2.3. Hƣớng hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về thoả thuận không cạnh
2.3.5. Các trường hợp loại trừ hiệu lực của thoả thuận không cạnh tranh trong lĩnh
vực lao động
Tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới (đặc biệt là Hoa Kỳ), tác giả nhận thấy tồn tại một số trường hợp đặc biệt làm cho thoả thuận không cạnh tranh không được thực thi mà pháp luật lao động Việt Nam nên ghi nhận:
- Thoả thuận không cạnh tranh không được áp dụng đối với NLĐ dưới 18 tuổi. Hiện nay, NLĐ chưa thành niên là một đối tượng đặc biệt mà BLLĐ 2012 và BLLĐ 2019 dành những chế định riêng để bảo vệ. Theo đó, đây là nhóm đối tượng chưa phát triển tồn diện về thể lực, trí lực, nhân cách và NSDLĐ có trách nhiệm quan tâm chăm sóc NLĐ chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động. Đồng thời, việc giao kết hợp đồng lao động với những chủ thể này phải được đại diện theo pháp luật của họ đồng ý hoặc người đại diện theo pháp luật của NLĐ ký kết và phải được sự đồng ý của NLĐ. Tác giả nhận thấy, thoả thuận không cạnh tranh là một thoả thuận có bản chất phức tạp, có thể ảnh hưởng nặng nề đến quyền tự do của NLĐ, nhất là những NLĐ chưa có nhận thức đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của thoả thuận ngay tại thời điểm ký kết. Vì vậy, việc giao kết thoả thuận không cạnh tranh không nên được đặt ra với NLĐ chưa thành niên, chưa thể tự nhận thức đầy đủ và tự quyết định việc ràng buộc bản thân trong tương lai. Hơn nữa, đây là nhóm NLĐ trẻ tuổi và vừa tiếp cận thị trường lao động, việc giới hạn việc làm có thể gây áp lực cho cuộc sống của họ cũng như hạn chế khả năng tiếp cận, nâng cao tri thức, kinh nghiệm làm việc trong tương lai. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm của một số tiểu bang Hoa Kỳ (một quốc gia đã có những nghiên cứu đánh giá tác động của thoả thuận không cạnh tranh với số liệu cụ thể), pháp luật lao động Việt Nam không nên quy định áp dụng thoả thuận không cạnh tranh cho đối tượng NLĐ chưa thành niên.
- Thoả thuận không cạnh tranh không được áp dụng với NLĐ lương thấp. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia như Trung Quốc (chỉ áp dụng thoả
thuận với một số NLĐ), Hoa Kỳ (đa phần các tiểu bang vừa có những thay đổi của pháp luật về việc dỡ bỏ sự ràng buộc của thoả thuận không cạnh tranh đối với nhân viên lương thấp)… Tác giả đề xuất cơ quan có thẩm quyền quản lý lao động tại Việt Nam nên thực hiện khảo sát để đánh giá tác động của thoả thuận không cạnh tranh đối với NLĐ theo từng nhóm ngành nghề, theo mức lương để có thể xác định được nhóm chủ thể lương thấp có thể bị ảnh hưởng bởi thoả thuận khơng cạnh tranh hay khơng và nhóm chủ thể nào thường xuyên bị ràng buộc bởi loại thoả thuận này. Chẳng hạn, theo Báo cáo thị trường lao động tháng 12 năm 2019 – Dự báo nhu cầu nhân lực tháng 01, tháng 02 năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM, nhóm NLĐ có mức lương dưới 05 triệu tập trung chủ yếu vào nhân viên siêu thị bán thời gian, nhân việc phục vụ bàn, bán hàng, tiếp thị sản phẩm… và đây cũng là những vị trí
khơng u cầu nhiều kinh nghiệm, tập trung NLĐ chưa qua đào tạo108. Theo đó, cần
khảo sát những vị trí lao động kể trên có bị ràng buộc bởi thoả thuận không cạnh tranh hay khơng để đưa ra chính sách điều chỉnh phù hợp.
- Thoả thuận không cạnh tranh không thực thi (hoặc không được tiếp tục thực thi) trong trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt do lỗi của NSDLĐ, cụ thể là trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012 (khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019).
Hiện nay, mặc dù có một số quốc gia theo quan điểm hiệu lực của hợp đồng lao động và thoả thuận không cạnh tranh tương đối độc lập và việc chấm dứt hợp đồng lao động vì ngun do gì cũng khơng ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận không cạnh tranh (như Trung Quốc). Tuy nhiên, đa phần các quốc gia theo hướng bảo vệ NLĐ trong thoả thuận không cạnh tranh trước hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của NSDLĐ. Vì vậy, tác giả đề xuất đây là một trong những trường hợp không phát sinh hiệu lực của thoả thuận không cạnh tranh.
- NSDLĐ thu hồi thoả thuận và có thơng báo bằng văn bản cho NLĐ trước
108
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thơng tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh (2020), Báo
cáo Thị trường lao động quý I năm 2020 – Dự báo nhu cầu nhân lực quý II năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, [http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/8110.bao-cao-thi-truong-lao-dong-quy-i-nam-2020- %E2%80%93-du-bao-nhu-cau-nhan-luc-quy-ii-nam-2020-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.html], (truy cập ngày 12/7/2020).
ngày NLĐ bắt đầu thực hiện nghĩa vụ không cạnh tranh.