữa các chủ thể trong đời sống dân sự.

1.2.2. Đặc điểm pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động Bên cạnh những thuộc tính cơ bản của pháp luật, những đặc điểm chung của Bên cạnh những thuộc tính cơ bản của pháp luật, những đặc điểm chung của quy phạm pháp luật như tính quy phạm phổ biến, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra và được nhà nước đảm bảo thực hiện… thì pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động mang những đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động

bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh tính hợp lý của loại thoả thuận trên đối với NSDLĐ, NLĐ và xã hội. Nói cách khác, việc ghi nhận thoả thuận không cạnh tranh bằng các quy định của pháp luật tạo ra cơ chế bình đẳng lợi ích giữa các chủ thể giao kết, vừa phát huy tác động tích cực trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của NSDLĐ (Mục 1.2.2.1), vừa hạn chế sự ràng buộc quá khắt khe hay những tác động tiêu cực mang lại cho NLĐ (Mục 1.2.2.2), đồng thời đảm bảo lợi ích cộng đồng khơng bị xâm phạm. Nhìn chung, trên thế giới, nhiều quốc gia tồn tại xu hướng ưu tiên bảo vệ quyền tự do việc làm của NLĐ. Theo đó, luật pháp của những nước này sẽ hạn chế hoặc thậm chí hy sinh hoạt động kinh doanh của NSDLĐ. Tuy nhiên, xu hướng lập pháp và tư pháp được ưa chuộng của nhiều nước

68 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Giáo trình pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ nhất), Mai Hồng Quỳ

như Anh hay Hoa Kỳ trong giai đoạn đổi mới là cơng nhận tính hợp lý của giao ước khơng cạnh tranh cùng với sự thận trọng khi thực thi thoả thuận này.69

Thứ hai, pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động liên

quan mật thiết đến pháp luật sở hữu trí tuệ của quốc gia. Chính vì thoả thuận khơng cạnh tranh khơng chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do lựa chọn công việc của NLĐ mà còn liên quan đến việc bảo vệ lợi thế kinh doanh, tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nên pháp luật điều chỉnh loại thoả thuận này phải liên hệ mật thiết đến những quy định về bảo vệ tài sản trí tuệ của chủ sở hữu như quy định bí mật kinh doanh. Hiện nay, việc bảo vệ bí mật kinh doanh của NSDLĐ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quyền tự do hợp đồng, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách phù hợp nhất.

Thứ ba, pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động đảm

bảo sự kết hợp hài hoà giữa pháp luật dân sự và pháp luật lao động. Cụ thể hơn, những quy phạm điều chỉnh thoả thuận không cạnh tranh vừa phải đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể nhưng không được xâm phạm đến quyền tự do việc làm của NLĐ. Việc thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh vừa phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về công bằng của luật tự nhiên, phản ánh nguyên tắc của pháp luật dân sự nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng nhưng vẫn phải đảm bảo được quyền tự do lựa chọn công việc của NLĐ theo quy định của pháp luật lao động. Theo đó, khi NLĐ tự nguyện ký vào thoả thuận bao gồm những giới hạn phù hợp và nhận được khoản bồi thường kinh tế tương xứng, thoả thuận hoặc các điều khoản không cạnh tranh phải được thực hiện

nghiêm túc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ70

.

1.2.3. Nội dung pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động Những vấn đề cơ bản mà pháp luật các quốc gia điều chỉnh để một thoả thuận Những vấn đề cơ bản mà pháp luật các quốc gia điều chỉnh để một thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động có hiệu lực như đưa ra các quy định rõ ràng về phạm vi thời gian, khu vực địa lý, tiêu chuẩn bồi thường kinh tế… được tác giả trình bày tại Mục 1.1.3.2.

69

Yang Xianbin, Hou Liwei (2015), “Discussing on Non-competition after demission system in China under the view of Labour Law”, Jiangsu Social Sciences, (4), tr. 170-171.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh vực lao động (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)