Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth tạ hoa đăng trinh (Trang 27)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp từ bộ phận tín dụng của ACB thơng qua các báo cáo như: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm 2008 - 2010.

2.2.2. Phương pháp phân tích

2.2.2.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Phương pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra ngun nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Phương pháp so sánh bằng số tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y1 - yo

∆y = *100%

yo Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó đánh giá tỷ trọng các khoản mục trong các chỉ tiêu kinh tế qua từng năm, như phân tích tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn trong tổng dư nợ qua từng năm, tỷ trọng các khoản mục trong dư nợ khi phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế,....

CHƯƠNG 3

GIỚI GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ACB – CHI NHÁNH AN GIANG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Á Châu (gọi tắt là Ngân hàng Á Châu) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24/04/1993, thời hạn hoạt động là 50 năm và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 04/06/1993.

Theo sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Á Châu được thành lập để tiến hành các hoạt động giao dịch gồm: nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

Ngân hàng Á Châu là một ngân hàng cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ. Vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ vào ngày 30/01/1994 và tăng lên 357,171 tỷ đồng ngày 29/03/1997. Đến năm 1998, vốn điều lệ điều chỉnh 341,428 tỷ đồng theo quyết định 341/1998/QĐ-NH5 ngày 13/10/1998 và quyết định số362/1998/QĐ-NH5 ngày 24/10/1998 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kể từ ngày 8/12/2008 vốn điều lệ của ACB là 6.355,813 tỷ đồng.

 Hội sở chính đặt tại: 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM.  Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Á Châu.

 Tên nước ngoài: ASIA – COMMERCIAL – BANK ( viết tắt là ACB).

Sau một thời gian hoạt động và phát triển mạnh, ngân hàng đã quyết định thành lập các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đến nay sau 15 năm thành lập và phát triển, ACB tự hào là ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Với mạng lưới rộng khắp và chất lượng dịch vụ hoàn hảo với phương châm: “Ln hướng đến sự hồn hảo để phục vụ khách hàng” trên cơ sở tối ưu hố nguồn lực của mình, ACB đã xuất sắc đạt tiêu chuẩn ISO: 9001: 2000, đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2002 và nhận bằng khen của

Thủ Tướng Chính Phủ về thành tích, đã nâng cao chất lượng kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong nhiều năm.

ACB – Chi nhánh An Giang là chi nhánh thứ 3 được thành lập sau chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Sài Gòn theo giấy phép số 0019/GCT ngày 10/08/1994 và đi vào hoạt động ngày 16/09/1994.

 Trụ sở đặt tại: Số 9, Trần Hưng Đạo – TP.Long Xuyên – An Giang.  Điện thoại: 0763.844531 – 844532.

 Fax: 0763.844530

Giấy phép đặt tại chi nhánh văn phòng, văn phòng đại diện số 001506 ngày 22/08/1994 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang.

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 064827 ngày 25/08/1994 do UBKH Tỉnh An Giang cấp theo nội dung hoạt động của Ngân hàng Á Châu An Giang được ghi rõ trong giấy phép thành lập số 533/GP-UB ngày 13/05/1994 của Uỷ Ban Thành Phố Hồ Chí Minh.

Giấy chứng nhận để đăng ký kinh doanh vàng 000002 ngày 12/06/1997 do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước An Giang cấp về việc ACB - An Giang được phép mua bán, gia công, chế tác vàng.

Năm 2000, NH bắt đầu hoạt động cho vay tiêu dùng theo phương thức trả góp và hoạt động cho đến nay.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB An Giang

3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Đứng đầu là Giám đốc – Giám đốc do Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phân công bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động của NH chi nhánh và đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của NH chi nhánh.

Giúp việc cho Giám đốc là phó giám đốc – Phó giám đốc cũng do hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phân công bổ nhiệm và miễn nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh khi Giám đốc đi vắng.

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc: Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh,

hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Là nơi xét duyệt các chính sách, xử lý và kiến nghị với cấp có thẩm quyền, xử lý các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của chi nhánh, đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chi nhánh.

 Phòng hành chánh và kế tốn: +Cơng việc Hành chánh:

- Phỏng vấn tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được ACB hội sở duyệt hàng năm.

Bp.Hành chánh - Kế Toán Hành chánh Kế toán BAN GIÁM ĐỐC P.KH Doanh nghiệp Quan hệ KHDN P.KH Cá nhân Tư vấn Tài chính Phân tích Tín dụng Hỗ trợ & Nghiệp vụ DVKH Tiền gửi DVKH Tiền vay KSV Giao dịch PLCT & QLTS KSV Tín dụng P.Giao dịch & Ngân quỹ

Giao dịch

- Lên kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên và quan hệ với trung tâm đào tạo ACB.

- Theo dõi toàn bộ các nhân viên bằng chương trình vi tính. - Tổng hợp kế hoạch của từng phòng ban.

- Soạn thảo văn bản, thông báo, quyết định, công văn...tiếp nhận và phân công các công văn từ ACB hội sở, Ngân hàng nhà nước, các nơi khác gửi đến. Gửi các công văn từ các phòng ban đến các cơ quan và lưu trữ văn thư.

+ Cơng việc Kế tốn:

- Thực hiện nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho hoạt động của Ngân hàng.

- Làm việc với cơ quan thuế, theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động của Ngân hàng.

- Thực hiện thanh toán liên Ngân hàng, kiểm tra kinh doanh vàng, đá quý. - Hạch tốn chi phí tồn chi nhánh.

- Tổng hợp, lập các biểu mẫu báo cáo, bảng cân đối kế toán.

 Hoạt động Tín Dụng và Thanh tốn quốc tế: gồm Phòng KH cá nhân và Phòng doanh nghiệp.

- Đây là nơi giao dịch kinh doanh chính của Ngân hàng tạo thành nguồn thu lớn trong mọi hoạt động.

- Thẩm định xét duyệt và kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất Nông nghiệp, Công thương nghiệp, tiêu dùng, các dự án xây nhà ở…

- Phối hợp với các phòng chức năng để phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện vai trò tham mưu Ban Giám đốc trong kế hoạch phát triển, tiếp nhận hồ sơ có quan hệ thanh quốc tế.

- Ngoài ra đây là bộ phận quan trọng và quyết định đầu ra trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh và chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư đó.

 Phịng giao dịch và ngân quỹ:

- Kiểm tra thực thu thực chi cho chứng từ kế toán. - Cân đối thanh khoản điều chình vốn.

- Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ.

- Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố (bản chính) của khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh tốn thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển toán giữa ngân hàng với khách hàng, phát hành các loại séc và làm dịch vụ thanh toán khác. Hằng ngày phịng cịn thực hiện kết tốn các khoản thu chi để xác định số lượng hoạt động.

- Đào tạo và huấn luyện các giao dịch viên (Tellers) trong nghiệp vụ ngân quỹ.

 Hỗ trợ & Nghiệp vụ:

Nếu phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh, phòng giao dịch và ngân quỹ thực hiện thu chi; thì phần hành Hỗ trợ và nghiệp vụ ví như các mắt xích sẽ giúp các phịng trên vận hành đúng theo quy chế của ngân hàng nói riêng và đúng theo quy định pháp luật nói chung, cũng góp phần làm giảm thiểu các rủi ro.

3.1.3. Các ngành nghề kinh doanh chính của ACB An Giang

 Huy động vốn:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 6, 9, 12, và trên 12 tháng, tiền gửi tiết kiệm theo lai bậc thang, tiết kiệm tích góp dự thưởng. Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của Ngân hàng Á Châu.

- Phát hành giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (VND, USD). - Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.

 Hoạt động tín dụng:

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, thực hiện các dự án đầu tư…

- Cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 Các dịch vụ khác:

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho tổ chức cá nhân nước ngoài: Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu,…

- Thanh toán quốc tế: thanh toán chuyển tiền bằng điện, thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu, tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu,… Dịch vụ kiều hối chuyển tiền nhanh Wester Union từ 185 quốc gia trên thế giới cho khách hàng trong nước.

3.1.4. Thuận lợi và khó khăn

 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm hỗ trợ của Ngân hàng Á Châu, sự quan tâm của các sở ban ngành đã hỗ trợ nhiệt tình giúp Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo thuận lợi cho Chi nhánh trong quá trình hoạt động.

- Trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh định hướng đầu tư cho nền kinh tế. Đối với hoạt động tín dụng, chi nhánh thực hiện triệt để chính sách tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả. Mọi khoản vốn giải ngân phải trên cơ sở xem xét thận trọng tính hiệu quả, khả thi của phương án xin vay, giá trị tài sản đảm bảo lớn, tính thanh khoản cao, tính pháp lý của tài sản đảm bảo chặt chẽ. Cán bộ tín dụng quản lý khách hàng vay hết sức sâu sắc, cụ thể cuối mỗi tháng cán bộ tín dụng đều gọi điện nhắc nhở, đôn đốc khách hàng nộp lãi và thanh toán nợ, mặt khác, khi phát sinh nợ có vấn đề thì tập trung xử lý kiên quyết, triệt để nên thời gian nợ quá hạn của chi nhánh rất thấp, rủi ro mất vốn không xảy ra.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chun mơn cao, phong cách phục vụ chun nghiệp, gần gũi, tận tụy, năng động, vui vẻ, tạo sự thoải mái khi khách hàng đến giao dịch với nhân viên ngân hàng. ACB - An Giang không chỉ làm tốt công tác tuyển dụng, chọn được nhân viên có năng lực, mà cả khâu bố trí sau tuyển dụng, đào tạo nâng cao tay nghề cũng được xem trọng nhằm phát huy tối đa sở trường của nhân viên, tạo nên hiệu suất làm việc cao cho ngân hàng.

- Ngân hàng có cơ sở vật chất, phương tiện làm việc văn minh, hiện đại. Hiện ACB An Giang đã dời về trụ sở mới tại “khu đất vàng” ngã tư đèn bốn

ngọn có 09 tầng, có trang bị thang máy vào ngày 23/02/2011 được đánh giá là một trong những trụ sở ngân hàng đẹp và hiện đại nhất thành phố.

 Khó khăn:

- Nhu cầu vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng khơng có đủ tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp khơng hợp lệ do đó đã hạn chế việc đầu tư vốn của Chi nhánh.

- Việc xử lý nợ tồn đọng và nợ quá hạn cần thiết phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó việc đánh giá và bán công khai tài sản thế chấp để thu hồi nợ là việc làm cần thiết nhưng việc thực hiện các thủ tục đấu giá tài sản cịn mất nhiều thời gian và cơng sức. Gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá hạn.

- Ngân hàng thương mại cổ phần ACB chỉ có một chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố Long Xuyên, một phòng giao dịch ở Châu Đốc, trong khi tỉnh An Giang cịn có 9 huyện, 1 thị xã. Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân ở xa trụ sở ACB An Giang là khách của ACB gặp trở ngại nhất định trong giao dịch với ngân hàng. Do đó việc mở rộng thêm khách hàng ở xa trụ sở ACB cũng rất khó khăn. Cơng tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi hồ sơ thu nợ khách hàng cũng khơng thuận lợi, chi phí quản lý món vay dễ tăng lên kéo theo hiệu quả kinh doanh giảm, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đến những khách hàng tiềm năng nơi đây thực sự là một thách thức đáng kể cho ACB cả thực tại và trong tương lai.

- Dân cư có nguồn vốn nhàn rỗi tương đối lớn nhưng chưa có thói quen và chưa có tin tưởng vào việc gởi tiền vào ngân hàng nên đây là một trở ngại lớn trong việc huy động vốn của ngân hàng.

- Khí hậu thiên nhiên trong những năm qua biến đổi liên tục và diễn ra theo chiều hướng xấu, giá cả thị trường tăng cao làm cho một số hộ dân phải lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

3.1.5. Phương hướng hoạt động năm 2011

- ACB đang có vị trí dẫn đầu trong khối các NHTMCP nói chung và Chi nhánh ACB – An Giang nói riêng, là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao và có tổng tài sản lớn.

- Mục tiêu của ACB – An Giang là góp phần vào ACB để tiếp tục giữ vị

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth tạ hoa đăng trinh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)